Thực trạng công tác tiến hành các nội dung thanh tra ngân sáchcấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 69 - 82)

huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

4.1.2.1. Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước a. Tình hình lập dự toán thu chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn tình Hưng Yên

Thực hiện đúng chủ trương của luật ngân sách, đầu năm Sở Tài Chính căn cứ vào thực hiện thu chi Ngân sách của năm trước và nhu cầu ngân sách các huyện, thành phố và các sở ban ngành trong năm để lập dự toán ngân sách cho năm, dự toán này phải trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Cuối năm Sở Tài Chính tiến hành quyết toán ngân sách nhà nước trong toàn tỉnh, sau đó báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Tình hình dự toán và thực hiện chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên qua ba năm 2013 -2015 được thể hiện qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Dự toán và thực hiện chi ngân sách cấp tỉnh Hưng Yên qua 3 năm 2013 – 2015

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán chi NSNN 5.132.517 5.923.098 6.360.283 Quyết toán chi NSNN 7.288.018 6.705.883 7.072.593 So sánh (%) 142,00 113,22 111,20 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên (2016)

Qua Bảng 4.2 cho thấy, hầu hết các năm mức chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên đều vượt quá dự toán, tuy nhiên càng ngày Sở Tài chính càng đưa ra dự toán chính xác hơn, điều này được thể hiện bởi tỷ lệ chi NSNN vượt dự toán ngày càng được thu hẹp qua các năm 2013 – 2015, năm 2013 con số vượt dự toán là 2.155.501 triệu đồng, vượt 42% so với dự toán, đến năm 2015 con số vượt dự toán chỉ còn 712.310 triệu đồng, vượt 11,2% so với dự toán. Hưng Yên là tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu, vì vậy nhu cầu ngân sách phát sinh trong thực tế thường cao hơn so với dự toán, lượng ngân sách vượt dự toán được cấp bù từ nguồn ngân sách cấp trên.

Bảng 4.3. Dự toán chi ngân sách năm 2016 của tỉnh Hưng Yên

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

1. Chi đầu tư phát triển 1.428.840

- Chi đầu tư XDCB 318.427 - Chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp 1.110.413

2. Chi thường xuyên 3.662.198

- Chi trợ giá cho các mặt hàng chính sách 6.000 - Chi sự nghiệp kinh tế 702.476 - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 1.068.701 - Chi sự nghiệp y tế 462.815 - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 29.500 - Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 36.266 - Chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 64.826 - Chi đảm bảo xã hội 315.392 - Chi quản lý hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể... 678.118 - Chi an ninh, quốc phòng,… 298.104

3. Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau 98.988

4. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 1.768.176

5. Chi khác 127.212

TỔNG CỘNG 7.085.414

Nguồn: Sở Tài Chính tỉnh Hưng Yên (2016)

Căn cứ vào tình hình chi NSNN những năm trước và dự báo nhu cầu ngân sách cho năm 2016 của các sở ban ngành và các địa phương trong tỉnh, Sở Tài Chính tỉnh đã lập dự toán chi NSNN của tỉnh trong năm 2016, được thể hiện trong Bảng 4.3 và Bảng 4.4.

Năm 2016 tổng nhu cầu chi NSNN của tỉnh Hưng Yên dự toán là 7.085.414 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.428.840 triệu đồng chiếm 20,17% tổng chi NSNN tỉnh, và chi thường xuyên là 3.662.198 triệu đồng, chiếm 51,69% tổng chi NSNN tỉnh. Dự toán chi NSNN cho giáo dục – đào tạo tăng mạnh lên 1.068.701 triệu đồng, chiếm 29,18% tổng chi thường xuyên của chi NSNN tỉnh.

Bảng 4.4. Dự toán chi NSNN các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên năm 2016

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 1. Thành phố Hưng Yên 645.923 2. Tiên Lữ 437.244 3. Phù Cừ 378.524 4. Ân Thi 547.256 5. Kim Động 462.699 6. Khoái Châu 661.515 7. Mỹ Hào 350.738 8. Yên Mỹ 411.505 9. Văn Lâm 328.203 10. Văn Giang 376.648 TỔNG CỘNG 4.600.255

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên (2016)

Năm 2016 dự toán chi ngân sách cho các huyện, thành phố trong toàn tỉnh là 4.600.255 triệu đồng, trong đó thành phố Hưng Yên và huyện Khoái Châu có mức chi NSNN cao nhất, trên 600 tỷ đồng.

Qua phân tích tình hình chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ta nhận thấy mức chi ngân sách qua các năm có sự biến đổi nhỏ, tuy nhiên khoản chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau càng ngày càng thu hẹp, đây là một vấn đề cần khắc phục. Khoản chi NSNN thực tế của tỉnh phụ thuộc vào cân đối giữa nguồn thu và các khoản chi của NSNN, tình trạng khoản chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau ngày càng thu hẹp cho thấy sự tích lũy cho tương lai kém, dễ

dẫn đến hiện tượng bội chi ngân sách.

b. Tình hình thanh tra công tác lập dự toán

Qua thanh tra phát hiện một số lỗi trong công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện như: Việc lập dự toán chi NSNN của các huyện điều tra chưa đầy đủ và chính xác các nhiệm vụ thu chi, dẫn đến việc trong quá trình điều hành thu chi NSNN, UBND huyện phải bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong việc lập kế hoạch thu, chi Ngân sách chưa tạo được cơ sở vững chắc để lập cho nên có khi kế hoạch năm nay thấp hơn thực hiện năm trước. Xây dựng dự toán còn thiếu yếu tố tăng trưởng kinh tế, yếu tố trượt giá, chưa căn cứ vào năng lực thu thực tế để xây dựng kế hoạch.

Việc giao kế hoạch cho các xã, các cơ quan quản lý chưa có căn cứ kế hoạch của các đơn vị xây dựng và bảo vệ có cơ sở (giao theo tỷ lệ thực hiện năm trước). Một số đơn vị có số thu khác được để lại chi quản lý qua NSNN nhưng không được tổng hợp để giao kế hoạch, dẫn đến có đơn vị hoàn thành kế hoạch cao, có đơn vị không hoàn thành kế hoạch.

4.1.2.2. Thực trạng thanh tra việc chấp hành ngân sách nhà nước a. Tình hình thu chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2015 trên địa bàn 7.200 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa 4.840 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 2.350 tỷ đồng, thu từ xổ số kiến thiết 10 tỷ đồng. Thu từ thuế đạt 5.300 tỷ đồng tăng 6,4% so với thực hiện năm 2014; nhiều khoản thu năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 như: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực ngoài quốc doanh. Cụ thể, đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương, ước thực hiện cả năm 2015 được 23 tỷ đồng, vượt 21,1% dự toán pháp lệnh, tăng 17,4% so với thực hiện năm 2014, Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2015 đạt 2.100 tỷ đồng, đạt 106,1% so với dự toán pháp lệnh.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định, sản phẩm luôn giữ được thị phần chi phối, số nộp ngân sách có mức tăng trưởng ổn định, nộp NSNN ước đạt 151,4 tỷ đồng, đạt trên 65,8% dự toán. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh về kỹ thuật, thị trường xuất khẩu, vì vậy số thu ngân sách từ khu vực này đạt cao. Trong năm 2015, số thu NSNN từ khu vực này ước đạt 1.040 tỷ đồng, đạt 86,7% dự toán.

Khu vực các doanh nghiệp dân doanh có lực lượng đông đảo, hùng hậu nhất đã đóng góp cho NSNN cao nhất trong khối các doanh nghiệp. Do sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp dân doanh không ngừng phát triển, ý thức kê khai nộp thuế của nhiều doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng được nâng cao nên số nộp ngân sách từ khu vực kinh tế này đã có chuyển biến tích cực, số nộp NSNN đạt trên 1.754 tỷ đồng, đạt 88,5% dự toán.

Việc phân bổ, thực hiện ngân sách tỉnh Hưng Yên theo từng hoạt động chi được thể hiện qua Bảng 4.5.

Bảng 4.5 cho thấy, hàng năm các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN tỉnh Hưng Yên, và qua mỗi năm tỷ trọng này càng tăng cao, năm 2013 con số chi thường xuyên là 2.773.229 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,05% trong tổng chi NSNN tỉnh, thì đến năm 2015 con số này là 3.605.737, chiếm 50,98% tổng chi NSNN tỉnh.

Trong các khoản chi thường xuyên, chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo chiếm tỷ lệ cao và không ngừng tăng dần qua 3 năm, năm 2013 tỉnh chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo là 604.772 triệu đồng chiếm 21,81% tổng chi thường xuyên, đến năm 2015 chi 792.975 triệu đồng chiếm 21,99% tổng chi thường xuyên, bình quân 3 năm con số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh tăng 14,51%. Điều này cho thấy tỉnh đang rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển năng lực con người, nâng cao trình độ nhận thức, năng lực và tay nghề cho người dân trong toàn tỉnh. Tỉnh luôn nhận định con người là trung tâm của xã hội, cũng là chìa khóa cho sự phát triển của xã hội. Chi ngân sách tăng so với dự toán chủ yếu do được bổ sung từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ tiền điện, trợ cấp bổ sung theo chế độ cho các đối tượng bảo trợ xã hội, cấp bù kinh phí miễn giảm học phí.

Mặt khác tỉnh cũng rất quan tâm, chú trọng đến phát triển kinh tế, mức chi cho sự nghiệp kinh tế ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong chi thường xuyên của NSNN tỉnh Hưng Yên. Năm 2013, tỉnh chi cho sự nghiệp kinh tế là 644.591 triệu đồng, chiếm 23,24% chi thường xuyên của tỉnh, đến năm 2013 tỉnh chi 783.029 triệu đồng chiếm 21,72% chi thường xuyên của tình, bình quân 3 năm chi ngân sách cho sự nghiệp kinh tế tăng 10,22%.

Bảng 4.5. Tình hình chi ngân sách tỉnh Hưng Yên qua 3 năm 2013 – 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 (Tr.đ) Năm 2014 (Tr.đ) Năm 2015 (Tr.đ) So sánh (%) 14/13 15/14 Bình quân 1. Chi đầu tư phát triển 1.210.940 1.194.111 1.389.982 98,61 116,40 107,14

- Chi đầu tư XDCB 182.224 237.080 259.348 130,10 109,39 119,30

- Chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp 1.028.716 957.031 1.130.634 93,03 118,14 104,84

2. Chi thường xuyên 2.773.229 2.883.174 3.605.737 103,96 125,06 114,03

- Chi trợ giá cho các mặt hàng chính sách 16.429 10.753 9.426 65,45 87,66 75,75

- Chi sự nghiệp kinh tế 644.591 685.964 783.029 106,42 114,15 110,22

- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 604.772 615.628 792.975 101,80 128,81 114,51

- Chi sự nghiệp y tế 529.563 536.713 695.150 101,35 129,52 114,57

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 12.046 13.867 22.312 115,12 160,90 136,10

- Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 33.866 25.782 46.921 76,13 181,99 117,71

- Chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 48.533 40.416 53.783 83,28 133,07 105,27

- Chi đảm bảo xã hội 119.164 147.326 319.135 123,63 216,62 163,65

- Chi quản lý hành chính, cơ quan Đảng, đoàn… 610.667 620.632 621.266 101,63 100,10 100,86

- Chi an ninh, quốc phòng,… 153.598 186.093 261.740 121,16 140,65 130,54

3. Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau 1.386.421 953.686 105.677 68,79 11,08 27,61 4. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 1.578.475 1.369.676 1.686.287 86,77 123,12 103,36

5. Chi khác 338.953 305.236 284.910 90,05 93,34 91,68

TỔNG CỘNG 7.288.018 6.705.883 7.072.593 92,01 105,47 98,51

Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng khá cao trong chi thường xuyên là khoản chi cho quản lý hành chính Nhà nước, các cơ quan Đảng, Đoàn thể. Năm 2013 tỉnh chi cho quản lý hành chính Nhà nước, các cơ quan Đảng, Đoàn thể là 610.667 triệu đồng chiếm 22,02% chi thường xuyên và chiếm 8,38% tổng chi ngân sách tỉnh; năm 2015 con số chi này là 621.266 triệu đồng chiếm 17,23% tổng chi thường xuyên và chiếm 8,78% tổng chi NSNN tỉnh Hưng Yên; bình quân 3 năm số tiền chi cho quản lý hành chính Nhà nước, các cơ quan Đảng, Đoàn thể tăng 0,86%. Đây là một trong những hạn chế, cho thấy Bộ máy Nhà nước tỉnh và các cơ quan Đảng, Đoàn thể còn khá cồng kềnh, tiêu tốn lượng lớn NSNN của tỉnh.

Một khoản chi không hề nhỏ khác là chi đầu tư phát triển, hàng năm tỉnh Hưng Yên chi trên 1.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, trong đó gần 20% là chi cho đầu tư XDCB, hơn 80 % còn lại là chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này cho thấy tỉnh rất chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.

Tình hình thực hiện chi NSNN tỉnh Hưng Yên phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh được thể hiện trong Bảng 4.6. Có thể thấy Ngân sách được phân bổ không đồng đều cho các huyện trong tỉnh. Một số huyện, thành phố hàng năm được đầu tư lượng ngân sách lớn hơn cả đó là thành phố Hưng Yên, huyện Ân Thi, huyện Kim Động, huyện Khoái Châu. Trong đó năm 2015 thành phố Hưng Yên được đầu tư 511.120 triệu đồng chiếm khoảng 12% tổng chi ngân sách cho các huyện, thành phố trong tỉnh; huyện Ân Thi được đầu tư 507.554 triệu đồng chiếm 11,92% trong tổng ngân sách chi cho các huyện, thành phố; huyện Kim Động được đầu tư 467.190 triệu đồng, chiếm 10,97% tổng chi ngân sách của các huyện, thành phố trong tỉnh; với huyện Khoái Châu con số này là 617.538 triệu đồng chiếm 14,5% tổng chi ngân sách của các huyện, thành phố trong tỉnh. Có sự chênh lệch này là do: thành phố Hưng Yên là trung tâm đầu não của tỉnh, 3 huyện còn lại là các huyện nghèo, có vị trí địa lý không thuận lợi, kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển. Đây cũng là một trong những định hướng phát triển của tỉnh, ưu tiên các huyện nghèo để đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trong toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, lượng chi ngân sách tại các huyện, thành phố đều giảm dần qua các năm, một số địa bàn giảm từ 7% đến 10% một năm, bình quân các địa phương trong tỉnh giảm 5,09%. Điều này cho thấy các địa phương đã và đang thắt chặt dần chi tiêu NSNN.

Bảng 4.6. Tình hình chi ngân sách các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên qua 3 năm 2013 -2015 Chỉ tiêu Năm 2013 (Tr.đ) Năm 2014 (Tr.đ) Năm 2015 (Tr.đ) So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1. Thành phố Hưng Yên 675.159 406.612 511.120 60,22 125,70 87,01 2. Tiên Lữ 403.641 343.985 434.866 85,22 126,42 103,80 3. Phù Cừ 301.009 295.237 340.586 98,08 115,36 106,37 4. Ân Thi 478.120 422.417 507.554 88,35 120,15 103,03 5. Kim Động 541.324 373.493 467.190 69,00 125,09 92,90 6. Khoái Châu 565.098 493.792 617.538 87,38 125,06 104,54 7. Mỹ Hào 354.821 249.339 324.110 70,27 129,99 95,57 8. Yên Mỹ 566.320 327.906 379.606 57,90 115,77 81,87 9. Văn Lâm 401.751 237.563 333.710 59,13 140,47 91,14 10. Văn Giang 441.282 297.698 343.199 67,46 115,28 88,19 TỔNG CỘNG 4.728.525 3.448.042 4.259.479 72,92 123,53 94,91

Bảng 4.7. Đánh giá về thu chi ngân sách cấp huyện ở địa phương Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Kém Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%)

1.Chi đầu tư phát triển theo phân cấp 29 24,17 41 34,17 32 26,67 18 15,00

2.Chi thường xuyên đảm bảo hoạt động của

bộ máy quản lý cấp huyện 36 30,00 43 35,83 25 20,83 16 13,33

3.Chi bổ sung cho ngân sách xã 85 70,83 24 20,00 9 7,50 2 1,67

4.Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm

trước sang ngân sách huyện năm sau 84 70,00 31 25,83 4 3,33 1 0,83

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thanh tra và cán bộ huyện về các khoản chi NS cấp huyện được thể hiện qua bảng 4.7. Qua bảng số liệu trên cho thấy, công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trong các khoản chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực, đạt một số kết quả đáng khích lệ song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Vẫn có tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 69 - 82)