Nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng tương đối lớn đối với năng suất, chất lượng rau. Trong rau có đến 75-85% là nước, vì vậy khi thiếu nước nó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây rau, thừa nước làm giảm hàm lượng đường, muối,... làm rau nhạt. Nước còn là yếu tố cơ bản để quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, đến trạng thái chất nguyên sinh. Tóm lại, nước là một nguyên tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng.
Bảng 4.15. Thực trạng sử dụng nước và kỹ thuật tưới rau
Chỉ tiêu Tiêu chí đánh giá Số hộ điều tra Tỷ lệ (%)
Nguồn nước tưới
Giếng khoan 34 56,7
Tự nhiên ao, hồ, sông 24 40 Nước thải công nghiệp, sinh hoạt 2 3,3 Thời
điểm tưới
Giai đoạn đầu 60 100 Giai đoạn sau 43 71,7
Cả hai 56 93,3 Thời gian tưới Tưới sáng 32 53,3 Tưới chiều 60 100 Trưa 0 0 Cách tưới Tưới rãnh 52 86,7 Tưới gốc 28 46,7
Tưới phun mưa 8 13,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Hầu hết cây hấp thụ các chất theo nguồn nước tưới, các kim loại nặng, các nguồn gây bệnh tồn tại trong nước. Vì vậy, nguồn nước tưới còn cần phải đảm bảo mức độ an toàn cho sản phẩm thu hoạch.
Qua kết quả điều tra chúng tôi có nhận xét sau:
- Về nguồn nước tưới: Có 56,7% hộ sử dụng nước giếng khoan, 40% các hộ sử dụng nguồn nước tự nhiên ao, hồ và có 3,3% số hộ dùng nước thải công nghiệp, sinh hoạt làm nước tưới cho rau.
- Thời điểm tưới: Hầu hết các hộ tưới cho rau cả 2 giai đoạn (giai đoạn đầu và giai đoạn sau) chiếm 93,3%.
- Thời gian tưới: 53,3% số hộ điều tra tưới sáng, không có hộ nào tưới trưa, còn lại hầu hết các hộ đều tưới vào buổi chiều, đây là thời điểm thích hợp để tưới cho cây.
- Cách tưới: 86,7% hộ tưới rãnh, 46,7% hộ tưới gốc và có 13,3 % hộ tưới phun mưa. Như vậy đa số các hộ đều chọn phương pháp tưới rãnh, đây là phương pháp tưới phổ biến, tiết kiệm được công lao động nhưng phải có nguồn nước dồi dào.