Năng lực của chủ thể quản lý công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 94 - 97)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4.Năng lực của chủ thể quản lý công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp

từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Trình độ năng lực, chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN của các chủ đầu tư, Ban QLDA trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2017 được đào tạo từ trình độ trung cấp đến đại học.

Bảng 4.18. Tổng hợp trình độ và chuyên ngành học của cán bộ quản lý dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy

Đơn vị: Người STT Nội dung Tổng số Trong đó Đại học chính quy Đại học tại chức Cao đẳng Trung cấp Tổng cộng 108 9 5 57 37

1 Lãnh đạo Chủ đầu tư, Ban QLDA 55 6 2 30 17

1.1 Cấp huyện 8 6 2 0 0

- Chuyên ngành xây dựng cầu đường 2 2

- Chuyên ngành trồng trọt 1 1

- Chuyên ngành xây dựng thủy lợi 1 1 - Chuyên ngành quản lý kinh tế 1 1

- Chuyên ngành kinh tế nông nghiệp 3 1 2

1.2 Cấp xã 47 0 0 30 17

- Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp 12 7 5

- Chuyên ngành quản trị kinh doanh 9 9

- Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng 12 4 8

- Chuyên ngành luật 14 10 4

2 Kế toán 53 3 3 27 20

- Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp 53 3 3 27 20 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thái Thụy (2018) Bộ máy quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Thái Thụy gồm Lãnh đạo Chủ đầu tư, Ban QLDA và bộ máy kế toán; trong đó: bao gồm 47 xã trên địa bàn huyện Thái Thụy (không bao gồm thị trấn) và 02 Ban QLDA (ban

QLDA huyện Thái Thụy và ban QLDA kiêm nhiệm) thay mặt Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý các dự án ĐTXD do UBND huyện quyết định đầu tư. Lãnh đạo Ban QLDA ở cấp huyện có trình độ đại học đạt 100%. Đối với cấp xã chủ yếu là thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã làm Lãnh đạo chủ đầu tư, ban QLDA nên trình độ cao đẳng và trung cấp là 100%.

Chuyên ngành theo học của lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án rất đa dạng với trình độ rất khác nhau từ trung cấp đến đại học. Đối với lãnh đạo, ban quản lý dự án cấp huyện có 8 người nhưng có tới 05 chuyên ngành theo học khác nhau; Các chuyên ngành liên quan đến xây dựng công trình phục vụ SXNN chỉ có 2/5 chuyên ngành (chuyên ngành xây dựng cầu đường, chuyên ngành xây dựng thủy lợi) với 2/8 người tương đương với tỷ lệ 25%. Đối với cấp xã có 47 người là lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án nhưng chỉ tập trung ở 04 chuyên ngành học: 12 người có chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, 9 nguời có chuyên ngành quản trị kinh doanh, 12 người có chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và 14 người có chuyên ngành luật. Nguyên nhân là các lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án ở cấp xã đều do chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách kiêm nhiệm và các đối tượng này chủ yếu theo học tại Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình và Trường trung cấp xây dựng Thái Bình.

Bảng 4.19. Tổng hợp độ tuổi, số năm kinh nghiệm tham gia quản lý dự án đầu tư XDCT phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy

STT

Thời gian Chức danh

Tổng số (người)

Số năm kinh nghiệm Từ 5 năm trở lên (người) Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm (người) Tỷ lệ (%) 1 Lãnh đạo Chủ đầu

tư, Ban QLDA 55 30 54,5 25 45,5

2 Bộ máy Kế toán 53 25 47,2 28 52,8

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thái Thụy (2018) Đặc thù Lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án cấp xã là do chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã kiêm nhiệm. Các chức danh này có nhiệm kỳ là 5 năm nên những xã có nền chính trị ổn định các chức danh trên được bầu qua 2 nhiệm kỳ thì mới có số năm kinh nghiệm trên 5 năm, tại huyện Thái Thụy tỷ lệ lãnh đạo

có số năm kinh nghiệm từ 5 năm trở lên là 54,5%. Đối với bộ máy kế toán thì tỷ lệ số người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên chiếm 47,2%. Đối với lãnh đạo, kế toán có nhiều kinh nghiệm thì sẽ thực hiện tốt công việc hơn và xử lý tốt những nghiệp vụ và tình huống phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Qua các công tác nghiệm thu, kiểm soát thanh toán và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, tác giả nhận thấy năng lực của một số CĐT chưa theo kịp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhiều phòng, ban quản lý dự án của cấp huyện và cấp xã có trình độ năng lực chuyện môn về quản lý đầu tư XDCB còn yếu; thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên ngành nên triển khai các thủ tục XDCB còn lúng túng, mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Một số CĐT thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án hoặc phân công công việc, giao nhiệm vụ chưa phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ, công chức.

Qua thực tế điều tra (Bảng 4.16) cho thấy có 60 ý kiến (chiếm 98,3% đối tượng điều tra) cho rằng năng lực cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến công tác quản lý vốn công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy. Năng lực cán bộ quản lý tốt, am hiểu pháp luật về đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN và có đạo đức sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án một cách nhanh chóng hiệu quả, công khai minh bạch đảm bảo quy định, hạn chế tới mức tối đa tiêu cực trong các khâu quản lý vốn đầu tư.

Mặt khác, khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN không thể bỏ qua yếu tố trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý đầu tư XDCB. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm nhất trong tất cả các khâu thanh, quyết toán dự án hoàn thành. Nhìn chung, trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn yếu kém, kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực mình đảm nhận. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư bị tác động tiêu cực của thị trường, sút kém phẩm chất. Trong điều kiện này, công tác kiểm tra thanh tra chưa được chú trọng, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và đó là nguyên nhân làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả mong đợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thực hiện, theo đó các chính sách mở cửa và cải cách kinh tế được tiến hành có hệ thống rộng rãi và sâu sắc theo lộ trình phù hợp. Nhờ vậy đã thu hút được nhiều thành tựu quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian qua, riêng lĩnh vực đầu tư còn bộc lộ nhiều nhược điểm làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí thất thoát, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là nguồn vốn từ NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 94 - 97)