Lựa chọn nhà thầu khoán công trình xây dựng công trình phục vụ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 71 - 75)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG

4.1.4. Lựa chọn nhà thầu khoán công trình xây dựng công trình phục vụ sản

Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu: Hiện nay, huyện Thái Thụy đang thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các văn bản dưới luật do các Bộ, ngành ban hành. Các bước để tiến hành lựa chọn nhà thầu khoán tại huyện Thái Thụy như sau:

Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy phê duyệt, chủ đầu tư công bố danh mục hồ sơ mời thầu và thông tin mời thầu trên báo đấu thầu hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 2: Sau khi công bố, các nhà thầu có đủ năng lực sẽ đến đăng ký và nộp hồ sơ mời thầu.

Bước 3: Khi đảm bảo ít nhất 2 nhà thầu thực hiện đấu thầu đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và 1 nhà thầu đối với hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư tiến hành mở thầu và đã hết hạn nhận hồ sơ thầu.

Bước 4: Sau khi mở thầu, chủ đầu tư thành lập hội đồng chấm thầu để lựa chọn ra nhà thầu đủ năng lực với giá chào thầu thấp.

Bước 5: Sau khi Hội đồng chấm thầu đã tìm được nhà thầu trúng thì chủ đầu tư tiến hành công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thông qua các cuộc đấu thầu đã lựa chọn được các nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công tác theo yêu cầu; năng lực của chủ đầu tư

và nhà thầu được cải thiện; công tác đấu thầu đã được nhiều người quan tâm và biết đến. Đồng thời đã tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển. Bên cạnh đó, Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu còn nhiều vấn đề chưa thực sự công khai minh bạc và còn tồn tại:

Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu của huyện Thái Thụy, tỉnh tỉnh Thái Bình trong những năm qua mặc dù đã được chấn chỉnh, song tình trạng đấu thấu không tuân thủ theo trình tự, thủ tục của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn vẫn tồn tại tình trạng các CĐT đều trình xin chủ trương cấp quyết định đầu tư cho đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu. Điều này dẫn đến việc lựa chọn Nhà thầu theo chủ quan của CĐT, đã xảy ra việc một số Nhà thầu được chỉ định không đủ năng lực kinh nghiệp, tài chính dẫn đến tiến độ, chất lượng không bảo đảm theo yêu cầu.

Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng còn mang tính hình thức, không có sự cạnh tranh bình đẳng, chủ đầu tư tìm cách hạn chế việc công bố thông tin mời thầu, trốn tránh nhận hồ sơ dự thầu để tạo điều kiện cho một số ít nhà thầu đã móc ngoặc với chủ đầu tư để trúng thầu. Tỷ lệ giảm giá rất thấp, giá trúng thầu thấp, phần kinh phí giảm giá còn thấp hơn phần chi phí tổ chức đấu thầu. Điều này làm hiệu quả đấu thầu thấp.

Bảng 4.6. Tổng hợp tình hình lựa chọn nhà thầu 2015-2017

TT Nội dung ĐVT Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh BQ cả giai đoạn (%)

1 Số gói thầu tổ chức đấu thầu gói 196 102 136 83,3 2 Tổng số gói thầu đấu thầu rộng rãi gói 30 22 42 118,3 3 Tổng giá trị gói thầu được duyệt tỷ đồng 178,3 182,5 215,8 110,0 4 Tổng giá trị trúng thầu tỷ đồng 175,1 178,9 211,7 110,0 5 Tiết kiệm trong đấu thầu tỷ đồng 3,2 3,6 4,1 113,2

6 Tỷ lệ tiết kiệm % 1,79 1,97 1,90 103,0

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thái Thụy (2015-2017) Qua số liệu trên cho thấy, số lượng gói thầu đấu thầu rộng rãi còn thấp, tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu giai đoạn 2015-2017 dưới 2% chủ yếu từ gói thầu đấu thầu rộng rãi, thông thường các gói thầu đấu thầu rộng rãi có tỷ lệ tiết kiệm giảm

giá từ 2-3% còn lại các gói thầu chỉ định thầu thì tỷ lệ giảm giá gần như không có; Đặc biệt từ khi Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 15/8/2014 quy định các gói thầu xây lắp từ 1 tỷ đồng và gói thầu tư vấn từ 500 triệu đồng trở lên thay vì quy định cũ là gói thầu xây lắp từ 3 tỷ đồng và gói thầu tư vấn từ 1 tỷ đồng trở lên phải thực hiện đấu thầu rộng rãi thì số lượng các gói thấu phải thực hiện đấu thầu rộng rãi tăng lên đáng kể, bình quân cả giai đoạn tăng 18,3%/năm; Tỷ lệ tiết kiệm các gói thầu cũng tăng lên, cả giai đoạn tăng 13,2%/năm.

Bảng 4.7. Tổng hợp đánh giá công khai minh bạch về các bước trong công tác lựa chọn nhà thầu đối với dự án ĐTXD các dự án công trình phục vụ

SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy

Nội dung

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Điểm

trung bình (điểm) Độ lệch chuẩn (điểm) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Công bố danh mục hồ sơ mời thầu 8 13,1 15 24,6 22 36,1 9 14,8 7 11,5 2,87 1,17 Nhận hồ sơ dự thầu 12 19,7 22 36,1 19 31,1 5 8,2 3 4,9 2,43 1,05 Mở thầu 5 8,2 56 91,8 4,92 0,27 Chấm thầu 3 4,9 27 44,3 17 27,9 14 23,0 3,69 0,88 Công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 3 4,9 58 95,1 4,95 0,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Ghi chú: N=61, tổng hợp ý kiến của cơ quan QLNN, Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị quản lý sử dụng, Nhà thầu khoán và Nhà thầu thi công

Điều dễ dàng nhận thấy, mặc dù đã có nhiều đơn vị tham gia thực hiện lựa chọn nhà thầu, tuy nhiên do chưa thực hiện nghiêm túc cạnh tranh lành mạnh để đánh giá đúng năng lực của Nhà thầu, kết quả nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình không cải tiến phương pháp quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, khi có dự án lớn yêu cầu cạnh tranh bình đẳng đều không lựa chọn làm đơn vị trúng thầu.

Trình độ am hiểu pháp luật về đấu thầu của cả lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ tham gia đấu thầu của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Do các CĐT đa số các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập khi tổ chức đấu thầu mặc dù thuê đơn vị tư vấn làm bên mời thầu, nhưng vẫn trực tiếp thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả trúng thầu dẫn đến tình trạng sai sót trong trong quy trình tổ chức đấu thầu.

Thực tế cho thấy mức độ công khai minh bạch trong việc lựa chọn nhà thầu đối với dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy vẫn còn là dấu hỏi lớn. Về mức độ minh bạch được thực hiện tốt trong bước 3 - mở thầu và bước 5 – công bố lựa chọn nhà thầu. Bước 1 – công bố danh mục hồ sơ mời thầu, bước 2 – nhận hồ sơ dự thầu và bước 4 – chấm thầu thuộc nhóm kém công khai minh bạch, đặc biệt là việc công bố hồ sơ mời thầu và nhận hồ sơ mời thầu. Các chủ đầu tư thường đăng ký công bố danh sách hồ sơ mời thầu trên trang báo của địa phương ít người theo dõi hoặc dán tại trụ sở cơ quan làm việc, không thực hiện công khai trên các trang báo lớn nhằm hạn chế hồ sơ dự thầu. Đến khi có các nhà thầu khoán đến đăng ký hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư thường tìm cách thoái thác, cho cán bộ giao nhiệm vụ nhận hồ sơ mời thầu đi công tác hoặc ra ngoài xử lý việc riêng với mục đích kéo dài thời đi lại nộp hồ sơ của nhà thầu để không kịp trước hạn tạo thuận lợi cho các nhà thầu đã được móc ngoặc từ trước. Đối với những bước được đánh giá là công khai minh bạch thì độ phân tán của câu trả lời rất thấp (Bước 3 độ lệch chuẩn là 0,27 và bước 5 độ lệch chuẩn là 0,21). Còn những bước đánh giá kém công khai minh bạch thì độ phân tán của câu trả lời cao (từ 0,88 đến 1,17 điểm).

Điều dễ dàng nhận thấy bước Công bố kết quả lựa chọn nhà thầu đạt có tỷ lệ đối tượng điều tra cho 5 điểm (điểm cao nhất trong hệ thống thang điểm thể hiện sự công khai minh bạch) là 95,1%, bước mở thầu có tỷ lệ 91,8% bỏ

xa nhóm còn lại là bước công bố danh mục hồ sơ mời thầu, bước nhận hồ sơ dự thầu và bước chấm thầu đạt tỷ lệ lần lượt là 11,5%,4,9% và 23%. Đối với bước công bố kết quả lựa chọn nhà thầu và bước mở thầu gần như là sự đã rồi nên không có gì phải che giấu. Việc đơn vị nào đã đăng ký và nộp được hồ sơ dự thầu và đơn vị nào sau khi chấm thầu mà trúng thầu thì có không công khai cũng chẳng thay đổi được kết quả nên việc công khai minh bạch ở 2 bước này được chủ đầu tư áp dụng triệt để làm tăng tính công khai minh bạch của công tác lựa chọn nhà thầu nói chung.

4.1.5. Tổ chức thực hiện thanh toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ NSNN tại huyện Thái Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)