Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 60 - 63)

4.2.4.1. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính

Chúng tôi tiến hành điều tra, phân tích hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở Thành phố Bắc Ninh và tổng hợp kết quả ở bảng 4.11.

Trong sản xuất lúa, các giống lúa thuần được sản xuất với diện tích lớn, trong đó giống Khang dân 18 có quả kinh tế không cao (lãi 14,73 tr.đ/ha), thấp hơn một số giống lúa thuần khác có chất lượng gạo ngon, năng suất cao như Thiên ưu 8, TBR225,…. Các giống lúa lai, giá giống cao nhưng cho năng suất cao nên hiệu quả kinh tế đạt cao. Các giống lúa thơm, lúa nếp tuy năng suất không cao nhưng giá Thành sản phẩm cao do vậy đạt hiệu quả kinh tế cao hơn giống Khang dân 18, cao nhất là lúa nếp (lãi 25 tr.đ/ha)

Đối với cây ngô, trên địa bàn huyện tập trung trồng chủ yếu các giống ngô nếp thương phẩm, lãi thu được từ cây ngô đạt 25,83 tr.đ/ha. Cây khoai lang cho thu lãi 20,56 tr.đ/ha.

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính Cây trồng Thời vụ Tổng thu

(tr.đ/ha) Tổng chi (tr.đ/ha) Lãi (tr.đ/ha) Lúa Xuân

- Lúa thuần: + Khang dân 18 42,69 27,96 14,73 + Thiên ưu 8 48,40 30,00 18,40 - Lúa lai (TH3-3) 52,08 32,13 19,96 - Lúa nếp (Nếp 97) 54,17 29,17 25,00 - Lúa thơm (HT số 1) 44,86 28,74 16,13 Ngô Xuân 75,00 49,17 25,83 Khoai lang 61,11 40,56 20,56 Đậu đũa 132,92 116,86 16,06 Cà chua Đông 208,33 172,86 35,47 Mướp hương 160,00 137,58 22,42 Cải bắp Đông 183,33 71,03 112,31 Súp lơ Đông 166,67 75,78 90,89 Cải ngọt 45,14 30,13 15,01 Cà xanh (cà múi) 131,25 92,75 38,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và phòng Kinh tế Thành phố (2016)

4.2.4.2. Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt chính

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế một số công thức trồng trọt chính ở địa bàn Thành phố Bắc Ninh được tổng hợp trong bảng 4.12.

Kết quả điều tra cho thấy: Có 8 công thức trồng trọt chính, công thức chuyên lúa ở vùng này là 335 ha, chiếm 29,92% diện tích, công thức lúa – màu chiếm khoảng 4,18% diện tích, công thức chuyên màu chiếm gần 66,0% diện tích. Các công thức trồng trọt ở vùng này có vai trò chủ chốt trong việc làm tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế.

+ Công thức 2: Lúa xuân - Lúa mùa - Cải bắp là công thức cho lãi cao nhất trên chân đất 2 lúa - 1 màu. Với tổng chi phí là 126,73 triệu đồng/ha/năm công thức này cho lãi 135,185 triệu đồng/ha/năm. Đây là công thức triển vọng trên chân đất 2 lúa - 1 màu, vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Các công thức chuyên màu: 3, 4, 5, 6, 7, 8 mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công thức 8 có tổng thu nhập khá cao, tuy nhiên tổng chi phí vật chất và chi phí lao động cao nên không cho lãi cao.

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt chính STT Hệ thống cây trồng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng thu (tr.đ/ha) Tổng chi (tr.đ/ha) Lãi (tr.đ/ha)

1 Lúa xuân - Lúa mùa 335 10,21 78,58 55,70 22,88 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Cải bắp 50 1,52 261,91 126,73 135,18 3 Ngô xuân - Đậu đũa - Cải ngọt - Súp lơ 35 1,07 419,72 271,93 147,79 4 Ngô xuân - Ngô hè thu - Cải bắp 100 3,05 325,00 169,36 155,64 5 Ngô xuân - Mướp hương - Cải bắp 47 1,43 418,33 257,78 160,56 6 Cà chua - Đậu đũa - Cải bắp 42 1,28 514,58 332,97 181,61 7 Cải bắp - Cà xanh – Ngô 35 1,07 385,30 207,81 177,50 8 Cải bắp - Ngô - Cà chua 52,3 1,59 452,39 287,92 164,47 9 Các công thức khác 423,3 12,91

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)