Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 86 - 89)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.7.Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG

4.1.7.Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Điểm

trung bình (điểm) Độ lệch chuẩn (điểm) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Thời gian lập hồ sơ QT 12 19,7 16 26,2 22 36,1 11 18,0 0 0,0 2,52 1,01 Thời gian QT 22 36,1 19 31,1 13 21,3 7 11,5 3,08 1,02 Chất lượng QT 2 3,3 14 23,0 23 37,7 22 36,1 4,07 0,85

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Ghi chú: N=61, tổng hợp ý kiến của cơ quan QLNN, Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị quản lý sử dụng, Nhà thầu khoán và Nhà thầu thi công

Các đối tượng được điều tra đánh giá cao sự tích cực của phòng Tài chính kế hoạch huyện trong việc thẩm tra phê duyệt quyết toán thể hiện qua tỷ lệ cho điểm cao đối với thời gian quyết toán và chất lượng quyết toán, đối với chủ đầu tư và nhà thầu phối hợp trong quá trình lập hồ sơ quyết toán được đánh giá là khá chậm chưa đúng thời gian theo quy định của nhà nước.

Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy cần phải có các giải pháp khẩn trương khắc phục tình trạng chậm lập hồ sơ quyết toán các công trình phục vụ SXNN hoàn thành để bàn giao giá trị tài sản cho đơn vị quản lý sử dụng để tính khấu hao. Việc chậm quyết toán ảnh hưởng rất lớn đến việc theo dõi giá trị tài sản để xác định thời điểm tái đầu tư sửa chữa, thay thế.

4.1.7. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Công tác kiểm tra, giám sát:

Việc thực hiện kiểm tra, giám sát công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy thuộc trách nhiệm chính của chủ đầu tư công trình và đơn vị được thuê tư vấn giám sát. Đơn vị tư vấn giám sát được chủ đầu tư thuê để thực hiện giám

sát việc nhà thầu thi công triển khai thi công theo bản vẽ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng biện pháp thi công. Đơn vị tư vấn giám sát thực hiện giám sát phải đảm bảo giám sát thường xuyên liên tục, khi nào thi công thì khi đó giám sát. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xảy ra một số thực trạng là đơn vị thi công móc ngoặc với đơn vị tư vấn giám sát. Đơn vị tư vấn giám sát không thực hiện giám sát tại hiện trường nhưng vẫn ký nhật ký giám sát làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện thi công theo thiết kế được duyệt, nhà thầu kéo dài thời gian thi công dẫn đến tăng vốn và không kịp thời báo cáo cho chủ đầu tư về vướng mắc trong thi công công trình theo thiết kế để kịp thời giải quyết.

Đối với chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giám sát của đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công để đảm bảo việc triển khai thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, đồng thời nắm được thực tế phát sinh trong quá trình thi công để kịp thời xử lý tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng mới khắc phục sẽ tốn thời gian và nguồn lực NSNN. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư trên địa bàn còn có tư tưởng ỷ lại vào đơn vị tư vấn giám sát không thực hiện kiểm tra nên đã dẫn đến tình trạng “móc ngoặc: “lợi ích nhóm” giữa đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công.

Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện Thái Thụy

Công tác kiểm tra, giám sát Số ý kiến (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Rất thường xuyên 2 3,28

Thường xuyên 28 45,90

Bình thường 31 50,82

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Ghi chú: N=61, tổng hợp ý kiến của cơ quan QLNN, Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị quản lý sử dụng, Nhà thầu khoán và Nhà thầu thi công

Qua thực tế điều công tác kiểm tra, giám sát đối với công trình phục vụ SXNN tại huyện Thái Thụy cho thấy mức độ bình thường chiếm tỷ lệ 50,82%; mức độ thường xuyên là 45,9%, còn rất thường xuyên chiếm tỷ lệ rất ít 3,28%. Như vậy, các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cũng chưa thực sự sát sao nên việc xảy ra tình trạng “móc ngoặc”, “lợi ích nhóm” giữa đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công là có cơ sở, thậm chí còn là dấu hiệu cho thấy sự “móc ngoặc” giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.

Cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra đối với các công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN tại huyện Thái Thụy thì rất nhiều: Ở trung ương có: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ở cấp tỉnh có: Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ở cấp huyện có: Thanh tra huyện Thái Thụy; Cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm toán là Kiểm toán nhà nước khu vực XI (Địa chỉ: Số 01, Đại lộ Lê Lợi, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Tuy nhiên, Thanh tra ở cấp trung ương đến nay chưa thực hiện cuộc thanh tra đối với các công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy; Ở cấp tỉnh thì cũng có nhưng 2-3 năm mới có cuộc thanh tra; Cơ quan thực hiện thường xuyên là Thanh tra huyện Thái Thụy; Với số lượng biên chế tại Thanh tra huyện Thái Thụy là 6 người thì việc tổ chức nhiều cuộc thanh tra là rất khó khăn. Hàng năm cũng chỉ cố gắng thực hiện thanh tra được một vài công trình phục vụ SXNN; Còn đối với kiểm toán thì Kiểm toán nhà nước khu vực XI hàng năm đều có kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại tỉnh Thái Bình; Tuy nhiên đối với các huyện thì sẽ kiểm toán 02 năm/lần; Như vậy, số lượng công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy cũng sẽ hạn chế. Do đó, việc thực hiện của các chủ đầu tư và các nhà thầu thi công có thực hiện sai phạm thì cũng sẽ ít bị phát hiện và truy cứu trách nhiệm.

Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác thanh tra, kiểm toán đối với các công trình phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện Thái Thụy

Công tác thanh tra, kiểm toán Số ý kiến (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Hiệu quả 38 62,30

Bình thường 23 37,70

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Ghi chú: N=61, tổng hợp ý kiến của cơ quan QLNN, Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị quản lý sử dụng, Nhà thầu khoán và Nhà thầu thi công

Qua điều tra khảo sát cho thấy công tác thanh tra, kiểm toán đối với các công trình phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện Thái Thụy có tỷ lệ hiệu quả đạt 62,3% với 38 phiếu, còn lại mức độ bình thường là 37,7% với 23 phiếu mặc dù số lượng dự án được thanh tra kiểm toán rất ít và không thường xuyên. Đối tượng cho rằng công tác thanh tra, kiểm toán hiệu quả chủ yếu là các đơn vị

nhà thầu khoán và các chủ đầu tư, cơ quan quản lý. Điều đó cho thấy việc thanh tra, kiểm toán có lẽ đã mang lại những lợi ích nhất định cho các đối tượng này. Vì theo quy định đối với những công trình được kiểm toán nhà nước thì khi quyết toán sẽ không thẩm định lại và các đơn vị thanh tra cũng không được thực hiện thanh tra lại.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 86 - 89)