Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 32)

2.2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Việt Nam có có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. Cùng với các tiến bộ khoa học

công nghệ các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận.

Hiện nay, ở nước ta sản xuất rau an toàn đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra với các nhà nghiên cứu, người sản xuất và người tiêu dùng. Trong những năm gần đây nhà nước đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có rau an toàn, nhiều chính sách, quy định đã được đưa vào các chương trình, dự án đã được triển khai nhằm thúc đẩy rau an toàn phát triển (Bùi Thị Gia, 2006; Nguyễn Hùng Anh và Ngô Thị Thuận, 2005).

Để sản xuất rau an toàn ít sâu bệnh phá hại, không cần sử dụng lượng phân bón vô cơ lớn, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng tăng vụ,... một trong những phương pháp đáp ứng được yêu cầu trên là trồng rau bằng phương pháp thủy canh trong nhà lưới. Bằng con đường tối ưu là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong đó tự động hóa các khâu chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch và bảo quản,... đó là áp dụng hệ thống trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh với hệ thống tưới nhỏ giọt (Ngô Trí Dương, 2005).

Bảng 2.6. Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh

ĐVT: ha

Năm 2011 Ước năm 2012

Cả nước 794.243 823.728 Miền Bắc 302.808 357.551 ĐBSH 127.808 159.7690 Đông Bắc 90.293 94167 Tây Bắc 21.897 9.161 Bắc Trung Bộ 84.667 94.454 Miền Nam 491.435 466.177 DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809 Tây Nguyên 123.859 87.361 Đông Nam Bộ 83.105 67.768 ĐBSCL 221.819 246.240

Bảng 2.7. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 - 2012

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2008 690.620 111 7.724.502 2009 787.890 115 9.064.085 2010 818.088 109 8.975.534 2011 835.918 107 9.014.988 2012 848.200 111 9.439.000 Nguồn: FAOSTAT (2014)

Năm 2008 diện tích trồng rau của Việt Nam đạt 690.620 ha, năng suất chung đạt 111 tạ/ha với sản lượng đạt 7.724.502 tấn. Năm 2009 diện tích trồng rau tăng lên cả nước trồng được 787.890 ha, năng suất cũng tăng đạt 115 tạ/ha cho sản lượng 9.064.085 tấn rau. Đến năm 2010 diện tích trồng rau tiếp tục được mở rộng với 818.088 ha, năng suất lại giảm xuống còn 109 tạ/ha cho sản lượng 8.975.534 tấn. Năm 2011 diện tích trồng rau tăng lên 835.918 ha, năng suất giảm xuống chỉ đạt 107 tạ/ha cho sản lượng 9.014.988 tấn. Sang năm 2012 diện tích trồng rau tiếp tục tăng với diện tích 848.200 ha, năng suất tăng so với năm 2011 và đạt 111tạ/ha cho sản lượng 9.439.000 tấn.

Diễn biến về diện tích và sản lượng rau ở các vùng của Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo vùng Địa phương 2007 2008 2009 DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) Cả nước 706.479 11.084.656 722.580 11.510.700 735.335 11.885.067 I. Miền Bắc 335.835 4.889.834 339.534 5.002.330 330.578 4.956.667 ĐB. Sông Hồng 160.747 2.996.443 156.144 2.961.669 142.505 2.832.753 Đông Bắc 82.543 947.143 85.948 1.018.904 89.359 1.084.037 Tây Bắc 15.563 179.419 16.681 195.605 18.093 211.852 Bắc Trung Bộ 76.982 766.829 80.761 826.152 80.620 828.024 II. Miền Nam 370.644 6.194.730 383.046 6.510.387 404.757 6.982.400 Nam Trung Bộ 47.427 708.316 46.646 695.107 49.459 714.473 Tây Nguyên 61.956 1.274.728 67.075 1.482.361 74.299 1.635.944 Đông Nam Bộ 69.723 892.631 70.923 940.225 73.094 1.014.715 ĐB. Sông CL 191.538 3.319.055 198.402 3.392.694 207.905 3.564.268

Ghi chú: DT (diện tích), SL (sản lượng).

Qua bảng 2.8 ta thấy diện tích trồng rau chủ yếu tập trung ở 2 vùng lớn đó là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng diện tích trồng rau của vùng Đồng bằng sông Hồng đang giảm dần năm 2007 từ 160.747 ha, sang năm 2008 còn 156.144 ha, năm 2009 diện tích trồng rau tiếp tục giảm chỉ còn 142.505 ha do vùng này chịu tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Theo Trần Khắc Thi và cs. (2010), sản xuất rau ở Việt Nam được tập trung ở 2 vùng chính:

- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau ở vùng này chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.

- Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước. Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà, lưu thông rau trong nước. Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau tập trung:

- Vùng trồng cải bắp, su hào: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh

- Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên.

- Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang.

- Vùng trồng dưa chuột: Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm. Nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đã trở nên cấp thiết và là mong muốn của mọi người tiêu dùng. Nhiều quy trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, tính đến tháng 10/2011 số lượng mô hình VietGap trên rau mới chỉ đạt 141 mô hình với diện tích khảng 1.112 ha, chiếm 0,18% tổng diện tích sản xuất rau của cả nước. Số lượng mô hình VietGap trên quả đạt 166 mô dình với diện tích hơn 7.843 ha, chiếm 1,01% tổng diện tích sản xuất cây ăn quả.

2.2.2.2. Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho rau ở Việt Nam

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến năng suất và hàm lượng nitrat. Do nitơ là thành phần quan trọng của axít nucleic ADN và ARN, ADP, ATP, diệp lục…Nitơ giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển của mô sống, quyết định phẩm chất nông sản. Thiếu nitơ cây cằn cỗi, không hình thành protein và diệp lục, lá bé màu xanh nhạt, hoa hay rụng và ít quả, quả bé và phẩm chất kém vì vậy trong sản xuất người nông dân thường chú trọng đến phân đạm hơn (Lê Thanh Bồn, 2012).

Tuy nhiên việc bón thừa đạm cũng không có lợi cho cây trồng. Người ta nhận thấy năng suất và phẩm chất không đồng hành mà nhiều trường hợp là nghịch biến, năng suất tăng, phẩm chất giảm, hiện tượng thường thấy khi sử dụng phân đạm (Võ Minh Kha, 1998; Chu Thị Thơm và cs., 2006).

Theo Bùi Quang Xuân và Bùi Đình Dinh (1999), khi nghiên cứu sử dụng hợp lý phân bón cho rau đã cho rằng việc bón quá liều lượng, bón quá muộn gây tích lũy NO3- trong rau thương phẩm. Trong các loại rau, rau ăn lá có hàm lượng NO3- trong rau cao nhất vì vậy cần chú ý đến liều lượng bón và thời kỳ bón.

Theo Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy và cs. (1998) cho thấy: khi tăng lượng phân đạm bón sẽ dẫn đến tăng tích lũy NO3- trong rau, nếu bón dưới mức 160 kg N/ha đối với cải bắp và dưới 80 kg N/ha đối với cải xanh thì lượng NO3- trong cải bắp dưới 430 mg/kg tươi (mức cho phép 500 mg/kg).

Hàm lượng NO3- trong bắp cải cao nhất là 7 ngày kể từ bón thúc lần cuối ở tất cả các công thức có liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau bón thúc lần cuối 14 ngày thì hàm lượng NO3- trong bắp cải đã giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn (Nguyễn Văn Hiền và Trần Văn Dinh, 1996).

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hoà (2009) khi nghiên cứu các mức bón đạm khác nhau với thời điểm thu hoạch 7 ngày và 15 ngày sau khi bón. Theo Bùi Quang Xuân (1998) cho biết hàm lượng nitrat trong cải bắp thực sự giảm sau 16-20 ngày bón đạm lần cuối, nếu hòa phân đạm vào nước tưới thì thời gian bón thúc lần cuối rút ngắn hơn từ 2-4 ngày.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về

phân bón sinh học có khả năng giảm bớt được lượng phân hóa học mà năng suất vẫn đảm bảo, chất lượng rau đạt theo tiêu chuẩn rau an toàn.

Những nghiên cứu về phân bón đạm vi sinh Biogro trong 4 vụ cho thấy: việc dùng đạm vi sinh thay thế được 50% urê và tăng năng suất cây trồng. Với lúa, năng suất tăng từ 10-25%, công thức bón đạm vi sinh 3 kg/sào thay cho 70% đạm hóa học, tăng năng suất 25,9 kg/sào. Đối với mỗi loại rau khác nhau năng suất cũng tăng 12-20%. Bên cạnh đó người ta nhận thấy đạm vi sinh làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng vì nó làm cây trồng khỏe, phát triển đều, phẩm chất hạt và quả tăng (Phạm Xuân Lân, 2007).

Các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học về việc sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm nâng cao độ phì của đất và chất lượng của sản phẩm trong năm 2004-2005 đã cho kết quả tốt, có khả năng triển khai trên diện rộng. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh đã giúp giảm được từ 30-50% lượng phân bón hóa học, sản lượng rau tăng từ 15-20%, hàm lượng nitrat trong rau giảm 10 lần, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (Phạm Xuân Lân, 2007).

Khi nghiên cứu 3 loại phân hữu cơ vi sinh sông Gianh, hữu cơ vi sinh chế biến từ rác thải của Hà Giang trên nền bón 180 kg N + 100 kg P2O5 + 60 kg K2O cho thấy các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đều làm giảm hàm lượng NO3-

trong rau cải bắp từ 10,2-62,6% (phần lá xanh) và 12,0-77,6% (phần lá trắng) (Phạm Xuân Lân, 2007).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm: đề tài được nghiên cứu tại 2 phường chuyên canh sản xuất rau ở Thành phố Bắc Ninh (Võ Cường, Khắc Niệm).

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01-12/2016; 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh;

- Các hộ sản xuất nông nghiệp ở địa điểm nghiên cứu của Thành phố Bắc Ninh;

- Giống cải bắp KK Cross: Là giống lai F1 của Nhật, là giống chịu nhiệt, kháng bệnh tốt, bắp tròn cao, cuốn chắc, độ đồng đều cao, giống trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng 75-85 ngày, năng suất bình quân 30- 40 tấn/ha.

- Phân hữu cơ vi sinh sông Gianh:

Thành phần: Độ ẩm 30%; Hữu cơ 15%; P2O5hh 1,5%; Acid Humic 2,5%. Trung lượng (Ca) 1,0%; Mg 0,5%; S 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g.

Tác dụng: Cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hóa, các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, các tập đoàn vi sinh vật hữu ích, cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường; giúp cây giữ ẩm, chịu hạn, chịu rét, tăng khả năng kháng trị nấm bệnh; phát huy hiệu quả tối đa các yếu tố khoáng đa – trung - vi lượng, giúp cây trồng hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng; kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng tốt nâng cao năng suất và giá trị nông sản.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thành phố Bắc Ninh - Vị trí địa lý; - Vị trí địa lý;

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết;

- Đặc điểm đất đai, hiện trạng sử dụng đất;

- Dân số, lao động;

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (giao thông, thủy lợi, điện ...).

3.4.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh Bắc Ninh

- Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng chính; - Các công thức trồng trọt chính;

- Các giống cây trồng;

- Hiệu quả kinh tế các công thức trồng trọt.

3.4.3. Đánh giá hệ thống chính sách, tổ chức sản xuất, kiểm tra giám sát và cấp giấy chứng nhận cấp giấy chứng nhận

3.4.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016.

3.4.5. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu ở 2 phường chuyên canh sản xuất rau của Thành phố Bắc Ninh (Võ Cường, Khắc Niệm).

3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập các thông tin về khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế,… từ các phòng ban ngành chức năng của Thành phố.

3.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp “Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)”. Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể ở 2 phường, mỗi phường tiến hành điều tra 30 hộ nông dân, tổng là 60 hộ.

Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể: + Về diện tích canh tác;

+ Các công thức trồng trọt; + Về sử dụng nước tưới;

+ Về sử dụng phân bón;

+ Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

+ Nhóm đối tượng tiêu thụ sản phẩm rau. 3.5.3. Bố trí thí nghiệm

Ảnh hưởng củaphân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016 tại Thành phố Bắc Ninh.

- Địa điểm thí nghiệm: phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh.

- Vật tư thí nghiệm: Giống cải bắp KK Cross, phân hữu cơ vi sinh sông Gianh. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 5 công thức (CT), 3 lần nhắc lại (15 ô thí nghiệm).

- Diện tích thí nghiệm là 360m2.

- Diện tích mỗi ô trong thí nghiệm: 20m2 (2 x 10 m). - Đất làm thí nghiệm: trên đất chuyên canh rau. - Thời vụ trồng: vụ đông 2016 (tháng 10-12/2016)

- Mật độ: 35.000 cây/ha (cây cách cây 35 cm, hàng cách hàng 45cm). - Tuổi cây con: trồng khi cây có 5-6 lá thật (sau gieo 25-30 ngày). - Lượng phân bón cho 1 ha:

CT1: 20.000 kg phân chuồng (đối chứng). CT2: 500 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh. CT3: 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh. CT4: 1.500 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh. CT5: 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.

Các CT có nền phân bón chung: 260kg đạm ure + 400kg supe lân + 260 kg kali sunfat (Theo Quy trình sản xuất rau, Sở NN & PTNT Bắc Ninh, 2015).

- Cách bón phân:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân.

+ Bón thúc: 3 lần (cây hồi xanh, trải lá bàng, giai đoạn cuốn bắp). Giai đoạn cây hồi xanh: 30% đạm ure + 30% kali sunfat.

Giai đoạn cuốn bắp: 30% đạm ure 40% kali sunfat.

- Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, đường kính tán, kích thước cải bắp, khối lượng toàn cây, khối lượng bắp, năng suất thực thu, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, hiệu quả kinh tế. (Định kỳ điều tra 7 ngày/lần: đo đếm số lá/cây,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)