Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra ngân sách huyệntrên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 97 - 128)

SÁCH HUYỆNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

4.3.1. Định hướng chung

Thực hiện theo đường lối, định hướng chung của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý chi NSNN phải rõ ràng, minh bạch; chi tiêu hợp lý và đúng trình tự thủ tục. Mặt khác, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chi NSNN các cấp. Việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra phải được thực hiện theo Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 04 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ.

Căn cứ vào các định hướng của Đảng và Nhà nước về việc phân bổ chi tiêu NSNN, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Hưng Yên, tiến hành lập dự toán phân bổ thu chi NSNN cho các ban, ngành, các huyện một cách công khai minh bạch. Nhằm quản lý NSNN tại địa phương chặt chẽ hơn, đồng thời làm căn cứ, thước đo cho hoạt động thanh tra NSNN. Qua đánh giá của các cán bộ điều tra, thì song song với việc nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra, thì việc nâng cao quản lý NSNN cấp huyện tại địa phương cũng là việc làm nhằm ngăn chặn các sai phạm. Trong đó các hoạt động về nâng cao vai trò của phòng tài chính; tăng cường tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý NSNN cấp huyện cho cán bộ; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm được hầu hết các cán bộ điều tra cho rằng là các biện pháp rất cần thiết góp phần nâng cao quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

4.3.2. Các giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về thanh tra

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ, Thanh tra Chính phủ cũng như các cơ qua có liên quan đã không ngừng hoàn thiện thể chế pháp luật của nói chung, thể chế pháp luật về thanh tra nói riêng đã được tích cực đẩy mạnh, đặt cơ sở và điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Trong đó, Luật thanh tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2011, đánh dấu một bước tiến mới trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn để triển khai thực hiện Luật thanh tra năm 2010 như: Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Nghị định số 97/2011/NĐ- CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành và đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định của Chính phủ về tổ chức cơ quan thanh tra, về hoạt động thanh tra như: ban hành Thông tư số 02/2012/TT-TTCP ngày 13/7/2012 quy

định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phối hợp với Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xây dựng Quy trình kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra.

Như vậy, có thể thấy, trong những năm qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra đã được xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện trên thực tế. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan thanh tra, cho hoạt động thanh tra để đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn công tác thanh tra và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, nó cũng xác lập và thúc đẩy việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả thanh tra theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy vậy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh, thanh tra các ngành, và thanh tra huyện còn nhiều bất cập. Hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra cấp tỉnh đối với các khoản chi NSNN cấp huyện được thực hiện bởi nhiều cơ quan và nhiều cấp từ tỉnh đến huyện, song còn thiếu sự phân công, phối hợp rõ ràng, thiếu cơ chế phối hợp và quản lý, theo dõi thống nhất trong các hoạt động cụ thể.

Do vậy, trong những năm tới, Đảng, Nhà nước và Thanh tra Chính phủ cần có những quy định, thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị thanh tra trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nâng cao địa vị pháp lý, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính độc lập tương đối của cơ quan Thanh tra nhà nước cấp tỉnh

Thực hiện triệt để tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng tiến hành thanh tra theo thẩm quyền của cơ quan thanh tra. Ngoài việc thực hiện kế hoạch thanh tra hang năm của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh cần có tính chủ động, tự quyết tự chịu trách nhiệm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhất là trong việc tự quyết tiến hành các hoạt động thanh tra đột xuất.

Thứ hai: Tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan thanh tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực để khắc phục tình trạng phân tán, thiếu thống nhất trong tổ chức thanh tra, chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra

Cần có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra tỉnh đối với các khoản chi NSNN cấp huyện nói riêng.

Cần quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của các tổ chức thanh tra, kiểm tra trong hệ thống Thanh tra tỉnh và Thanh tra tài chính.

Cần rà soát lại các nội dung của quản lý nhà nước về tài chính có liên quan đến hoạt động thanh tra đặc biệt là các hoạt động thu chi NSNN, kiểm tra để từ đó giao cho các tổ chức thanh tra tài chính tương ứng.

Cần đẩy mạnh phân cấp, gắn liền với nâng cao vai trò Thanh tra tỉnh trong việc giúp UBND tỉnh thực hiện các chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính cấp huyện.

Thứ ba: Bổ sung, cụ thể hóa các quy định về thanh tra viên và điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, góp phần tăng cường năng lực của ngành Thanh tra, xây dựng đội ngũ công chức thanh tra từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác thanh tra nói chung và thanh tra NSNN cấp huyện

Cần đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện của các chức danh Thanh tra viên, và Thanh tra viên chính như: trình độ học vấn, năng lực thanh tra (trước khi trở thành thanh tra viên cần xem xét năng lực trong quá trình cộng tác viên thanh tra),… Những Thanh tra viên và Thanh tra viên chính thực hiện thanh tra NSNN cần có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý NSNN, ví dụ như: các khoản mục chi, định mức chi.

Mặt khác, để nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước thì hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện nên xem xét việc giao cho chính những công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong những cơ quan này trực tiếp tiến hành thanh tra và quyết định xử lý vi phạm làm cộng tác viên thanh tra sẽ bảo đảm được tính kịp thời, hiệu quả của hoạt động thanh tra, bảo đảm được cả về số lượng và chất lượng của hoạt động thanh tra quản lý NSNN cấp huyện.

Thứ tư: Phân biệt rõ hơn thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành, để trên cơ sở đó xác lập trình tự, thủ tục phù hợp với từng loại hình hoạt động thanh tra, tạo điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra

Trên cơ sở trình tự, thủ tục thanh tra do Luật quy định, UBND các tỉnh, các Sở cần ban hành các Quy trình thanh tra phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình như:

Sở Tài chính ban hành Quy trình thanh tra tài chính đối với các dự án đầu tư, xây dựng, Quy trình thanh tra tài chính tại các cơ quan hành chính, Quy trình thanh tra tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, Quy trình thanh tra tài chính các doanh nghiệp; UBND tỉnh ban hành các Quy trình thanh tra chấp hành pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, quy trình thanh tra quản lý, sử dụng đất đai. Đây chính là việc quy chuẩn hóa các bước thanh tra từ khâu chuẩn bị, tiến hành cho đến khi kết thúc thanh tra, giúp cho cán bộ thanh tra, người làm công tác thanh tra có điều kiện thực hiện tốt hơn các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nâng cao chất lượng kết luận thanh tra để đáp ứng những yêu cầu đặt ra từ thực tế và trong quản lý nhà nước.

Thứ năm: Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra

Để tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra hơn nữa cần có các quy định theo hướng mở rộng hơn về thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra. Ngoài thành phần bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì thanh tra, Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, cần mời thêm đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết định thanh tra trong các trường hợp cần thiết. Đây chính là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra.

Kết luận thanh tra phải được người ra kết luận thanh tra công khai trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký, trừ những nội dung trong kết luận thuộc bí mật nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, báo chí và nhân dân giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra. Người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cụ thể là Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hưng Yên, Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh các huyện, thành phố nơi tiến hành thanh tra; đưa lên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Thanh tra tỉnh, đồng thời thực hiện niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Ngoài ra, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc cho các cuộc thanh tra có liên quan.

Triển khai thực hiện tốt công khai, minh bạch trong các hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra NSNN cấp huyện nói riêng không chỉ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện chủ trương công khai, minh bạch, mà còn phát huy cơ chế giám sát đối với hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra.

Thứ sáu: Bảo đảm thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện triệt để những quy định của Luật thanh tra năm 2010 về việc nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra, tăng cường công khai, minh bạch trong việc xử lý kết luận thanh tra. Cần phải có chế tài sử phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đưa ra các khung hình phạt cụ thể đối với từng đối tượng vi phạm và kể cả đối với những cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm giám sát, thực thi kết luận thanh tra nhưng không hoàn thành đúng tiến độ và yêu cầu của kết luận thanh tra.

Bên cạnh đó, cũng cần có quy định, chế tài sử phạt rõ ràng đối với các đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu có những hành vi vi phạm pháp luật như: không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra; chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra; vu cáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra; đưa hối lộ; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Một mặt khác, để đảm bảo pháp chế, cần quy định cụ thể hơn nữa đối với các trường hợp trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà

không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy: Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan thanh tra tỉnh với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động thanh tra

Để tăng cường hiệu lực của các kết luận thanh tra, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về thời hạn, trình tự chuyển giao hồ sơ từ Thanh tra tỉnh cho các cơ quan Công an, Viện kiểm soát, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật quản lý NSNN cấp huyện. Theo chiều ngược lại cũng cần có các quy định về thời hạn, trình tự xử lý các vi phạm của các cơ quan trên.

UBND tỉnh Hưng Yên nên tổ chức ký kết các quy chế phối hợp với các ngành hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Xây dựng và ban hành các văn bản xác định rõ trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong tỉnh như Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý những sai phạm về quản lý NSNN cấp huyện. Từ đó làm căn cứ xác định trách nhiệm của cơ quan liên quan, đối tượng thanh tra, đoàn thanh tra trong trường hợp kết luận thanh tra còn thiếu đúng đắn, như bỏ lọt sai phạm, không làm rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 97 - 128)