Thanh tra ngân sác hở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 38 - 41)

* Singapore

Singapore là một trong những nước thành viên của ASEAN có nền kinh tế phát triển nhất. Đây cũng là một quốc gia có bộ máy Nhà nước trong sạch, được thế giới coi là nước hiếm thấy có tham nhũng. Theo đúc kết của nước này, đó là do họ thực hiện tốt công tác thanh tra với giải pháp “4 không với tham nhũng” một cách thực sự hữu hiệu:

- Không dám tham nhũng: theo chế tài của Chính phủ Singapore, một công chức nhà nước thì hàng tháng phải trích một tỷ lệ tiền lương để gửi quỹ tiết kiệm, số tiền này do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo hồ sơ công chức. Khi công chức nghỉ hưu, số tiền ấy hoàn toàn thuộc về công chức đó, tuy nhiên nếu phạm tội tham nhũng thì số tiền sẽ bị Nhà nước trưng thu. Vì lẽ đó mà hạn chế được tệ nạn tham nhũng.

- Không thể tham nhũng: Hàng năm các viên chức, công chức, quan chức đều phải làm tờ khai báo tài sản một lần vào thời gian quy định. Việc làm này nhằm để báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về các tài sản của bản thân và của vợ hoặc chồng.

- Không cần phải tham nhũng: Chính phủ Singapore quy định mức trả tiền lương đảm bảo cho công chức, viên chức, quan chức đều đủ theo mức sống chung của xã hội, còn có thể chu cấp cho gia đình, đảm bảo cho con học hành. Chính vì vậy nên không ai cần phải tham nhũng.

- Không được tham nhũng: Nhà nước Singapore quy định, công chức, quan chức Nhà nước chỉ được nhận quà với trị giá 100SGD trở xuống. Nếu trên mức đó thì phải từ chối nhận quà, hoặc làm báo cáo xin phép lãnh đạo trực tiếp và được cho phép mới được nhận. Còn nếu ai "dấm dúi" hối lộ và nhận hối lộ khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì sẽ bị xử lý theo luật hình sự - bất luận người đó giữ chức vụ gì.

Từ những điều luật, quy định được ban hành cụ thể như trên, cùng với cách quản lý chặt chẽ đã tác động chi phối đến công tác thanh tra nên hiệu lực thanh tra cũng được phát huy, từng bước giúp Singapore đẩy tệ nạn tham nhũng ra khỏi đất nước mình.

Mặt khác, Chính phủ Singapore cũng kiểm soát rất chặt chẽ việc chi ngân sách, thực hiện lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra và việc kế hoạch chi ngân sách phải theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Qua đó luôn thanh tra, giám sát chặt chẽ theo kế hoạch chi ngân sách(Lê Tiến Hào, 2012).

* Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản áp dụng cơ chế phân cấp ngân sách linh hoạt để điều hòa nguồn lực giữa các cấp ngân sách được công bằng. Phân định rõ các nhiệm vụ chi rất cụ thể cho từng cấp ngân sách. Công tác thanh tra ngân sách cũng được tiến hành đi sâu, bám sát theo từng cấp, từng nhiệm vụ chi ngân sách. Từ đó nâng cao hiệu quả cũng như hiệu lực của các cuộc thanh tra ngân sách.

Nhật Bản quản lý chi ngân sách chú trọng đến hiệu quả của chi ngân sách, có tác động gì đến việc khai thác nguồn thu và kích thích các đơn vị thụ hưởng ngân sách chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị. Qua đó công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách cũng đánh giá dựa trên hiệu quả của chi ngân sách(Lê Tiến Hào, 2012).

* Trung Quốc

Để đẩy mạnh công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, năm 2004, Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành qui định mới bài trừ tham nhũng, không loại trừ bất kể cấp lãnh đạo nào. Đây được xem là cao điểm của hoạt động bài trừ tham nhũng suốt 13 năm qua, tiếp sau bốn biện pháp mới chống tham nhũng vừa công bố gần đây. Cụ thể là bốn biện pháp:

- Biểu dương những tấm gương tố giác tham nhũng.

- Tập trung lực lượng kiểm tra xử lý: Trung Quốc chủ trương điều động các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ có nhiều kinh nghiệm và phẩm chất chống tham nhũng để tổ chức thành các đoàn kiểm tra thường xuyên dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi kiểm tra ở tỉnh (hoặc bộ) nào thì trưởng đoàn không phải là người của địa phương hoặc cơ quan bị kiểm tra.

Trung Quốc thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra cấp Nhà nước thực hiện kiểm tra ở các Bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh thành để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, tránh tình trạng như trước đây khi phát hiện thì đã quá nặng, hết đường cứu chữa.

- Phối hợp quốc tế chống tham nhũng

Hơn 4.000 quan chức tham nhũng mang theo 5 tỉ nhân dân tệ đang cùng gia đình sống ung dung ở nước ngoài là một trong những vấn đề nhức nhối trong công tác chống tham nhũng ở Trung Quốc. Phần lớn trong số này hiện định cư tại Mỹ, Canada, Úc, New Zealand... Năm qua Trung Quốc đã tham gia ký hai công ước: Công ước của Liêp Hợp Quốc về tấn công tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, nhằm phối hợp chống tội phạm trên bình diện quốc tế. Để ngăn chặn làn sóng tội phạm chạy ra nước ngoài, việc kiểm tra gắt gao các giấy tờ và lý do xuất cảnh đã trở thành việc làm thường xuyên ở Trung Quốc; năm 2003, gần 150 hạng mục ra nước ngoài khảo sát đã bị hủy bỏ. Hiện Trung Quốc đang ra sức thuyết phục chính phủ các nước về việc dẫn độ các tội phạm Trung Quốc về nước xử lý, tuy Trung Quốc chưa ký kết điều ước song phương về dẫn độ với các nước này.

- Chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế

Năm 2003 được xem là năm khởi đầu của Trung Quốc thực thi phương thức chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế, ngăn ngừa tham nhũng ngay từ đầu nguồn và là năm khởi đầu hội nhập luật pháp quốc tế về chống tham nhũng. Năm 2003 cũng là năm hình thành “điều lệ giám sát trong Đảng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều lệ này được xem là một bản tuyên ngôn của Đảng mang tính lịch sử về tự giám sát, tự ràng buộc sau 54 năm chấp chính (Nguyễn Thành Tuệ, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 38 - 41)