2.2.2.1. Kinh nghiệm thanh tra của một số địa phương * Kinh nghiệm thanh tra của tỉnh Hà Tĩnh
Trong giai đoạn 2010-2015 toàn tỉnh Hà Tĩnh có 10.549 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận 15.211 đơn; đã giải quyết 5.012/5.505 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 91%; kiểm tra, giải quyết 2.247/2.264 vụ tố cáo, đạt tỷ lệ 99,24%. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đãxử lý kỷ luật 8 tập thể và 101 cá nhân các hình thức (khiển trách 40; cảnh cáo 34; cách chức 9; hạ ngạch 1; buộc thôi việc 2 trường hợp); đưa vào quản lý 13.799m2 đất, thu hồi về ngân sách 1.950,9 triệu đồng; thu hồi về cho cá nhân 2.201m2 đất, 484 triệu đồng; thu hồi cho tập thể 3.000m2đất, gần 300 triệu, đình chỉ, cắt hưởng chế độ 51 trường hợp (liệt sỹ 1; thương binh 50), phát hiện đề nghị, cắt khen thưởng huân chương các loại đối với 12 trường hợp. Ngoài ra, qua công tác thanh tra, Cơ quan Thanh tra tỉnh chuyển Cơ quan Điều tra Công an tỉnh xử lý 3 vụ việc; minh oan và khôi phục quyền lợi cho hàng trăm người. Đáng chú ý, đến nay cơ bản trên địa bàn tỉnh không tồn đọng vụ việc khiếu nại, tố cáo (Nguyễn Kiên Tùng, 2015).
Để làm tốt công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh, cán bộ và nhân viên Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh luôn quán triệt các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh đã tham mưu cho UBND tỉnh, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động PCTN, lãng phí; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật PCTN; tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, trong đó trọng tâm là thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Chính phủ, triển khai kiểm tra trách nhiệm việc chấp hành Luật PCTN (Nguyễn Kiên Tùng, 2015).
Song song với các nhiệm vụ trọng tâm, Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh luôn tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cho 7.800 cán bộ, công chức và cán bộ cốt cán các đơn vị cơ sở qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như sự hiểu biết pháp luật về quản lý Nhà nước. Đồng thời, chỉ đạo thanh tra các huyện, thị xã, TP; thanh tra các sở, ban, ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện 12 nội dung về các quy định của pháp luật PCTN, kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý tài chính - ngân sách (Nguyễn Kiên Tùng, 2015).
Làm tốt các công tác trên, tập thể Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh đã vinh dự được đón nhận nhiều Bằng khen, Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra
Chính phủ, UBND tỉnh; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2010, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2015 (Nguyễn Kiên Tùng, 2015).
* Kinh nghiệm thanh tra của tỉnh Kiên Giang
Từ năm 2010 - 2015, ngành Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã triển khai và kết thúc 3.552 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng… Qua đó, kiến nghị thu hồi cho ngân sách 381 tỷ đồng, 40 chỉ vàng, 1.361 USD, 53 tấn lúa, 76.739 ha đất, 34 nền nhà, chuyển cơ quan điều tra xử lý số tiền sai phạm 13,05 tỷ đồng, giao cơ quan Thuế thu 170,82 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính bằng nhiều hình thức 692 tập thể, 3.075 cá nhân, xử lý bằng pháp luật 49 vụ/106 đối tượng. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được 10.197/10.264 vụ việc khiếu nại, tố cáo; đạt tỷ lệ 99,35% (Minh Tâm, 2015).
Đáng chú ý, qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thanh tra Kiên Giang đã phát huy kịp thời những mặt tiến bộ, khắc phục hạn chế của các đơn vị được thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, ngành đã góp phần chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh đề xuất UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05, tạo điều kiện để hội nông dân các cấp tham gia giải quyết KN có liên quan đến nông dân; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 4.709 lượt cán bộ cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ, trình tự thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính lần đầu, hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở. Chính vì vậy, công tác giải quyết khiếu kiện hành chính lần đầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đạt trên 98%, hòa giải tranh chấp đất đai tại chỗ đạt 85%, trong đó hòa giải thành công đạt từ 65 - 75% (Minh Tâm, 2015).
Thanh tra tỉnh Kiên Giang luôn đặc biệt chú trọng đến công tác phòng chống tham nhũng, thường xuyên tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm soát công tác thu chi ngân sách nhà nước của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Thông qua công tác thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn ngành đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, hành vi tham ô, lập quỹ trái phép, thanh - quyết toán khống để vụ lợi cho tập thể, cá nhân, số tiền là 13,05 tỷ đồng. Tính đến nay, thanh tra các cấp cùng cơ quan cảnh sát điều tra, viện Kiểm sát nhân dân đã xử lý thu hồi được 12,235 tỷ đồng, đạt 93,75%, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra khởi tố, điều tra theo quy định pháp luật 49 vụ/106 đối tượng (Minh Tâm, 2015).
* Kinh nghiệm thanh tra của tỉnh Hải Dương
Trong thời gian qua, ngành Thanh tra Hải Dương liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành đánh giá được thực trạng tình hình chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cơ quan, đơn vị được thanh tra. Đồng thời tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp giúp cấp ủy, thủ trưởng các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, đặc biệt là những đề xuất giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp, đông người xảy ra ở một số nơi, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh (Phương Hiếu, 2015).
Thanh tra tỉnh Hải Dương đã tiến hành thanh tra trong nhiều lĩnh vực tra, trong đó có nhiều cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ giao như thanh tra việc quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản; thanh tra ngành Thuế; thanh tra cổ phần hoá. Riêng Thanh tra tỉnh đã tổ chức thanh tra, giải quyết có hiệu quả một số vụ việc có tính chất phức tạp theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh như: Vụ đấu thầu khu đô thị mới phía Đông TP Hải Dương, thực hiện xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật khu phố thương mại và siêu thị Chợ Cuối; thanh tra đấu thầu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Giang… Qua đó, phát hiện sai phạm với tổng số tiền 100,2 tỷ đồng; đã thu và giảm quyết toán được trên 60 tỷ đồng. Kiến nghị thu hồi hơn 27,8 nghìn m2 đất các loại; khôi phục quyền lợi cho 13 người và kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 225 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét và xử lý hình sự 3 vụ (Phương Hiếu, 2015).
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn ngành đã tiếp 33,5 nghìn lượt người, nhận 19,9 nghìn đơn thư các loại; đã chủ động xem xét, xác minh, kết luận kiến nghị để thủ trưởng các cấp, ngành ra quyết định giải quyết 4.350/4.587 vụ việc thuộc thẩm quyền. Chất lượng tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng được nâng lên, hạn chế được tình trạng chuyển đơn lòng vòng, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Đến nay, nhiều điểm khiếu kiện phức tạp, đông người đã cơ bản ổn định, công dân đã đồng tình với chủ trương, chính sách của Nhà nước (Phương Hiếu, 2015).
Để nâng cao hiệu lực cá hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh Hải Dương đã xây dựng và ban hành các tiêu chí thi đua trong lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC); tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nhiều
văn bản quản lý Nhà nước về KN,TC, xử lý sau thanh tra và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Toàn ngành đã tiếp 33,5 nghìn lượt người, nhận 19,9 nghìn đơn thư các loại; đã chủ động xem xét, xác minh, kết luận kiến nghị để thủ trưởng các cấp, ngành ra quyết định giải quyết 4.350/4.587 vụ việc thuộc thẩm quyền. Chất lượng tiếp dân và giải quyết KN,TC ngày càng được nâng lên, hạn chế được tình trạng chuyển đơn lòng vòng, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Đến nay, nhiều điểm khiếu kiện phức tạp, đông người đã cơ bản ổn định, công dân đã đồng tình với chủ trương, chính sách của Nhà nước (Phương Hiếu, 2015).
Kết quả của các phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Hải Dương đã tác động chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong công tác thi đua khen thưởng. Việc xây dựng chương trình kế hoạch công tác thi đua hàng năm cụ thể, sát với tình hình thực tế và gắn với phong trào thi đua yêu nước của mỗi địa phương, đơn vị. Thông qua công tác thi đua, ngành Thanh tra tỉnh Hải Dương đã từng bước đổi mới phương thức hoạt động, có biện pháp sáng tạo, phong phú, phù hợp để tổ chức thực hiện. Đặc biệt là đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thanh tra các cấp, làm cho hoạt động của ngành tuân thủ theo pháp luật, có phương pháp công tác sâu sát, hiệu quả hơn, chất lượng chuyên môn được nâng cao hơn. Đồng thời, thực hiện tốt việc tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, bình bầu, xếp loại thi đua và đề nghị khen thưởng kịp thời, tạo động lực cho phong trào thi đua đạt kết quả cao (Phương Hiếu, 2015).
Từ các kinh nghiệm về hoạt động thanh tra của các quốc gia trên thế giới, cũng như kinh nghiệm của các tỉnh thành trong nước cho thấy hoạt động thanh tra là một hoạt động trọng điểm có tác dụng quyết định đến việc phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên hoạt động thanh tra có liên đới đến hầu hết các ban ngành kinh tế - xã hội khác. Vì vậy để đảm bảo được công tác thanh tra đặc biệt là thanh tra ngân sách nhà nước có tính hiệu lực cao thì phải có sự kết hợp khăng khít giữa các ban, ngành với đơn vị thanh tra, thắt chặt quản lý cán bộ ví dụ như việc trích giữ quỹ lương của Singapore; mặt khác về ngân sách phải tăng cường phân cấp quản lý chặt ngân sách như Nhật Bản. Song song với việc quản lý thắt chặt, cần chú trọng tới khuyến khích, bảo vệ những người tố giác như kinh nghiệm của Trung Quốc, vì cộng đồng nhân dân là tai mắt của Nhà nước.
2.2.2.2. Một số nghiên cứu có liên quan
thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai”. Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai, những kết quả của hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai, đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai.