Tổ chức thực hiện thanh toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 75 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG

4.1.5. Tổ chức thực hiện thanh toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công

4.1.5.1. Tạm ứng vốn

Kho bạc Nhà nước huyện Thái Thụy tiến hành thanh toán cho chủ đầu tư để tạm ứng vốn cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc để thực hiện các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng; việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng.

Hồ sơ đề nghị tạm ứng vốn: căn cứ hồ sơ tài liệu và mức vốn tạm ứng được Nhà nước quy định; Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi tới Kho bạc Nhà nước.

4.1.5.2. Thanh toán khối lượng hoàn thành

Đối với công việc được thực hiện thông qua hợp đồng: việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng.

Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán như sau:

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện,

định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc Nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.

Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nước hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán trong hệ thống Kho bạc nhà nước, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước.

Thanh toán vốn đầu tư công trình phục vụ SXNN đươc thực hiện hợp lý, quản lý chặt chẽ, đơn vị thi công được thanh toán, tạm ứng sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tương, có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng, không có hiện tượng nợ khối lượng thi công khi đã hết thời hạn thanh toán tạm ứng. Việc thanh toán và tạm ứng, thanh toán tạm ứng được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 (hết hiệu lực từ ngày 05 tháng 3 năm 2016); Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính. Qua bảng số liệu, tình hình giải ngân thanh toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm 2015 đến năm 2017 huyện Thái Thụy đạt tỷ lệ tương đối cao là 98,8%; Do số kế hoạch vốn được phân bổ cho các công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017 tăng lên nên việc thanh toán cũng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán năm 2015 đạt cao gần 100% nên tỷ lệ giải ngân của các năm tiếp theo giảm đi là điều dễ hiểu. Công trình đê đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất là 100%, công trình đạt tỷ lệ giải ngân thấp nhất là công trình trạm bơm. Việc giải ngân chậm của nhóm công trình này là do một số thiết bị máy bơm nhập khẩu từ nước ngoài nên phụ thuộc vào tình hình thông quan và nhập hàng nên dẫn đến thanh toán đạt tỷ lệ thấp hơn các công trình khác.

Nhìn chung, kế hoạch vốn hàng năm bố trí tăng nên số thanh toán các công trình phục vụ SXNN tăng với tỷ lệ bình quân là 13,2%/năm; Trong đó công trình giao thông nội đồng tăng cao nhất với tỷ lệ bình quân 15,2%/năm còn công trình trạm bơm giảm với tỷ lệ 3,4%/năm.

Bảng 4.8. Tình hình thanh toán kế hoạch vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy, giai đoạn 2015-2017

STT Công trình

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giai đoạn 2015-2017 So sánh

BQ số thanh toán giai đoạn 2015- 2017 (%) Kế hoạch vốn (tỷ đồng) Thanh toán (tỷ đồng) Kế hoạch vốn (tỷ đồng) Thanh toán (tỷ đồng) Kế hoạch vốn (tỷ đồng) Thanh toán (tỷ đồng) Kế hoạch vốn (tỷ đồng) Thanh toán (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số 155,1 154,6 187,3 185,5 202,6 198,1 545,0 538,2 98,8 113,2 1 Đê 35,1 35,1 30,3 30,3 42,3 42,3 107,7 107,7 100,0 109,8

2 Giao thông nội đồng 89,6 89,6 118,2 116,8 121,6 118,9 329,4 325,3 98,8 115,2

3 Trạm bơm 3,5 3,0 4,3 3,9 3,2 2,8 11,0 9,7 88,2 96,6

4 Kênh mương cấp I

loại 3 26,9 26,9 34,5 34,5 35,5 34,1 96,9 95,5 98,6 112,6

Nguồn: Phòng Kiểm soát chi – Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Bình (2015-2017)

Việc thực hiện thanh toán vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy đạt cao tuy nhiên còn một số vấn đề phát sinh được phản ánh như sau:

Một là, số lượng dự án tại phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện Thái Thụy tương đối nhiều, trong khi đó cán bộ kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước huyện lại hạn chế (02 cán bộ); việc kiểm soát thanh toán phải mất nhiều thời gian và khâu kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nhiều thủ tục rườm rà, có quá nhiều khâu về thủ tục được thanh toán, nên vẫn còn tình trạng tồn đọng hồ sơ, việc thanh toán chậm so với thời gian quy định.

Hai là, nhiều Chủ đầu tư, địa phương thường dồn hồ sơ, thủ tục và quyết toán vào những tháng cuối năm mới thanh toán, trong khi các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để thực hiện công tác thi công, điều này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, Ngoài ra, việc quản lý, tổ chức kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nước chưa được thống nhất từ cấp trên đến các địa phương; ví dụ: Từ năm 2015, thực hiện quy định Luật Đầu tư công và các Văn bản, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều Văn bản, Chỉ thị về việc xử lý nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; trong đó: giao Kho bạc nhà nước không giải ngân, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án khởi công mới, khi địa phương, đơn vị còn nợ đọng xây dựng cơ bản. Nhưng trên thực tế thì ở một số địa phương vẫn có nhiều dự án khởi công mới được Kho bạc nhà nước giải ngân, thanh toán vốn đầu tư, trong khi địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản; một số địa phương khác được cơ quan Kho bạc nhà nước tổ chức, quản lý tương đối chặt chẽ trong kiểm soát chi đối với các dự án khởi công mới.

Bốn là, việc áp dụng xử phạt đối với các hoạt động thanh toán tại Kho bạc nhà nước vẫn chưa được áp dụng, chủ yếu là hình thức nhắc nhở và trả về cho Chủ đầu tư hoàn thiện hoặc chỉnh sửa lại. Trong các năm qua, việc kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước đã phát hiện ra nhiều sai sót trong quá trình thanh toán vốn đầu tư XDCB; những lỗi mắc chủ yếu trong các hồ sơ: các căn cứ quy định của pháp luật, sự hợp lệ của thời gian thực hiện đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng. Đối với hồ sơ thanh toán, sai sót xuất phát từ việc lập hồ sơ nghiệm thu, quyết toán A-B (nhiều khối lượng công việc thực hiện sau nhưng được nghiệm

thu trước, một số nội dung, công việc không có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng thi công), hay những sai sót ở giấy rút vốn, giấy đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư. Các hồ sơ trên sẽ bị Kho bạc nhà nước từ chối thanh toán và thông báo cho Chủ đầu tư.

Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá việc tạm ứng, thanh toán KLHT vốn ĐTXD các dự án công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy

Nội dung

Rất kịp thời Kịp thời Trung bình

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Tạm ứng vốn Đê 45 73,8 12 19,7 4 6,6

Giao thông nội đồng 28 45,9 19 31,1 14 23,0

Trạm bơm 43 70,5 11 18,0 7 11,5

Kênh mương cấp I loại 3 32 52,5 19 31,1 10 16,4

2. Thanh toán KLHT

Đê 42 68,9 13 21,3 6 9,8

Giao thông nội đồng 30 49,2 21 34,4 10 16,4

Trạm bơm 47 77,0 9 14,8 5 8,2

Kênh mương cấp I loại 3 33 54,1 15 24,6 13 21,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Ghi chú: N=61, tổng hợp ý kiến của cơ quan QLNN, Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị quản lý sử dụng, Nhà thầu khoán và Nhà thầu thi công

Tuy không báo cáo cấp có thẩm quyền tiến hành xử phạt cảnh cáo hoặc lập biên bản xử phạt hành chính, nhưng có thể thấy việc kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy góp phần quan trọng vào việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và dần dần được Chủ đầu tư có ý thức, trách nhiệm chú trọng hơn khâu hoàn thiện hồ sơ giải ngân, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước.

Qua số liệu điều tra cho thấy việc tạm ứng vốn và thanh toán khối lượng hoàn thành trên địa bàn huyện Thái Thụy được đánh giá là rất kịp thời đặc biệt là công trình đê và trạm bơm trong việc thanh toán tạm ứng và khối lượng hoàn thành đạt tỷ lệ cao; Công trình đê thanh toán tạm ứng có 73,8% số ý kiến cho rằng rất kịp thời và thanh toán KLHT có 68,9% số ý kiến cho rằng rất kịp thời. Công trình trạm bơm tỷ lệ ý kiến cho rằng rất kịp thời đối với thanh toán tạm ứng là 70,5% và thanh toán KLHT là 77%. Đối với 2 loại công trình này ngoài việc phục vụ SXNN còn có nhiệm vụ phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa bão. Do đó các cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo rất quyết liệt trong việc thanh toán đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng đạt việc thanh toán vốn (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng khối lượng hoàn thành) đạt mức độ trung bình. Không có ý kiến cho rằng việc thanh toán vốn chậm và rất chậm. Đó là thành tích rất đáng ghi nhận đối với cơ quan thanh toán là kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy và các chủ đầu tư, đơn vị nhà thầu trong việc phối hợp lập hồ sơ thanh toán theo quy định. Tuy nhiên, các đơn vị cần phải tích cực khắc phục 04 tồn tại hạn chế nêu trên để việc thực hiện thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được tốt hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn tránh làm lãng phí nguồn lực nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 75 - 80)