PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài
Một là, trong chính sách chi cho đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phải xác định rõ và đúng vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thiết yếu; từ đó có sự tập trung đúng mức và đúng trọng điểm.
Hai là, trong quản lý chi đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp thì việc quản lý sử dụng vốn chặt chẽ cùng với việc phát huy vai trò mạnh mẽ của UBND tỉnh và các ban ngành liên quan trong phân bổ và bố trí vốn cũng như trong quản lý là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Ba là, thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, không chỉ có vốn từ NSNN mà cần huy động tối đa các dòng vốn từ các nguồn vốn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài. Đặc biệt là việc thu hút mạnh
mẽ vốn đầu tư tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, trong công tác quản lý và sử dụng vốn, phải thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu, ký hợp đồng để thực thi các dự án xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc ̣ cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.
Năm là, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc ̣trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.
Sáu là, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, bảo đảm các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể và chi tiết, nhằm phát huy hiệu quả của dự án đầu tư.