Xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 87 - 118)

- Củng cố, duy trì và hình thành các hình thức hợp tác trong sản xuất rau an toàn. Hình thành hợp tác xã kiểu mới theo luật hợp tác xã 2012 số 23/2012/QH13 thông qua ngày 20/11/2012, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất của các hộ gia đình xã viên.

- Tăng cường năng lực hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp, nhất là ở những vùng sản xuất rau tập trung, khuyến khích thành lập các HTX chuyên nghành, các tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

- Thực hiện mua bảo hiểm xã hội cho người lao động trong HTX và tổ hợp tác nhằm tăng sự gắn bó của xã viên với hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức để tổ chức sản xuất lớn theo hướng trang trại, gia trại, doanh nghiệp nông nghiệp, khuyến khích người dân đóng góp cổ phần vào các doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất tạo điều kiện để áp dụng cơ gới hóa và khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Phát triển doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp: Cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh. Xác định doanh nghiệp là động lực để hỗ trợ HTX và hộ gia đình phát triển sản xuất.

- Đối với hộ gia đình: Đây là lực lượng đông đảo và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, cần tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển thông qua các chính sách về đào tạo, tập huấn, vay vốn…để hộ gia đình ngày càng phát triển hơn.

- Các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương: cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả để hỗ trợ sản xuất rau an toàn ngày càng hiệu quả.

- Xây dựng các mô hình trình diễn kết hợp với tham quan, hội thảo để người dân học tập kinh nghiệm để nhân rộng trong sản xuất.

- Ở các vùng sản xuất rau tập trung, cán bộ khuyến nông, BVTV cở sở cùng với ban quản lý HTX phải giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn giám sát nông dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật sản xuất an toàn cho từng loại rau.

- Trong khi tỉnh chưa có tổ chức chứng nhận chất lượng rau, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các viện nghiên cứu, trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật của

trung ương trong việc tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình, kiểm tra giám sát qui trình sản xuất và chứng nhận chất lượng rau. Đồng thời tỉnh cần hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn qui mô lớn ký hợp đồng thuê các tổ chức chứng nhận ở ngoài tỉnh giám sát chất lượng và cấp chứng nhận rau an toàn.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng rau, định kỳ và đột xuất kiểm tra các cơ sở sản xuất rau an toàn, đồng thời lấy mẫu để phân tích chất lượng, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.5.5. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

Để tiêu thụ sản phẩm rau, trước tiên phải khai thác triệt để thị trường trong nước mà trước hết là Thành phố Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp, siêu thị, nhà hàng, trường học bán trú trong tỉnh.

Giải pháp chủ yếu để tiêu thụ sản phẩm rau an toàn là:

- Làm tốt công tác khảo sát, nghiên cứu và dự báo thị trường, trên cơ sở đó, tăng cường thông tin thị trường, giá cả giúp cho người sản xuất xây dựng được kế hoạch, tổ chức sản xuát và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người tiêu dùng biết lợi ích của việc sử dụng rau an toàn đối với sức khỏe con người.

- Mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại trung tâm dân cư của các địa phương.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, siêu thị...ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau an toàn cho nông dân.

- Bên cạnh việc đầu tư, phát triển sản xuất rau an toàn phục vụ thị trường trong tỉnh và Thành phố Hà Nội, cần mở rộng diện tích những cây trồng có nguồn gốc ôn đới, dễ bảo quản và vận chuyển như khoai tây, hành, tỏi, cà chua, cà rốt... để tiêu thụ ở thị trường phía nam; Phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thị trường Châu Âu.

4.5.6. Giải pháp về chính sách

Trên cơ sở Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh doanh rau an toàn nếu được nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.

Các doanh nghiệp có dự án sản xuất, chế biến, kinh doanh rau an toàn nếu thuê đất của nhà nước thì được thuê với mức giá thấp nhất theo khung giá thuê đất do UBND tỉnh qui định và được miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn Thành đưa dự án vào hoạt động.

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn (3 tháng) cho người lao động trong các doanh nghiệp và nông dân sản xuất rau an toàn.

Hỗ trợ 70% kinh phí quảng cáo cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh rau an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong 5 năm đầu (mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/ tổ chức/ năm).

Ngoài ra để chứng nhận chất lượng, xây dựng được thương hiệu rau an toàn, đề nghị tỉnh hỗ trợ phí với mức 100% tổng giá trị hợp đồng trong 5 năm đầu và 50% tổng giá trị hợp đồng trong 3 năm tiếp theo cho các tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn có qui mô tập trung từ 0,5ha trở lên ký hợp đồng chứng nhận chất lượng sản phẩm với các tổ chức chứng nhận.

* Nhận định chung

Mức sống người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhu cầu về dinh dưỡng ngày càng được coi trọng và trở thành yêu cầu của thị trường. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với sản phẩm rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế sản xuất rau hiện nay mới đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu. Vì thế cần thiết phải có giải pháp thúc đẩy sản xuất rau an toàn cho các vùng sản xuất. Nói đến nông dân là nói đến đồng ruộng, ở đó những kinh nghiệm, những kỹ thuật canh tác đã được tích luỹ thành truyền thống. Người dân tuy có kinh nghiệm sản xuất tốt nhưng lại hạn chế về năng lực tổ chức sản xuất, ít hiểu biết về các kiến thức khoa học kỹ thuật mới cũng như khả năng tiếp cận thị trường, phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ mang tính độc lập tại từng nông hộ từ khâu sản xuất cho đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đã khiến cho sản xuất rau trở thành manh mún và tuỳ tiện. Quy mô và kỹ thuật sản xuất rau của người dân đang phải chịu quá nhiều sự chi phối bởi sự phát triển tự

do, không được kiểm soát, định hướng của thị trường giống, phân bón cũng như hoá chất bảo vệ thực vật. Thực tế, để tạo ra được những sản phẩm rau an toàn đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong kỹ thuật sản xuất. Sự đồng bộ thể hiện qua hiệu quả sử dụng và khai thác hợp lý nguồn đất, nước tưới; sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất. Điều này vượt ra khỏi sự thâm canh thuần tuý và không thể thực hiện một cách riêng rẽ theo hướng chủ quan của từng nông hộ.

Chúng tôi cho rằng, kỹ thuật sản xuất chỉ được áp dụng và thực hiện triệt để trong điều kiện có tổ chức, có quản lý, kỷ luật chặt chẽ và phương hướng chỉ đạo cụ thể. Đồng thời mọi cá nhân ứng dụng kỹ thuật nằm trong tổ chức và đòi hỏi chấp hành nghiêm túc những quy định về kỹ thuật cũng như kỷ luật của tổ chức đó.

Có thể thấy rằng bên cạnh những hạn chế về quy mô cũng như sản lượng, thị phần của rau an toàn trong thị trường tiêu thụ rau hiện nay còn ở mức rất khiêm tốn. Sản phẩm rau an toàn muốn chiếm lĩnh được thị trường cần phải chứng minh được những ưu việt về chất lượng đối với người tiêu dùng. Điều này chỉ thực hiện được khi có một quy mô sản xuất nghiêm túc, hiện đại, mang tính khoa học và một cơ sở pháp lý rõ ràng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Bắc Ninh là Thành phố có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, gần trung tâm Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó khí hậu có mùa đông với khô lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

2. Hệ thống chủng loại cây trồng có rau đa dạng phong phú, song cây lương thực vẫn chiếm tỷ lệ diện tích lớn, nông dân đã và đang sản xuất các loại cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như sản xuất rau an toàn. Diện tích, năng suất và sản lượng về sản xuất rau giảm nhưng rau an toàn tăng dần từ 2012 (959 ha, trong đó rau an toàn 10 ha) đến 2016 (766 ha, trong đó rau an toàn 70 ha).

3. Thành phố Bắc Ninh đã chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách của nhà nước để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất rau an toàn, bước đầu đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất rau an toàn ở Thành phố.

Từ 2013-2016 số lớp và số lượt nông dân tham gia và được cấp giấy chứng nhận tăng dần qua từng năm, kết quả sau 4 năm toàn Thành phố đã triển khai được 60 lớp tập huấn với 325 số lượt nông dân tham gia và được cấp giấy chứng nhận.

4. Kết quả thí nghiệm: Trong thời gian tới, khuyến cáo đưa phân hữu cơ vi sinh sông Gianh (công thức 5) dần thay thế cho phân chuồng ngày càng khan hiếm trong trồng rau an toàn.

5. Để góp phần phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh theo hướng bền vững cần tập trung thực hiện một số giải pháp chính như:

- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn;

- Tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - khoa học công nghệ cho người dân;

- Tăng cường mở rộng công tác đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền; - Giải pháp về chính sách hỗ trợ để thúc đẩy nông dân tham gia sản xuất; - Đẩy mạnh liên kết sản xuất;

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người dân, đẩy mạnh chuyển dịch hệ thống cây trồng, sử dụng các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất trong hệ thống cây trồng.

- Nghiên cứu sâu hơn khả năng phát triển hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng bền vững và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để áp dụng có hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về việc Ban hành Quy định về Quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). QCVN 01-132:2013/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). QCVN 01-169 :2014/BNNPTT ngày 5 tháng 6 năm 2014. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về việc phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Thông tư số 49/2013/TT- BNNPTNT ngày 19 tháng 11 năm 2013 về việc hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

6. Bộ Y tế (2011). QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT- BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

7. Bộ Y tế (2012). QCVN 8-3:2012/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT- BYT ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

8. Bùi Quang Xuân (1998). Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và tích lũy Nitrat (NO3-) trong một số loại rau trên đất phù sa sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

9. Bùi Quang Xuân, Bùi Đình Dinh (1999). Sử dụng hợp lý đất, phân bón trong sản xuất rau an toàn và quanh năm cho vùng ngoại ô Hà Nội. Hội thảo lần 2 Nông nghiệp ngoại Thành với vấn đề quy hoạch đô thị.

10.Bùi Thị Gia (2006). Hiệu quả sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ở ngoại Thành Hà Nội. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Tập IV (2). tr. 157-162.

11.Cao Thị Làn, (2011). Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt. Trường Đại học Đà Lạt, 92 trang. 12.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006). Phân vi lượng với cây trồng.

Nhà xuất bản Lao động, trang 28 - 29.

13.Cục Bảo vệ thực vật (2016). Danh mục thuốc BVTV. Sổ tay Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.

14.Cục Thống kê Bắc Ninh (2015). Niên giám thống kê 2011 - 2015.

15.Cục thống kê Hà Nội (2007). Niên giám thống kê 2005-2007 do phòng thống kê phát hành.

16.Đặng Thu Hòa (2002). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của đất trồng và nước tưới tới mức độ tích lũy N03- và kim loại nặng (Pb, Cd) trong một số loại rau. Luận Văn Thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp I.

17.Đề án phát triển sản xuất rau an toàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015.

18.Đỗ Tất Lợi (2000). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học, trang 710 - 712.

19.Hoàng Thị Thái Hòa (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng các loại phân bón đến hàm lượng nitrat trong đất và trong một số loại rau ăn lá chính trên đất phù sa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 87 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)