BÀN TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Thực trạng công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra ngân sách cấp huyện cấp huyện
Mọi cuộc thanh tra có hiệu quả thì phải tiến hành theo một quy trình nhất định, được quy định rõ tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra được thực hiện qua 3 bước: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra:
1/ Chuẩn bị thanh tra bao gồm: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra, ra quyết định thanh tra, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2/ Tiến hành thanh tra bao gồm: Công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3/ Kết thúc thanh tra: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra, xem xét báo cáo kết quả thanh tra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, ký ban hành và công bố kết luận thanh tra, giao trả hồ sơ, tài liệu, tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
Như vậy, quy trình thực hiện thanh tra được tiến hành qua 6 giai đoạn chính: Thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, và ra kết luận thanh tra.
Trong 6 giai đoạn này giai đoạn được các cán bộ thanh tra đánh giá là quan trọng nhất chính là giai đoạn thu thập thông tin. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập thông tin theo các tiêu chí gồm: Tình hình đặc điểm về địa lý, dân số, tổ chức hành chính và tình hình kinh tế xã hội của huyện. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của địa
phương. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân sách huyện; loại hình các cơ quan, tổ chức (cơ quan hành chính, cơ quan chính trị - xã hội. Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của kỳ dự kiến thanh tra. Những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình thực hiện. Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức nhà nước với ngân sách huyện và với các cơ quan, tổ chức, ngân sách xã thuộc huyện.
Các thông tin trên đều rất quan trọng để phục vụ việc lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra. Thông tin thu thập từ các nguồn:
- Từ cơ sở dữ liệu của cơ quan (dữ liệu tài liệu lưu trữ, theo dõi nắm tình hình); từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài) và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan.
- Từ khảo sát trực tiếp tại huyện dự kiến thanh tra.
Thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác giúp cho giai đoạn lập báo cáo khảo sát triển khai nhanh, và ra quyết định thanh tra đúng thời điểm, kịp thời đúng điểm nóng.
Các cuộc thanh tra nói chung và thanh tra ngân sách huyện của Thanh tra tỉnh Hưng Yên đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP. Tuy vậy, việc thực hiện các bước trong quy trình thanh tra vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn tới vẫn có hiện tượng bỏ sót lỗi, sai phạm trong quá trình thanh tra.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thanh tra về quy trình thực hiện thanh tra được thể hiện qua bảng số liệu 4.1. Qua điều tra khảo sát đánh giá của cán bộ thanh tra đối với việc thực hiện các bước của quy trình thanh tra cho thấy: hai giai đoạn thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát của thanh tra tỉnh Hưng Yên còn tồn tại nhiều yếu kém nhất; việc xác định đối tượng thanh tra, còn tồn tại nhiều tình trạng xác định chưa sát, chưa đúng đối tượng thanh tra. Việc xác định chưa sát, không đúng đối tượng điều tra làm lệch hướng điều tra, bỏ sót sai phạm, dẫn đến kết luận thanh tra không thuyết phục và không có hiệu lực trong khi đó đây lại là hai quy trình được nhiều cán bộ thanh tra đánh giá là quan trọng. Đây là một điểm yếu lớn của thanh tra Hưng Yên.
Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ thanh tra về quy trình thực hiện thanh tra
Nội dung quản lý
Tốt Bình thường Chưa tốt Kém Xếp hạng quy trình quan trọng Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%)
1. Thu thập thông tin 12 40,00 13 43,33 3 10,00 2 6,67 1
2. Lập báo cáo khảo sát 12 40,00 14 46,67 3 10,00 1 3,33 2
3. Lập kế hoạch thanh tra 19 63,33 10 33,33 1 3,33 0 5
4. Tiến hành thanh tra 14 46,67 14 46,67 2 6,67 0 4
5. Báo cáo kết quả thanh tra 17 56,67 12 40,00 1 3,33 0 6
6. Ra kết luận thanh tra 15 50,00 13 43,33 2 6,67 0 3