Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh tra NSNNcấp huyện tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 82)

Hưng Yên

4.1.3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện

Về việc thực hiện thanh tra, các đánh giá của cán bộ điều tra được thể hiện trong bảng 4.10. Nhận thấy thời điểm và thời gian thanh tra được rất nhiều cán bộ điều tra đánh giá chưa hợp lý, chưa đúng thời điểm, còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực; và thời gian tiến hành thanh tra chưa thích hợp, thời gian thanh tra quá dài gây lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém kinh phí và ảnh hưởng tới hoạt động của các cá nhân đơn vị bị thanh tra, hoặc thời gian thanh tra quá ngắn chưa đủ để làm rõ các vấn đề, sai phạm.

Về việc xác định đối tượng thanh tra, còn tồn tại nhiều tình trạng xác định chưa sát, chưa đúng đối tượng thanh tra; có tới 64,17 % cán bộ được điều tra có đánh giá như vậy. Việc xác định chưa sát, không đúng đối tượng điều tra làm lệch hướng điều tra, bỏ sót sai phạm, dẫn đến kết luận thanh tra không thuyết phục và không có hiệu lực.

Có tới 40,83% cán bộ được điều tra đánh giá về sự phối hợp giữa các đơn vị và đoàn thanh tra là chưa được tốt, gây cản trở đến hoạt động thanh tra, kéo dài thời gian thanh tra.

Đánh giá về kết luận thanh tra có 28 cán bộ cho rằng kết luận thanh tra yếu, kém, tính thuyết phục không cao, vẫn còn e dè, không trung thực, khách quan; 49 cán bộ đánh giá kết luận thanh tra bình thường, vẫn chưa phát hiện hết các sai phạm, chất lượng một số kết luận thanh tra còn thấp; không ít cuộc thanh tra còn chậm kết luận do thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra kéo dài công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thu hồi tài sản, đất đai chưa đạt chỉ tiêu phấn đấu. Nhiều tồn tại và hạn chế do yếu tố chủ quan thuộc về các cán bộ thanh tra và các cán bộ huyện.

Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ điều tra về hoạt động thanh tra Nội dung Tốt, hợp lý, đúng đắn Bình thường, chưa sát Chưa tốt, chưa hợp lý, chưa đúng Yếu, kém, không thuyết phục Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%)

1.Thời điểm thanh tra 64 53,33 0 0,00 56 46,67 0 0,00

2.Thời gian thanh tra 54 45,00 0 0,00 66 55,00 0 0,00

3.Đối tượng thanh tra 43 35,83 32 26,67 45 37,50 0 0,00

4. Sự phối hợp giữa các đơn vị và

đoàn thanh tra 41 34,17 30 25,00 28 23,33 21 17,50

5. Đánh giá về kết luận thanh tra 43 35,83 49 40,83 0 0,00 28 23,33

Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện gồm các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng số liệu 4.11.

Xem xét và tính toán các chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của hoạt động thanh tra NSNN tại các huyện điều tra được tập hợp trên bảng chúng tôi thấy:

Tỷ lệ các cuộc thanh tra hoàn thành đúng tiến độ, và tỷ lệ các cuộc thanh tra tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục thanh tra đạt trên 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ các cuộc thanh tra có kết luận chưa có tính thuyết phục cao còn lên tới 35,88%, các lỗi, sai phạm phát hiện đã được sửa đổi mới đạt 78,79%.

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thanh tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013-2015

1 Tỷ lệ các cuộc thanh tra hoàn thành đúng tiến độ % 81,35 2 Tỷ lệ các cuộc thanh tra tuân thủ đúng quy định pháp luật

về trình tự, thủ tục thanh tra % 85,27 3 Tỷ lệ các cuộc thanh tra có kết luận có tính thuyết phục cao % 64,12 4 Số lượng sai phạm, sơ hở được phát hiện đã sửa đổi Lỗi 26 5 Số lượng điển hình phát hiện được nhân rộng Điển hình 2 6 Tỷ lệ số vụ vi phạm phát hiện được qua thanh tra % 77,08 7 Tỷ lệ số tiền thu hồi được qua thanh tra % 79,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Xem xét và tính toán các chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của hoạt động thanh tra NSNN tại các huyện điều tra được tập hợp trên bảng chúng tôi thấy:

Tỷ lệ các cuộc thanh tra hoàn thành đúng tiến độ, và tỷ lệ các cuộc thanh tra tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục thanh tra đạt trên 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ các cuộc thanh tra có kết luận chưa có tính thuyết phục cao còn lên tới 35,88%, các lỗi, sai phạm phát hiện đã được sửa đổi mới đạt 78,79%.

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ vi phạm phát hiện được qua thanh tra tại các huyện điều tra đạt 77,08%. Qua thanh tra đã xử lý thu hồi được 1,24 tỷ đồng đạt 79,01% tổng giá trị NSNN bị xâm hại. Một đánh giá chung của các cán bộ điều tra là tính

hiệu quả của hoạt động thanh tra ngân sách cấp huyện tại địa phương chưa cao. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến cán bộ điều tra về vấn đề nâng cao quản lý NSNN cấp huyện tại địa phương; kết quả tổng kết các ý kiến của cán bộ điều tra được tổng hợp tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ý kiến của cán bộ điều tra về vấn đề nâng cao quản lý NSNN cấp huyện tại địa phương

T

T Nội dung

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra, kiểm toán 88 73,33 28 23,33 4 3,33 2 Nâng cao vai trò của phòng tài

chính 107 89,17 13 10,83 0 0,00 3 Nâng cao tính tự chủ, tự quyết của

các phòng ban, đơn vị 57 47,50 51 42,50 12 10,00 4 Thực hiện công khai định mức, dự

toán, thực hiện chi 96 80,00 24 20,00 0 0,00 5 Xử phạt nghiêm các hành vi vi

phạm 112 93,33 8 6,67 0 0,00

6

Tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý chi NSNN cấp huyện cho cán bộ

118 98,33 2 1,67 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.12, nhận thấy hầu hết các ý kiến đưa ra đều được các cán bộ điều tra đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Căn cứ vào nhận xét đánh giá của các cán bộ điều tra về việc nâng cao hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện, chúng tôi phân tích tổng hợp và đưa ra một số nhóm giải pháp nâng cao hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:

Bảng 4.13. Ý kiến của cán bộ điều tra về tăng cường hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện

TT Nội dung

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%)

1 Tăng cường công tác quản

lýNSNN cấp huyện 71 59,17 46 38,33 3 2,50 2 Nâng cao năng lực, trình độ cán

bộ quản lý NSNN cấp huyện 61 50,83 55 45,83 4 3,33 3 Nâng cao hiệu quả hoạt động

thanh tra tỉnh đối với các khoản NSNN cấp huyện

57 47,50 43 35,83 20 16,67

4 Tăng cường sự phối kết hợp giữa

các ban ngành có liên quan 51 42,50 47 39,17 22 18,33 5 Xử phạt nghiêm các hành vi vi

phạm 72 60,00 39 32,50 9 7,50 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.13, nhận thấy hầu hết các ý kiến đưa ra đều được các cán bộ điều tra đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Căn cứ vào nhận xét đánh giá của các cán bộ điều tra về việc tăng cường hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện cho thấy Tăng cường công tác quản lý NSNN cấp huyện và Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm được đánh giá cao.

4.1.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a. Tồn tại, hạn chế

Trong những năm qua, công tác thanh tra NSNN cấp huyện tại tỉnh Hưng Yên đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân, đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn; Hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ, vì thế vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên hoạt động thanh tra trong thời gian vừa qua vẫn còn một số tồn tại dẫn tới hiệu quả của hoạt động thanh tra chưa cao như sau:

Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà nước vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Hàng năm, số lượng Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao. Thực trạng này do một số nguyên nhân:

- Việc chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, kết luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi tiến hành thanh tra chưa tiên lượng được phần việc và tính phức tạp của nó nên không chủ động để thực hiện. Việc duy trì chế độ thông tin và xử lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra chưa được sâu sát, chưa được thảo luận kỹ nên chưa phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tại đơn vị.

- Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cần phải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn.

- Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhưng những hành vi này hầu như không bị xử lý hoặc không xử lý được vì thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ ba, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra:

Theo Khoản 1 Điều 49 Luật Thanh tra năm 2010 “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp”. Một thực tế trong thời gian vừa qua, sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị các Đoàn thanh tra mới bắt đầu tập trung soạn thảo Báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáo thường kéo dài hơn so với quy định. Nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật được tính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; các nội dung nêu trong dự thảo báo cáo chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liên quan, chứng cứ chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra; Mặc dù Đoàn thanh tra có nhiều cố gắng trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáo kết quả thanh tra còn hạn chế.

b. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính hiệu quả của hoạt động thanh tra chưa cao, tuy nhiên khi xem xét sự quan trọng của các nhóm yếu tố thì đã có nhiều ý kiến khác nhau của các cán bộ, được tổng hợp trong bảng 4.14.

Bảng 4.14 cho thấy hai yếu tố sự chỉ đạo, giám sát thực hiện chưa sát sao của UBND huyện, và các đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện được các cán bộ đánh giá là hai nguyên nhân chính dẫn tới hiệu quả hoạt động thanh tra chưa cao công tác quản lý cán bộ, công chức, biện pháp giáo dục, phòng ngừa chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để đối với các hành vi tiêu cực.

Bảng 4.14. Ý kiến của cán bộ điều tra về nguyên nhân hiệu quả hoạt động thanh tra chưa cao

TT Yếu tố Số ý kiến (n=120) Tỷ lệ (%) Xếp hạng

1 Kết quả hoạt động thanh tra chưa tốt 81 67,50 3 2 UBND huyện chưa chỉ đạo sát sao 85 70,83 2 3 Các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc 93 77,50 1 4 Các quy định xử phạt chưa mang tính răn đe 73 60,83 4 5 Dư luận, tiêu cực xã hội 69 57,50 5 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Sau khi đưa ra kết luận thanh tra, thì cơ quan thanh tra sẽ yêu cầu các đơn vị được thanh tra và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý mà cơ quan thanh tra kiến nghị, và đề nghị UBND huyện có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của các đơn vị trong huyện, sau đó báo cáo lại bằng văn bản với cơ quan thanh tra tỉnh và UBND tỉnh. Do đó, kết luận thanh tra có hiệu lực hay không, có được thực hiện hay không là do UBND huyện và các đơn vị có nghiêm túc chấp hành nhiệm vụ của mình theo kết luận thanh tra.

Yếu tố kết quả hoạt động thanh tra chưa tốt cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến tính hiệu lực của hoạt động thanh tra chưa cao. Có thể nói, kết quả hoạt động thanh tra chưa tốt, chưa phát hiện hết sai phạm, vẫn còn e dè, chưa khách quan, trung thực dẫn đến tính thuyết phục của các kết luận thanh tra không cao. Khi không thuyết phục được các đơn vị thực hiện, cũng như đơn vị giám sát, chỉ đạo thì các đơn vị này sẽ không nghiêm túc thực hiện, và có thể sẽ khiếu nại, phản đối các kết luận thanh tra đã đưa ra.

Các quy định xử phạt chưa mang tính răn đe có ảnh hưởng tới hiệu lực của hoạt động thanh tra, khi các khung hình phạt quá nhẹ, thì các cá nhân và đơn vị liên quan đến hoạt động chi ngân sách cấp huyện không sợ gánh trách nhiệm mà làm ẩu, làm sai dẫn đến các sai phạm trong quản lý chi ngân sách cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 82)