Kinh nghiệm quản lý vốn ĐTXD công trìn hở ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 40 - 45)

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn ĐTXD công trìn hở ngoài nước

Kinh nghiệm tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có kết cấu hạ tầng bền đẹp nhất thế giới bởi đây là một nước có tần suất xảy ra động đất rất cao. Trong điều kiện đó, chính phủ Nhật Bản rất coi trọng đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tokyo bị tàn phá nặng nề, chính phủ Nhật Bản coi phát triển XDCB là quốc sách. Từ đầu thập kỷ 50 đến thập kỷ 70 thế kỷ XX, XDCB của Nhật Bản chủ yếu là do chính phủ bỏ vốn đầu tư. Trình độ XDCB của địa phương trở thành tiêu 52 chuẩn đánh giá quan chức của cấp chính quyền đó. Trong vòng 30 năm từ 1956 đến 1985,chính phủ Nhật đã đầu tư cho DXCB 600 nghìn tỷ yên, mỗi năm đầu tư cho XDCB chiếm khoảng 3-4% GDP. Chỉ trong 3 năm, từ 1978 đến 1980, chính phủ Nhật đã đầu tư vào cấp thoát nước, đường xá khoảng 23.500 tỷ yên. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, kinh tế Nhật có dấu hiệu suy thoái: Một là, chính phủ Nhật Bản không thể tiếp tục gánh vác những khoản đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn; hai là, việc duy trì các hạng mục hiện có đã phải chi những khoản tiền lớn, hơn nữa đối mặt với việc thu thuế giảm sút, thâm hụt ngân sách quá cao. Nguồn lực chủ yếu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi chuyển từ chính phủ sang khu vực tư nhân. Có nghĩa là những hạng mục đầu tư cho XDCB chủ đạo của chính phủ cũng có thể có một lượng vốn lớn của tư nhân đổ vào. Điển hình là những việc liên quan đến quyền kinh doanh hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo do tư nhân đảm nhận, đã nâng cao chất lượng phục vụ chuyển từ thua lỗ tới làm ăn có lãi (Phạm Quang Triện, 2015).

Nhật Bản có hệ thống quy hoạch đất đai và hệ thống pháp quy hoàn thiện.

Hệ thống quy hoạch đất đai chia làm 4 cấp: quy hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc, vòng 3 đô thị lớn, 7 khu vực lớn, khu vực đặc biệt (hải đảo, miền núi, nơi đặc biệt khó khăn).

Về mặt pháp luật, năm 1950 Nhật Bản thông qua “Luật Phát triển tổng hợp đất đai”. Đây là đạo luật cơ bản để phát triển, khai thác đất đai tại Nhật. Bắt đầu từ năm 1962, Nhật đã xây dựng quy hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc, quy hoạch hình thành đất đai tổng cộng 6 lần. Năm 2005, sửa đổi Luật Phát triển đất đai. Các luật có đề cập đến XDCB và đất đai có thời hạn đến hơn 80 năm.

Nhật Bản cũng đề ra một loại thuế đặc biệt, là thuế địa phương. Quá trình phát triển kinh tế không giống nhau nên số lượng thuế địa phương phải nộp cũng khác nhau, đây là một biện pháp chuyển dịch chi tài chính. Thuế của địa phương phát triển có thể dùng để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cho địa phương kém phát triển hơn. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng có thể đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho địa phương; hiện nay, hạng mục chính phủ đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho địa phương chủ yếu nhằm tăng việc làm (Phạm Quang Triện, 2015).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn NSNN ở trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Theo Nguyễn Bá Dương (2014), thế mạnh của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và công tác quản lý vốn đầu tư XDCB địa phương có các vấn đề nổi bật như sau:

Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có 18 xã, thị trấn, là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội. Huyện lỵ Hòa Mạc cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số khoảng 132.680 người. Huyện Duy Tiên có tuyến trục giao thông là quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Bên cạnh đó còn có tuyến Quốc lộ 38 từ Đồng Văn đi Hòa Mạc - cầu Yên Lệnh - Hưng Yên và quốc lộ 38B nối từ Hải Dương qua Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định tới Ninh Bình. Hiện nay, trên địa bàn huyện Duy Tiên đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề rất thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện (Nguyễn Bá Dương, 2014).

Nhiệm kỳ 2011 - 2016, huyện Duy Tiên được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành của tỉnh; sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và sự nỗ lực, chủ động, linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế- xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao, thu hút đầu tư đạt kết quả vượt bậc. Trong nhiệm kỳ, lĩnh vực kinh tế có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt trên 15,7%/năm, năm 2015 đạt trên 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, năm 2015 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm

58,75% của toàn xã hội; lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp đạt kết quả cao, tính đến nay, đã thu hút được trên 580 dự án đầu tư (trong đó có 97 dự án FDI). Để đạt được những kết quả trên, những năm qua huyện Duy Tiên đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng tốt để thu hút các nhà đầu tư. Từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai các dự án của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trên địa bàn tỉnh như sau:

Thứ nhất, đổi mới phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm: Tập trung, ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực, các công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm.

Thứ hai, UBND huyện giao cho các sở, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để trình HĐND huyện phê duyệt và phân bổ nguồn vốn ngay từ đầu năm.

Thứ ba, không bố trí vốn đầu tư đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, gây thiệt hại và thất thoát vốn đầu tư..

Thứ tư, hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán; xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hoá những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Dự án đầu tư sản suất kinh doanh phải phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến, bảo đảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học.

Thứ năm, chấn chỉnh và đổi mới công tác lựa chọn nhà thầu: Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu theo hạn mức quy định, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều các vấn đề tiêu cực như: thông đồng và gian lận trong việc đấu thầu.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng. Có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Nguyễn Bá Dương, 2014).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Quận Sơn Trà nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung là địa phương có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý vốn đầu tư XDCB.

Theo Đoàn Phan Anh(2017), công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng có các vấn đề nổi bật như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, và Quyết định phân cấp của Thành ủy Đà Nẵng, quận Sơn trà đã cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ khâu xin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao sử dụng; thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình… Gắn các bước trên là thủ tục và hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, giải quyết của các chủ thể trong hệ thống quản lý và vận hành vốn đầu tư. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ.

Thứ hai, bồi thường, giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí vướng mắc kéo dài ở khâu này. Quận Sơn Trà nói riêng cũng như Thành Phố Đà Nẵng nói chung là điểm sáng trong cả nước đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này dựa vào các yếu tố:

UBND quận đã ban hành được quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục là bồi thường theo nguyên tắc “hài hòa lợi ích”. Cơ chế này được Hội đồng nhân dân quận ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này là khi Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để xây dựng hạ tầng chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá đất ở khu vực lân cận.

Do vậy, người được hưởng từ nguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải đóng góp một phần lợi ích đó cho Nhà nước.

UBND quận rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để nhân dân giác ngộ vì lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc, trước hết là Ủy ban Mặt trận tổ quốc cho đến các Đoàn thể, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua kế hoạch và ký kết các chương trình công tác phối hợp. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và chi trả kinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợp được cả lợi ích của nhân dân đồng thời phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ của Nhà nước đã đề ra (Đoàn Phan Anh, 2017).

2.2.2.3.Kinh nghiệm tại huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng

ĐTXD có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Những năm vừa qua, tình hình ĐTXD ở huyện Thủy Nguyên được chú trọng và đã có những thành quả nhất định, góp phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Cùng với quyết tâm xây dựng Thủy Nguyên trở thành một huyện có tốc độ phát triển về kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của Thành phố, Thủy Nguyên đã đầu tư xây dựng hạ tầng, giao thông đô thị hoàn thiện để đáp ứng tốt cho nhu cầu đời sống của nhân dân. Việc đầu tư này được huyện Thủy Nguyên thực hiện bằng nguồn vốn NSNN đã mang lại nhiều kết quả tốt. Trải qua nhiều năm đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủy Nguyên đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác này và tiếp tục khắc phục những vấn đề tồn tại để công tác ĐTXD được thực hiện ngày càng có hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu cho người dân (Nguyễn Mạnh Quý, 2016).

Làm được những điều này là nhờ những kinh nghiệm quý báu của chính quyền và nhân dân huyện Thủy Nguyên. Chính quyền huyện chủ động đưa những vấn đề quan trọng trong ĐTXD ra để cùng bàn bạc với nhân dân như khẩu hiệu về cơ chế dân chủ đã đề ra: “Dân biết, dân bàn, dân đề xuất, dân làm, dân kiểm tra”. Mọi việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện đã được đưa đến đển người dân cùng bàn bạc, tham gia đóng góp. Những người dân hàng ngày sống với nhau, am hiểu hoàn cảnh thực tế và nhu cầu phát triển của địa phương, cùng phân tích để nhìn nhận ra những lợi ích khi đầu tư những công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đầu tư như thế nào, ở đâu, kinh phí bao nhiêu. Đặc biệt, họ cùng gánh vác với

nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng. Rất nhiều dự án, công trình được giải phóng mặt bằng rất nhanh gọn, người dân tự nguyện không nhận tiền đền bù hoặc nhận tiền đền bù rất ít vì họ hiểu rằng khi hoàn thành dự án, hoàn thành công trình thì phúc lợi xã hội ở khu vực đó được nâng lên, giá trị cuộc sống ở khu vực đó được cải thiện (Nguyễn Mạnh Quý, 2016).

Do phát huy tốt vai trò của cộng đồng, Thủy Nguyên cũng đã huy động rất có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Các dự án của huyện huy động được kinh phí từ sự đóng góp tự nguyện của nhân dân, sự tham gia của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội đóng trên địa bàn. Các dự án có nhiều vốn hơn, được quản lý hiệu quả nên thời gian và chất lượng dự án được đảm bảo, đem lại bộ mặt khang trang cho huyện. Thủy Nguyên từ một địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, công trình hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, một số hộ gia đình sống trong các nhà tạm bợ, khu ổ chuột không có hệ thống cấp nước sạch, không có nhà vệ sinh, thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư… thì đến nay, với nỗ lực cao của các cấp ngành, địa phương, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đã hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng Kinh tế xã hội được đầu tư và phát triển mạnh, nhiều công trình, dự án trọng điểm được xây dựng, đi vào hoạt động phát huy hiệu quả (Nguyễn Mạnh Quý, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 40 - 45)