Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 42)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh. Với vị trí địa lý như vậy nên Thành phố Bắc Ninh rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như việc giao thương với bên ngoài.

Về địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp với huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang; + Phía Nam giáp với huyện Tiên Du;

+ Phía Đông giáp với huyện Quế Võ; + Phía Tây giáp với huyện Yên Phong.

Thành phố Bắc Ninh là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

Với vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, cách Thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km là nơi chuyển giao khoa học công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các Thành phố vệ tinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bắc Ninh còn là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa...) có tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và sản xuất nông nghiệp. Để sản xuất đạt hiệu quả cao, cần nắm chắc quy luật diễn biến các yếu tố thời tiết trong năm. Từ đó tận dụng tối đa những yếu tố có lợi và né tránh những yếu tố bất lợi để lựa chọn những loại cây trồng, xây dựng hệ thống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.

Bắc Ninh nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên chịu ảnh hưởng của hệ thống gió mùa, mang tính chất đặc trưng của khí hậu miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa tương đối rõ rệtđược thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diễn biếnmột số yếu tố khí hậu ở Thành phố Bắc Ninh

(Số liệu trung bình, từ năm 2012-2016)

Tháng Nhiệt độ (0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%) Lượng bốc hơi tháng (mm) Tối cao Tối thấp Trung bình 1 26,2 7,2 15,5 49,0 15,7 80,8 62,3 2 28,5 8,7 17,9 37,3 20,1 85,5 47,3 3 30,5 8,8 20,4 32,8 68,4 88,4 53,6 4 36,3 14,6 24,7 77,4 79,7 84,9 72,1 5 39,6 20,6 28,4 185,1 202,3 82,1 102,2 6 38,8 22,8 29,7 155,6 244,1 79,4 100,8 7 38,0 23,6 29,2 154,4 270,6 82,1 94,1 8 37,8 23,3 28,8 165,9 339,1 83,6 85,5 9 36,1 21,2 27,6 122,3 250,2 83,8 75,7 10 34,7 18,6 25,8 131,4 149,8 78,8 90,6 11 35,0 15,1 23,2 92,4 52,3 79,0 70,3 12 30,5 6,6 17,4 86,4 26,8 77,3 74,3 Cả năm 8.791,3 1.290,0 1.719,2 928,8

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Ninh (2016)

- Nhiệt độ: Tổng tích ôn trong năm tương đối cao, khoảng 8.400 - 9.2000C, có 9 tháng nhiệt độ trung bình > 200C (từ tháng 3 đến tháng 11), nhiệt độ trung bình năm 24,10C, nhiệt độ này thích hợp với cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, trung bình 29,70C. Nhiệt độ tối cao nhiều năm có ngày lên tới 39,60C. Có 3 tháng nhiệt độ trung bình < 200C (các tháng 12, 1, 2), đây là khoảng thời gian có nhiệt độ hoàn toàn phù hợp với cây rau có nguồn gốc ôn đới, là điều kiện thích hợp để phát triển cây trồng vụ đông. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình 15,50C - 17,90C, thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của những cây rau có nguồn gốc xứ lạnh.

- Lượng mưa, lượng bốc hơi: Về chế độ mưa theo mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình 5 năm gần đây là 1.719,2 mm. Tuy nhiên, lượng mưa

phân bố ở các tháng trong năm không đều. Lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 8, trung bình 5 năm đạt 339,1mm. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 cao hơn lượng bốc hơi và chiếm 85% lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân trong năm là 150 ngày. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau ít mưa, lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi,cần chú ý nước tưới cho cây trồng. Tổng lượng nước bốc hơi trung bình trong năm là 928,8 mm. Căn cứ vào lượng mưa, lượng nước bốc hơi nhận thấy tháng 1, 2, 11, 12 là các tháng khô hạn nhất trong năm.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm từ 2012 - 2016 khoảng 1.290 giờ/năm, trung bình 107,5 giờ/tháng. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5 (185,1 giờ), tháng 3 có số giờ nắng ít nhất (32,8 giờ), số ngày không có nắng trung bình năm là 110 ngày.

- Độ ẩm không khí: Ẩm độ không khí khá cao, độ ẩm không khí trung bình năm là 82,1%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 10, 11, 12. Tháng 2, 3, 4 do có mưa phùn nên độ ẩm cao từ 85-89%, độ ẩm cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng đồng thời cũng tạo điều kiện để một số sâu bệnh hại cây trồng phát triển.

- Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp gây rét lạnh và thường kéo dài. Nên cần chú ý các biện pháp hạn chế thiệt hại do sương muối và lạnh cho cây trồng vụ Đông. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam, vào mùa hè thường kèm theo nóng, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Nhìn chung, khí hậu Thành phố Bắc Ninh mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng miền Bắc rất phù hợp cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng, bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói. Mùa đông với khí hậu khô lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

4.1.1.3. Đất đai

Đất nông nghiệp ở Thành phố Bắc Ninh đã và đang được khai thác theo tiềm năng, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, tăng nhanh nguồn nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ. Quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất Thành phố Bắc Ninh được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2016 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 8.493,2 100,00

1 Đất nông nghiệp 4.559,9 53,69

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.435,6 52,23

1.1.1 Đất cây trồng hàng năm 3.663,5 43,13

Đất trồng lúa 2.397,7 28,23 Đất trồng cây hàng năm khác 1.265,8 14,90

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 772,1 9,09

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 93,2 1,10 1.3 Đất nông nghiệp khác 31,1 0,37

2 Đất phi nông nghiệp 3.905,40 45,98

3 Đất chưa sử dụng 27,90 0,33

Nguồn: Phòng Tài nguyên&Môi trường Thành phố Bắc Ninh (2016)

Qua bảng 4.2 ta thấy hiện trạng sử dụng đất ở Thành phố Bắc Ninh năm 2016 có một số đặc điểm sau:

Tổng diện đất tự nhiên của Thành phố là: 8.493,2 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 4.559,9 ha chiếm 53,69%, đất phi nông nghiệp là 3.905,4 ha chiếm 45,98%, diện tích đất chưa sử dụng là 27,9 ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 4.435,6 ha, chiếm 52,23% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

- Diện tích đất trồng cây hàng năm là 3.663,5 ha, chiếm 43,13% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất trồng lúa: Diện tích 2.397,7 ha, chiếm 65,44% diện tích đất trồng cây hàng năm; được phân bố chủ yếu ở các xã vùng đồng

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 1.265,8 ha; được phân bố chủ yếu ở các xã vùng bãi.

+ Đất trồng cây lâu năm 772,1 ha chiếm 9,09% tổng diện tích đất tự nhiên; chủ yếu trồng các loại cây ăn quả như nhãn, cam, bưởi, táo, ổi...

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 93,2 ha, chiếm 1,10% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng là 27,9 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất bãi bồi ven sông.

Theo quy hoạch của Tỉnh và Thành phố Bắc Ninh trong tương lai gần, diện tích sản xuất nông nghiệp khu vực trong đồng hầu như không còn để nhường chỗ cho các công trình phục vụ công cộng. Diện tích đất còn lại phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Thành phố tập trung chủ yếu ở vùng bãi ven sông Đuống. Tuy nhiên, hiện nay trong khi các quy hoạch chưa được thực hiện thì vẫn tiếp tục sử dụng sản xuất nông nghiệp. Dự báo diện tích đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng cây hàng năm tiếp tục giảm xuống do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Do vậy, cần áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp là rất cần thiết.

4.1.1.4. Địa hình

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ, Tiên Du và một phần nhỏ ở Thành phố Bắc Ninh.

Địa mạo Thành phố Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng Sông Hồng, bề mặt trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc, địa chất có tính ổn định cao.

Với dạng địa hình trên của Thành phố Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng cây trồng, luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Song cũng có khó khăn là phải xây dựng các công trình tưới, tiêu cục bộ và đòi hỏi lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đối với từng dạng địa hình mới phát huy được hết tiềm năng đất đai ở Thành phố Bắc Ninh.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế:

Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh tế - xã hội của Tỉnh, Thành phố có

những đổi thay rõ nét, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra.

Kết quả phân tích quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế ở Thành phố Bắc Ninh được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế

(Giá so sánh năm 2010)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị Tổng số Tỷ đồng 8.685,5 9.529,2 10.619,1 11.956,6 13.515,3 TM - DV Tỷ đồng 3.469,2 3.954,5 4.570,6 5.321,1 6.210,0 CN - XD Tỷ đồng 4.125,0 4.468,1 4.915,5 5.466,5 6.135,3 N - L - TS Tỷ đồng 1.091,3 1.106,6 1.132,9 1.169,0 1.170,0 Cơ cấu Tổng số % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 TM - DV % 39,94 41,50 43,04 44,50 45,94 CN - XD % 47,49 46,89 46,29 45,72 45,40 N - L - TS % 12,57 11,61 10,67 9,78 8,66

Ghi chú: TM-DV (thương mại- dịch vụ), CN-XD (Công nghiệp- xây dựng), N - L - TS (Nông – Lâm- Thủy sản)

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (2015)

Trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Thành phố Bắc Ninh khá ổn định, bình quân đạt 13,22%/năm. Trong đó ngành Thương mại - Dịch vụ tăng nhanh nhất 17,04%/năm; Công nghiệp - Xây dựng đạt tăng 11,83%/năm; Nông - Lâm - Thủy sản tăng chậm 4,80%/năm.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trung bình đạt 10.861,1 tỷ đồng/năm. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 13.515,3 tỷ đồng, tăng 4.829,8 tỷ đồng so với năm 2011. Trong đó, giá trị Thương mại - Dịch vụ đạt 6.210 tỷ đồng, tăng 2.740,8 tỷ đồng so với năm 2011; Công nghiệp - Xây dựng đạt 6.135 tỷ đồng, tăng 2.010,4 tỷ đồng so với năm 2011; Nông - Lâm - Thủy sản đạt 1.170 tỷ đồng, tăng 78,7 tỷ đồng so với năm 2011.

Cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó ngành Công nghiệp-Xây dựng và ngành Thương mại- Dịch vụ tăng tỷ trọng từ 87,43% (năm 2011) lên 91,34% (năm 2015), tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thủy sản giảm từ 12,57% năm 2011 xuống 8,66% năm 2015. Năm 2015, ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm 45,95%, ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 45,40%; ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 8,66%. Điều đó khẳng định thế

mạnh hiện tại của Thành phố là sản xuất Công nghiệp- Xây dựng và Thương mại- Dịch vụ.

Đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, do vậy trong thời gian tới cần chú trọng phát triển ngành nông nghiệp và quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có giá trị kinh tế cao để đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu cho người dân trên địa bàn.

b. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

Hiện trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản của Thành phố Bắc Ninh được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hiện trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản

(Giá so sánh năm 2010) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị Tổng số Tỷ đồng 1.091,3 1.106,6 1.132,9 1.169,0 1.170,0 Nông nghiệp Tỷ đồng 1.084,5 1.099,3 1.124,3 1.158,4 1.159,3 Lâm nghiệp Tỷ đồng - - - - - Thủy sản Tỷ đồng 6,8 7,3 8,6 10,6 10,7 Cơ cấu Tổng số % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp % 99,38 99,34 99,24 99,09 99,09 Lâm nghiệp % 0 0 0 0 0 Thủy sản % 0,62 0,66 0,76 0,91 0,91 Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (2015)

Tổng giá trị sản xuất của các ngành Nông – Lâm – Thủy sản tăng dần từ năm 2011-2015, trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Trên địa bàn Thành phố không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Năm 2015 tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp đạt 1.159,3 tỷ đồng chiếm 99,09%; ngành thủy sản đạt 10,7 tỷ đồng chiếm 0,91%.

- Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Cùng với sự chuyển dịch các ngành kinh tế nói chung, các ngành sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt trung bình 1.134,0 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân 4,79%/năm, năm 2015 đạt 1.1170 tỷ đồng.

Bảng 4.5. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp Thành phố Bắc Ninh (Giá so sánh năm 2010) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị Tổng số Tỷ đồng 1.084,5 1.099,3 1.124,3 1.158,4 1.159,3 Trồng trọt Tỷ đồng 431,4 470,4 495,0 550,3 550,3 Chăn nuôi Tỷ đồng 636,6 612,4 612,8 592,2 593,7 DVNN Tỷ đồng 16,5 16,5 16,5 15,9 15,3 Cơ cấu Tổng số % 100,00 100,0 100,0 100,0 100,0 Trồng trọt % 39,78 42,79 44,02 47,50 47,47 Chăn nuôi % 58,70 55,71 54,50 51,12 51,21 DVNN % 1,52 1,50 1,47 1,37 1,32

Ghi chú: DVNN (dịch vụ nông nghiệp)

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (2015)

Qua bảng 4.5 cho thấy, từ năm 2011-2015 trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)