Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 64)

3.2.4.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra

chi phí, phương tiện đi lại, thời gian khảo sát, thời gian tiến hành thanh tra).

Nhóm tiêu chí đánh giá sự phù hợp, đúng đắn của hoạt động thanh tra (nội dung, đối tượng, kế hoạch chi tiết triển khai cuộc thanh tra).

Nhóm tiêu chí đánh sự am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra (khả năng áp dụng những phương pháp thanh tra một cách linh hoạt, phù hợp hay không, có nhanh chóng chỉ ra được những tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý chi ngân sách huyện hay không).

Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra (số lượng phát hiện sai phạm, các kiến nghị, kết luận).

Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra (chứng cứ, khách quan, tính thời sự, thời gian và chi phí, sự phối kết hợp giữa các ban ngành có liên quan).

3.2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh tra

- Tỷ lệ các cuộc thanh tra hoàn thành đúng tiến độ (%).

- Tỷ lệ các cuộc thanh tra tuân thủ đúng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thanh tra (%).

- Tỷ lệ các cuộc thanh tra có kết luận có tính thuyết phục cao đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan (%).

- Số lượng các sơ hở, sai phạm hoặc điểm sáng trong công tác thu, chi ngân sách huyện được phát hiện đã được sửa đổi, khắc phục hoặc nhân rộng những điển hình tiêu biểu.

- Tỷ lệ số vụ vi phạm qua thanh tra (%).

- Số tiền ngân sách bị xâm hại, bị chi sai phát hiện được qua thanh tra. - Tỷ lệ số tiền thu hồi được qua thanh tra (%).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THANH TRA NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1. Thực trạng công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra ngân sách cấp huyện cấp huyện

Mọi cuộc thanh tra có hiệu quả thì phải tiến hành theo một quy trình nhất định, được quy định rõ tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra được thực hiện qua 3 bước: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra:

1/ Chuẩn bị thanh tra bao gồm: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra, ra quyết định thanh tra, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

2/ Tiến hành thanh tra bao gồm: Công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3/ Kết thúc thanh tra: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra, xem xét báo cáo kết quả thanh tra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, ký ban hành và công bố kết luận thanh tra, giao trả hồ sơ, tài liệu, tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.

Như vậy, quy trình thực hiện thanh tra được tiến hành qua 6 giai đoạn chính: Thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, và ra kết luận thanh tra.

Trong 6 giai đoạn này giai đoạn được các cán bộ thanh tra đánh giá là quan trọng nhất chính là giai đoạn thu thập thông tin. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập thông tin theo các tiêu chí gồm: Tình hình đặc điểm về địa lý, dân số, tổ chức hành chính và tình hình kinh tế xã hội của huyện. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của địa

phương. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân sách huyện; loại hình các cơ quan, tổ chức (cơ quan hành chính, cơ quan chính trị - xã hội. Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của kỳ dự kiến thanh tra. Những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình thực hiện. Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức nhà nước với ngân sách huyện và với các cơ quan, tổ chức, ngân sách xã thuộc huyện.

Các thông tin trên đều rất quan trọng để phục vụ việc lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra. Thông tin thu thập từ các nguồn:

- Từ cơ sở dữ liệu của cơ quan (dữ liệu tài liệu lưu trữ, theo dõi nắm tình hình); từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài) và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan.

- Từ khảo sát trực tiếp tại huyện dự kiến thanh tra.

Thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác giúp cho giai đoạn lập báo cáo khảo sát triển khai nhanh, và ra quyết định thanh tra đúng thời điểm, kịp thời đúng điểm nóng.

Các cuộc thanh tra nói chung và thanh tra ngân sách huyện của Thanh tra tỉnh Hưng Yên đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP. Tuy vậy, việc thực hiện các bước trong quy trình thanh tra vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn tới vẫn có hiện tượng bỏ sót lỗi, sai phạm trong quá trình thanh tra.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thanh tra về quy trình thực hiện thanh tra được thể hiện qua bảng số liệu 4.1. Qua điều tra khảo sát đánh giá của cán bộ thanh tra đối với việc thực hiện các bước của quy trình thanh tra cho thấy: hai giai đoạn thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát của thanh tra tỉnh Hưng Yên còn tồn tại nhiều yếu kém nhất; việc xác định đối tượng thanh tra, còn tồn tại nhiều tình trạng xác định chưa sát, chưa đúng đối tượng thanh tra. Việc xác định chưa sát, không đúng đối tượng điều tra làm lệch hướng điều tra, bỏ sót sai phạm, dẫn đến kết luận thanh tra không thuyết phục và không có hiệu lực trong khi đó đây lại là hai quy trình được nhiều cán bộ thanh tra đánh giá là quan trọng. Đây là một điểm yếu lớn của thanh tra Hưng Yên.

Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ thanh tra về quy trình thực hiện thanh tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung quản lý

Tốt Bình thường Chưa tốt Kém Xếp hạng quy trình quan trọng Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%)

1. Thu thập thông tin 12 40,00 13 43,33 3 10,00 2 6,67 1

2. Lập báo cáo khảo sát 12 40,00 14 46,67 3 10,00 1 3,33 2

3. Lập kế hoạch thanh tra 19 63,33 10 33,33 1 3,33 0 5

4. Tiến hành thanh tra 14 46,67 14 46,67 2 6,67 0 4

5. Báo cáo kết quả thanh tra 17 56,67 12 40,00 1 3,33 0 6

6. Ra kết luận thanh tra 15 50,00 13 43,33 2 6,67 0 3

4.1.2. Thực trạng công tác tiến hành các nội dung thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

4.1.2.1. Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước a. Tình hình lập dự toán thu chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn tình Hưng Yên

Thực hiện đúng chủ trương của luật ngân sách, đầu năm Sở Tài Chính căn cứ vào thực hiện thu chi Ngân sách của năm trước và nhu cầu ngân sách các huyện, thành phố và các sở ban ngành trong năm để lập dự toán ngân sách cho năm, dự toán này phải trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Cuối năm Sở Tài Chính tiến hành quyết toán ngân sách nhà nước trong toàn tỉnh, sau đó báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Tình hình dự toán và thực hiện chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên qua ba năm 2013 -2015 được thể hiện qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Dự toán và thực hiện chi ngân sách cấp tỉnh Hưng Yên qua 3 năm 2013 – 2015

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán chi NSNN 5.132.517 5.923.098 6.360.283 Quyết toán chi NSNN 7.288.018 6.705.883 7.072.593 So sánh (%) 142,00 113,22 111,20 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên (2016)

Qua Bảng 4.2 cho thấy, hầu hết các năm mức chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên đều vượt quá dự toán, tuy nhiên càng ngày Sở Tài chính càng đưa ra dự toán chính xác hơn, điều này được thể hiện bởi tỷ lệ chi NSNN vượt dự toán ngày càng được thu hẹp qua các năm 2013 – 2015, năm 2013 con số vượt dự toán là 2.155.501 triệu đồng, vượt 42% so với dự toán, đến năm 2015 con số vượt dự toán chỉ còn 712.310 triệu đồng, vượt 11,2% so với dự toán. Hưng Yên là tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu, vì vậy nhu cầu ngân sách phát sinh trong thực tế thường cao hơn so với dự toán, lượng ngân sách vượt dự toán được cấp bù từ nguồn ngân sách cấp trên.

Bảng 4.3. Dự toán chi ngân sách năm 2016 của tỉnh Hưng Yên

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016

1. Chi đầu tư phát triển 1.428.840

- Chi đầu tư XDCB 318.427 - Chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp 1.110.413

2. Chi thường xuyên 3.662.198

- Chi trợ giá cho các mặt hàng chính sách 6.000 - Chi sự nghiệp kinh tế 702.476 - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 1.068.701 - Chi sự nghiệp y tế 462.815 - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 29.500 - Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 36.266 - Chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 64.826 - Chi đảm bảo xã hội 315.392 - Chi quản lý hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể... 678.118 - Chi an ninh, quốc phòng,… 298.104

3. Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau 98.988

4. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 1.768.176

5. Chi khác 127.212

TỔNG CỘNG 7.085.414

Nguồn: Sở Tài Chính tỉnh Hưng Yên (2016)

Căn cứ vào tình hình chi NSNN những năm trước và dự báo nhu cầu ngân sách cho năm 2016 của các sở ban ngành và các địa phương trong tỉnh, Sở Tài Chính tỉnh đã lập dự toán chi NSNN của tỉnh trong năm 2016, được thể hiện trong Bảng 4.3 và Bảng 4.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2016 tổng nhu cầu chi NSNN của tỉnh Hưng Yên dự toán là 7.085.414 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.428.840 triệu đồng chiếm 20,17% tổng chi NSNN tỉnh, và chi thường xuyên là 3.662.198 triệu đồng, chiếm 51,69% tổng chi NSNN tỉnh. Dự toán chi NSNN cho giáo dục – đào tạo tăng mạnh lên 1.068.701 triệu đồng, chiếm 29,18% tổng chi thường xuyên của chi NSNN tỉnh.

Bảng 4.4. Dự toán chi NSNN các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên năm 2016

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 1. Thành phố Hưng Yên 645.923 2. Tiên Lữ 437.244 3. Phù Cừ 378.524 4. Ân Thi 547.256 5. Kim Động 462.699 6. Khoái Châu 661.515 7. Mỹ Hào 350.738 8. Yên Mỹ 411.505 9. Văn Lâm 328.203 10. Văn Giang 376.648 TỔNG CỘNG 4.600.255

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên (2016)

Năm 2016 dự toán chi ngân sách cho các huyện, thành phố trong toàn tỉnh là 4.600.255 triệu đồng, trong đó thành phố Hưng Yên và huyện Khoái Châu có mức chi NSNN cao nhất, trên 600 tỷ đồng.

Qua phân tích tình hình chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ta nhận thấy mức chi ngân sách qua các năm có sự biến đổi nhỏ, tuy nhiên khoản chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau càng ngày càng thu hẹp, đây là một vấn đề cần khắc phục. Khoản chi NSNN thực tế của tỉnh phụ thuộc vào cân đối giữa nguồn thu và các khoản chi của NSNN, tình trạng khoản chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau ngày càng thu hẹp cho thấy sự tích lũy cho tương lai kém, dễ

dẫn đến hiện tượng bội chi ngân sách.

b. Tình hình thanh tra công tác lập dự toán

Qua thanh tra phát hiện một số lỗi trong công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện như: Việc lập dự toán chi NSNN của các huyện điều tra chưa đầy đủ và chính xác các nhiệm vụ thu chi, dẫn đến việc trong quá trình điều hành thu chi NSNN, UBND huyện phải bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc.

Trong việc lập kế hoạch thu, chi Ngân sách chưa tạo được cơ sở vững chắc để lập cho nên có khi kế hoạch năm nay thấp hơn thực hiện năm trước. Xây dựng dự toán còn thiếu yếu tố tăng trưởng kinh tế, yếu tố trượt giá, chưa căn cứ vào năng lực thu thực tế để xây dựng kế hoạch.

Việc giao kế hoạch cho các xã, các cơ quan quản lý chưa có căn cứ kế hoạch của các đơn vị xây dựng và bảo vệ có cơ sở (giao theo tỷ lệ thực hiện năm trước). Một số đơn vị có số thu khác được để lại chi quản lý qua NSNN nhưng không được tổng hợp để giao kế hoạch, dẫn đến có đơn vị hoàn thành kế hoạch cao, có đơn vị không hoàn thành kế hoạch.

4.1.2.2. Thực trạng thanh tra việc chấp hành ngân sách nhà nước a. Tình hình thu chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2015 trên địa bàn 7.200 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa 4.840 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 2.350 tỷ đồng, thu từ xổ số kiến thiết 10 tỷ đồng. Thu từ thuế đạt 5.300 tỷ đồng tăng 6,4% so với thực hiện năm 2014; nhiều khoản thu năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 như: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực ngoài quốc doanh. Cụ thể, đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương, ước thực hiện cả năm 2015 được 23 tỷ đồng, vượt 21,1% dự toán pháp lệnh, tăng 17,4% so với thực hiện năm 2014, Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2015 đạt 2.100 tỷ đồng, đạt 106,1% so với dự toán pháp lệnh.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định, sản phẩm luôn giữ được thị phần chi phối, số nộp ngân sách có mức tăng trưởng ổn định, nộp NSNN ước đạt 151,4 tỷ đồng, đạt trên 65,8% dự toán. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh về kỹ thuật, thị trường xuất khẩu, vì vậy số thu ngân sách từ khu vực này đạt cao. Trong năm 2015, số thu NSNN từ khu vực này ước đạt 1.040 tỷ đồng, đạt 86,7% dự toán.

Khu vực các doanh nghiệp dân doanh có lực lượng đông đảo, hùng hậu nhất đã đóng góp cho NSNN cao nhất trong khối các doanh nghiệp. Do sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp dân doanh không ngừng phát triển, ý thức kê khai nộp thuế của nhiều doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng được nâng cao nên số nộp ngân sách từ khu vực kinh tế này đã có chuyển biến tích cực, số nộp NSNN đạt trên 1.754 tỷ đồng, đạt 88,5% dự toán.

Việc phân bổ, thực hiện ngân sách tỉnh Hưng Yên theo từng hoạt động chi được thể hiện qua Bảng 4.5.

Bảng 4.5 cho thấy, hàng năm các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN tỉnh Hưng Yên, và qua mỗi năm tỷ trọng này càng tăng cao, năm 2013 con số chi thường xuyên là 2.773.229 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,05% trong tổng chi NSNN tỉnh, thì đến năm 2015 con số này là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 64)