Tình hình sản xuất rau trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 29 - 32)

2.2.1.1. Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới

Từ khi thành lập cho đến nay, đã có rất nhiều nước tham gia vào sản xuất EUREPGAP. Một mặt nằm nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách sản xuất ra những sản phẩm an toàn theo những quy định bắt buộc, mặt khác để tăng cơ hội xuất khẩu rau ra thị trường nước ngoài. Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn EUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.

Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm.

Bảng 2.4. Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 2013-2016

ĐVT: USD Năm 2013 2014 2015 Ước 2016 Trung Quốc 267.987.780 358.585.580 205.045.554 692.248.893 Hoa Kỳ 46.942.736 54.560.653 22.747.132 36.766.032 Hàn Quốc 26.150.312 53.690.542 28.328.308 35.440.845 Nhật Bản 56.503.045 68.469.706 29.354.288 27.726.087 Hà Lan 22.402.115 35.988.897 14.344.943 22.970.818 Tổng số 419.985.988 571.295.378 299.820.225 815.152.675

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc (2016)

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ.

Bảng 2.5. Các nước nhập khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 2010-2014

ĐVT: 1000 USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Mexico 6.002.349 6.545.641 6.914.877 7.844.173 8.563.814 Chile 1.413.743 1.355.830 1.254.591 1.580.021 1.543.125 Canada 1.140.578 1.229.502 1.229.178 1.412.530 1.413.240 Guatemala 645.626 867.902 923.784 1.078.749 1.078.749 Costa Rica 810.620 830.798 853.533 899.832 985.058 Tổng 10.012.916 10.829.673 11.175.963 12.815.305 13.583.986

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc (2016)

Trong 20 năm qua với sự gia tăng về dân số, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao nên sản lượng rau trên toàn thế giới không ngừng tăng. Năm 1990 sản lượng rau trên thế giới là 441 triệu tấn đến năm 2000 đã đạt 602 triệu tấn. Lượng rau tiêu thụ bình quân theo đầu người là 78 kg/năm. Riêng Châu

Á, sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng 3%/năm (khoảng 5 triệu tấn/năm). Trong đó các nước đang phát triển như: Trung Quốc đạt sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng 65 triệu tấn/năm. Ở Châu Á, lượng rau trên đầu người bình quân đạt 84 kg/người/năm, nhưng thay đổi đáng kể tuỳ theo từng nước.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau như: kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nông nghiệp...) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.

Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật công nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối. Đến nay, sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng có gì thay thế hoàn toàn hình thức sản xuất này. Chẳng hạn như sản xuất rau trong nhà kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trong khi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảm bảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào đó, với công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thể dự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa đông.

2.2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho rau

Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm và thời gian bón đạm là một trong những nhân tố cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của cây trồng (Cash và cs., 2002; Maryam, 2007). Một trong những dinh dưỡng quan trọng nhất hạn chế năng suất cây trồng đó là đạm, tuy nhiên thừa đạm có thể làm giảm năng suất và chất lượng giống đáng kể (AlBarrak, 2000; Fathy, 2009).

Cây trồng hấp thụ nitơ từ đất dưới dạng nitrat, sau đó được biến đổi thành các protein và các chất chứa nitơ khác. Nitrat chứa trong cây trồng là kết quả của sự cân bằng động giữa tốc độ hấp thu, đồng hóa, di chuyển. Trong điều kiện nhất định sự cân bằng này có thể bị gián đoạn dẫn đến việc rễ tích lũy nitrat nhanh hơn so với cây trồng chuyển đổi nitrat thành protein (Maryam, 2007). Nhu cầu bón đạm của các loại rau được phân thành 4 nhóm sau:

- Rất cao (200 - 400 kg N/ha): súp lơ, cải bắp đỏ, cải bắp sớm. - Cao (150 - 180 kg N/ha): cải thìa, bí đỏ, cà rốt muộn, cải bắp.

- Trung bình (80 - 100 kg N/ha): cải bao, dưa chuột, su hào, đậu rau, cà rốt sớm, cải bẹ xanh.

- Thấp (40 - 80 kg N/ha): đậu trắng, đậu Hà Lan, hành ta.

Các nghiên cứu ngoài nước cũng cho thấy: khi các dạng phân đạm (NH4+, NO3-) được bón ở thời kỳ bón thúc lần cuối cũng làm ảnh hưởng lớn đến tích lũy NO3- trong cây. Để hạn chế hàm lượng NO3- trong rau, trong cỏ chăn nuôi, sau bón ít nhất 3 tuần mới được thu hoạch (D.L. Grunes and W.H. Allaway, 1985; Đặng Thu Hòa, 2002)

Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy phân đạm đã làm tăng NO3-trong nông sản. Trong một giới hạn nhất định năng suất rau tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrat trong rau cũng tăng theo lượng phân đạm bón hay nói cách khác bón phân đạm cho cây là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng nitrat trong rau (WangZHao - Hui, 2004).

Phân bón sinh học là thành phần thiết yếu của nền nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong duy trì khả năng lâu dài độ màu mỡ bằng việc cố định khí nitơ (N=N) huy động cố định các dinh dưỡng đa và vi lượng hoặc biến P không hòa tan sang dạng thích hợp cho cây trồng làm tăng hiệu quả và giá trị có sẵn. Việc áp dụng phân bón sinh học không chỉ làm giảm việc sử dụng 20-50% phân bón hóa học, nhưng đồng thời làm tăng năng suất cây trồng từ 10-20%. (Sheraz Maldi et al., 2010).

Các kết quả nghiên cứu về hàm lượng nitrat trong rau ở Nga đã chỉ ra rằng: sử dụng phân hữu cơ sinh học có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrat trong cần tây từ 1.198-1974 mg/kg đồng thời làm tăng năng suất và giảm hàm lượng muối trong đất (Cao Thị Làn, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)