Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 48 - 53)

Trong những năm qua kinh tế của tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình suy thoái kinh tế thế giới, sự trầm lắng của kinh tế trong nước

và những diễn biến phức tạp của thời tiết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm 2014 và 2015 giảm hẳn so với những năm trước; song các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh vẫn nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả tích cực, hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được đề ra tại Kỳ họp thứ tư - HĐND tỉnh.

Tổng GDP của tỉnh năm 2015 đạt 34.292,1 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt khoảng 29,93 triệu đồng. Tốc độ phát triển GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 107,43% giai đoạn 2013 - 2015. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nước phát huy được lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, và tăng nhẹ công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Năm 2014 cơ cấu nông nghiệp – thủy sản đạt 22,40%; công nghiệp – xây dựng 46,98%; dịch vụ 30,53%. Năm 2015 tỷ trọng tương tứng là: 20,93%; 47,48%; 31,60%.

Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, duy trì Hưng Yên thuộc tốp đầu các tỉnh trong cả nước; công tác đào tạo nghề được quan tâm, dạy nghề cho 4,5 vạn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47%. Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được cải thiện; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 20%. Văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra sôi nổi; Tỷ lệ làng, khu phố văn hóa chiếm 81%. Các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng xã hội được đảm bảo, công tác chăm sóc trẻ em được chú trọng; Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,77%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng được củng cố.

Dân số lao động

Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số rất đông đúc. Dân số năm 2013 là 1.145.700 người, đạt mật độ bình quân 1.237 người/km2. Dưới tác động của chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 còn khoảng 0,92%; tính bình quân giai đoạn 2013 - 2015, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 0,37%/năm.

Bảng 3.1. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên năm 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển bình quân (%/năm) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) I - GDP toàn tỉnh 29.715.230 100,00 32.007.660 100,00 34.292.100 100,00 107,43

1. Nông nghiệp – thủy sản 6.683.800 22,49 6.698.480 20,93 6.687.330 19,50 100,03

2. Công nghiệp – Xây dựng 13.960.830 46,98 15.196.330 47,48 16.255.220 47,40 107,91

3. Dịch vụ 9.070.600 30,53 10.112.850 31,60 11.349.550 33,10 111,86

II - Một số chỉ tiêu

1. Giá trị sản xuất/khẩu 26,13 28,04 29,93

2. Giá trị sản xuất/LĐ 42,42 45,06 47,56

3. Giá trị sản xuất/hộ 94,93 101,22 106,90

Qua Bảng 3.2 có thể nhận thấy rõ: nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào với 721.100 lao động năm 2015, bình quân 3 năm tăng 1,46%, điều này chứng tỏ cơ cấu dân số Hưng Yên là cơ cấu dân số trẻ, hay Hưng Yên có nguồn bổ sung nhân lực dồi dào xong cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động đối với các cấp chính quyền.

Công tác lao động, việc làm và dạy nghề có sự chuyển biến tích cực. Tích cực triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đào tạo và hỗ trợ việc làm, phát triển sản xuất. Trong năm, tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia của 500 lượt doanh nghiệp, có 17.000 lao động được tư vấn về việc làm, trong đó có 25% số lao động được tuyển dụng trực tiếp. Dạy nghề cho 4,5 vạn lao động, trong đó dạy nghề cho trên 3,3 nghìn lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 52%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 38%. Tạo việc làm trong nước cho 2 vạn lao động, đạt 100% kế hoạch, xuất khẩu 2,8 nghìn lao động, đạt 93% kế hoạch; giải quyết việc làm cho 943 lao động từ nguồn vốn vay. Tập trung giải quyết việc làm cho người lao động, phấn đấu tạo thêm việc làm cho 2 vạn lao động, xuất khẩu trên 3 nghìn lao động. Dạy nghề cho khoảng 4,6 vạn lao động, trong đó có 4 nghìn lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 40%. Hưng Yên phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh lên 55% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80%. Phấn đấu trên mỗi địa bàn huyện, thành phố thấp nhất có 1 cơ sở dạy nghề hoặc tham gia dạy nghề, toàn tỉnh có trên 50 cơ sở dạy nghề vào năm 2015. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống 1,4% và nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 90%; tạo việc làm mới cho từ 22.000-25.000 lao động/năm, trong đó xuất khẩu lao động cho 2.500 người/năm; đồng thời giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 1%.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 369.200 người năm 2013 xuống còn 360.700 người năm 2015. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Hưng Yên qua các năm 2013 – 2015

Diễn giải ĐVT

2013 2014 2015 Bình Quân (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 quân Bình I- Tổng số nhân khẩu Nghìn người 1.137,3 100,00 1.141,5 100,00 1.145,7 100,00 100,37 100,37 100,37 1. Khẩu nông nghiệp Nghìn người 993,4 87,35 994,1 87,09 994,9 86,84 100,07 100,08 100,08 2. Khẩu phi nông nghiệp Nghìn người 143,9 12,65 147,4 12,91 150,8 13,16 102,43 102,31 102,37

II- Tổng số hộ Hộ 313.024,0 100,00 316.204,0 100,00 320.784,0 100,00 101,02 101,45 101,23

1. Hộ nông nghiệp Hộ 235.833,0 75,34 236.715,0 74,86 237.447,0 74,02 100,37 100,31 100,34

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 77.191,0 24,66 79.489,0 25,14 83.337,0 25,98 102,98 104,84 103,90

III- Tổng số lao động Nghìn người 700,5 100,00 710,4 100,00 721,1 100,00 101,41 101,51 101,46 1. Lao động nông nghiệp Nghìn người 369,2 52,71 365,4 51,44 360,7 50,02 98,97 98,71 98,84 2. Lao động phi nông nghiệp Nghìn người 331,3 47,29 345,0 48,56 360,4 49,98 104,14 104,46 104,30

IV- Một số chỉ tiêu BQ

1. BQ khẩu/Hộ Khẩu/hộ 3,63 3,61 3,57 99,36 98,93 99,15

2. BQ khẩu NN/Hộ NN Khẩu/hộ 4,21 4,20 4,19 99,70 99,77 99,73

3. BQ LĐNN/Hộ NN LĐ/hộ 1,57 1,54 1,52 98,60 98,41 98,51

4. BQLĐ/Hộ LĐ/Hộ 2,24 2,25 2,25 100,39 100,06 100,23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)