Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 63 - 66)

Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng rau là hàm lượng Nitrat tồn đọng vượt mức cho phép trên cây trồng trong giai đoạn thu hoạch. Điều này là hệ quả tất yếu của việc sử dụng phân hóa học trong đó có việc lạm dụng quá nhiều đạm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bảng 4.13. Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau Loại

phân

Loại rau

Lượng bón trung bình Phân chuồng

(kg/ha) Đạm (kg/ha) Lân(kg/ha) Kali (kg/ha) Rau an toàn Rau Thông thường Rau an toàn Rau Thông thường Rau an toàn Rau Thông thường Rau an toàn Rau Thông thường Cà chua 5.000 16,5 120 350 60 140,5 130 110,5 Cải bắp 5.000 18,6 120 410 80 128 330 130 Cải củ 10.000 8,3 55 150 55 90 65 115 Su hào 10.000 11,2 100 150,5 90 120 120 100 Súp lơ 10.000 10,5 100 150,5 80 120 120 80 Cải xanh 5.000 8,5 90 150 60 55 115 90

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua kết quả bảng 4.13 cho thấy: Hầu hết nông dân sử dụng phân bón đơn để bón cho rau, đăc biệt là các chủng loại rau ăn lá ngắn ngày. Trên 60% nông dân sử dụng đạm urê để bón cho rau, ít sử dụng phân bón phức hợp NPK, hoặc kết hợp với phân bón sinh học, kali, lân super để bón theo đúng quy trình.

* Về sử dụng phân chuồng:

Với kết quả điều tra về cách sử dụng phân chuồng có tới 68,6% số hộ được hỏi đều sử dụng lượng phân chuồng ít hơn định mức, và sử dụng phân chưa hoai mục, phân tươi hoặc sử dụng nước rửa chuồng, nước giải để tưới cho rau mà ít để ý tới thời gian cần thiết để hoai mục.

* Về sử dụng phân đạm

Trong các loại phân hoá học, đạm là một trong những nguyên tố vô cùng cần thiết đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng đạm quá mức sẽ làm tích luỹ hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau cao, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hàm lượng tích luỹ này cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào lượng đạm mà người nông dân cung cấp cho cây trồng của họ.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các hộ sản xuất rau điều tra thường sử dụng phân đạm để bón cho rau chủ yếu theo hai phương thức sau:

- Hoà một lượng đạm vào nước rồi tưới cho rau. Cách bón này thường được người dân áp dụng cho cây con, cây trong vườn ươm, lượng đạm hoà vào nước tưới cho cây thường theo định lượng tương đối, do đó lượng đạm cung cấp cho cây không đều nhau và khó kiểm soát.

- Kết hợp với những lần tưới nước cho rau (phần lớn là tưới rãnh), tiến hành rắc đạm trực tiếp lên mặt luống rau rồi dùng gáo té nước từ rãnh lên bề mặt luống cho đạm tan hết đồng thời đảm bảo độ ẩm cho rau phát triển. Đây là biện pháp sử dụng trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cho tới khi thu hoạch.

Thời gian tiến hành bón đạm và lượng đạm bón cũng khác nhau tuỳ thuộc vào cảm nhận của họ về mức độ sinh trưởng của cây trên đồng ruộng, đối với từng loại rau. Thông thường, lần bón đạm cho cây đầu tiên là sau khi trồng 7-10 ngày, khoảng cách giữa các lần bón dao động từ 5-7 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây trên đồng ruộng.

Bảng 4.14. Lượng đạm bón và thời gian cách ly trên một số loại rau Chỉ tiêu

Loại rau

Lượng bón (kg/ha) Thời gian cách ly Rau an toàn Rau SXTT Rau an toàn Rau SXTT

Lượng bón (kg/ha) Tỷ lệ hộ (%) Lượng bón (kg/ha) Tỷ lệ hộ (%) Số ngày Tỷ lệ hộ (%) Số ngày Tỷ lệ hộ (%) Cà chua 120 32,3 165,5 67,7 >15 16,5 <10 83,5 Cải bắp 120 35,4 185,6 64,6 >15 18,4 7-10 81,6 Cải củ 55 23,1 63,2 76,9 >15 23,1 7-10 76,9 Cải xanh 90 27.8 130 72,2 >15 15,5 5 84,5 Hành ta 130 32,0 150 68,0 >15 42,5 7-10 57,5 Su hào 100 38,2 128,4 61,8 >15 28,5 5-7 71,5 Súp lơ 100 18,5 127,4 81,5 >15 32,1 5-7 67,9

Ghi chú: SXTT (sản xuất thông thường)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.14 ta thấy: Có tới 61,8 % tới 81,5% số hộ bón lượng đạm cao hơn khuyến cáo trong qui trình sản xuất rau an toàn của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Kết hợp với kết quả bảng 4.13 thì mức bón trung bình của các hộ đối với các loại rau đều cao hơn lượng khuyến cáo. Thời gian cách ly từ lần bón cuối tới

lúc thu hoạch cũng ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự tích luỹ Nitrat trong sản phẩm rau.

Như vậy, việc sử dụng phân bón còn nặng theo kinh nghiệm, sự hiểu biết của người sản xuất đối với tác hại của đạm đối với độ an toàn của sản phẩm rau là còn thấp. Việc sử dụng phân tươi tưới cho rau còn khá phổ biến, và sử dụng tăng lên so với khuyến cáo của phân đạm cũng như thời gian cách ly từ lần bón đạm cuối tới lúc thu hoạch chưa đảm bảo cho thấy nguy cơ ô nhiễm các sản phẩm rau ở các vùng sản xuất rau ven Thành phố Bắc Ninh là còn cao.

* Về sử dụng phân lân, kali:

Phân lân và phân kali là 2 loại phân bón đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Đối với phân lân trong cây có vai trò tổng hợp và vận chuyển năng lượng thu được qua quá trình đồng hoá cacbon trong hợp chất photphat để sử dụng trong quá trình sinh trưởng. Năng lượng ATP cần cho quá trình quang hợp, quá trình sinh tổng hợp Protein và các quá trình sinh tổng hợp quan trọng khác.

Đối với kali trong cây đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy hoạt động quang hợp, quá trình vận chuyển các sản phẩm của quang hợp đã được tổng hợp như Protein từ lá đến các bộ phận khác của cây trồng. Đối với những sản phẩm rau, bên cạnh những vai trò nêu trên thì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của lân và kali là sự tham gia và thúc đẩy quá trình khử NO3- trong cây, làm giảm tác hại do bón quá nhiều đạm.

Trong quá trình điều tra chung, chúng tôi nhận thấy rằng: mức độ sử dụng lân và kali còn quá thấp, đặc biệt đối với các đối tượng cây rau ngắn ngày, rau ăn lá. Một số hộ còn chưa coi trọng việc sử dụng 2 loại phân này trong quá trình sản xuất.

- Phân supe lân đơn thường được trộn với phân hữu cơ trong quá trình ủ phân chuồng mà ít được sử dụng trực tiếp trong quá trình canh tác trên đồng ruộng.

- Phân kali thường được sử dụng trong trồng trọt các loại rau dài ngày, đặc biệt là các loại rau ăn quả. Việc bón kali cho cây thường được tiến hành với bón đạm, chủ yếu trong giai đoạn cây con, giai đoạn hình thành nụ, ra hoa và kết quả (đối với rau ăn quả). Ngoài ra, tập quán sử dụng tro bếp bón lót cũng cung cấp một lượng kali nhất định cho cây.

Kết quả bảng 4.13 cho thấy việc sử dụng lân, kali cho các loại rau ở đây là thấp hơn khuyến cáo. Điều này cảnh báo sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất trồng rau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)