Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán ở một số trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 41 - 43)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

2.2.2. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán ở một số trường Cao đẳng

2.2.2.1. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán của Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

Tổ chức công tác kế toán của đơn vị được Hiệu trưởng thực hiện thủ tục kiểm soát trước khi ký duyệt như sau:

Kiểm soát theo nguyên tắc phê chuẩn đối với các nghiệp vụ gồm các loại chứng từ: Chứng từ thu, chi, đề nghị thanh toán, bảng thanh toán lương… Việc phê chuẩn này được quy định cho từng nghiệp vụ cụ thể, ví dụ: khi có nhu cầu mua sắm vật tư, công cụ dụng cụ phục vụ cho giảng dạy phải có đề nghị từ bộ phận có nhu cầu và phải được phê duyệt của thủ trưởng đơn vị trước khi thực hiện nghiệp vụ đó. Quy trình phê chuẩn chứng từ được thực hiện qua 3 cấp: Từ bộ phận quản lý trực tiếp đến bộ phận kế toán và cuối cùng là kiểm soát và phê duyệt của Hiệu trưởng.

Kế toán đơn vị Nhà trường phải nghiêm chỉnh thực hiện thủ tục kiểm soát chứng từ trước khi trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.

Tự nghiên cứu kỹ Luật Ngân sách; Luật Kế toán; Chế độ kế toán và hệ thống các văn bản hướng dẫn hiện hành để vận dụng tham mưu cho Hiệu trưởng đơn vị quản lý điều hành thu - chi ngân sách trong đơn vị.

Trình tự kiểm soát chứng từ kế toán được thực hiện qua hai bước:

Bước 1 - Kiểm soát ban đầu: Được thực hiện giữa kế toán nhận chứng từ của các đối tượng thanh toán, nội dung kiểm soát gồm kiểm soát tính hợp lý và tính hợp pháp của các chứng từ gốc, nội dung kinh tế của nghiệp vụ, đơn giá và số lượng, chữ ký, đối chiếu với các định mức chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và theo chế độ Nhà nước, kiểm tra việc sử dụng các khoản chi có đúng mục đích, đúng đối tượng theo mục lục ngân sách nhà nước hay không.

Bước 2 - Kiểm soát lại: Sau khi kiểm soát ban đầu, chứng từ sẽ được chuyển đến Hiệu trưởng Nhà trường để kiểm tra, kiểm soát lại và ký chứng từ trước khi thực hiện hạch toán kế toán (ghi chép, phản ánh vào sổ sách kế toán).

Trên cơ sở công tác kiểm soát chứng từ kế toán như trên sẽ giúp cho đơn vị Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội đạt được hiệu quả trong điều hành, quản lý theo các mục tiêu hoạt động, quản lý chặt chẽ tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả công tác kế toán tài chính của từng đơn vị.

Trong những năm qua công tác kế toán tại Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội đã làm tốt những yêu cầu sau:

Ghi chép và phản ánh một cách chính xác kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tiền, tài sản, vật tư, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh tại đơn vị.

Kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.

Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị.

Lập dự toán trong toàn đơn vị theo quy định và tổ chức thực hiện dự toán theo đúng quy định hiện hành. (Chỉ tiêu kinh tế phản ánh thống nhất với dự toán cả nội dung và phương pháp tính toán)

Theo Điều 29 (Luật kế toán số 88/2015/QH13).Việc lập chứng từ kế toán

tuân thủ theo quy định tại Điều 18, sửa chữa sổ kế toán theo Điều 27, thực hiện

lập báo cáo và báo biểu kế toán.

Theo Điều 39 (Luật kế toán số 88/2015/QH13).Thiết lập và tổ chức thực

hiện kiểm soát nội bộ trong đơn vị nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra

Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm: là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán theo Điều

40 (Luật kế toán số 88/2015/QH13).

Lưu trữ tài liệu kế toán phải được đơn vị bảo quản đầy đủ, an toàn trong

quá trình sử dụng và lưu trữ theo Điều 41 (Luật kế toán số 88/2015/QH13).

2.2.2.2. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán của Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại

Thực hiện kiểm tra quyết toán của đơn vị trực thuộc theo đúng nội dung tại Thông tư Số 01/ 2007/TT-BTC, ngày 02/02/2007, về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp. Tăng

cường công tác kiểm tra công tác kế toán của đơn vị dự toán nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Thông qua đó để đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị chấp hành chế độ kế toán theo đúng Luật kế toán và thực hiện quản lý, điều hành ngân sách theo đúng Luật NSNN và các chế độ tài chính hiện hành.

Nghiêm túc chấp hành chế độ kế toán tại các đơn vị; Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, phải chịu các hình thức xử phạt áp dụng các chế tài (NĐ 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; NĐ Số: 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2011 về sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 185).

Với mỗi nội dung có phương pháp kiểm tra phù hợp, kiểm tra chứng từ phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán thông qua việc xem xét các yếu tố của chứng từ, đối chiếu với tình hình thực tế và các tài liệu có liên quan và đối chiếu với các sổ sách kế toán đảm bảo tính khớp đúng không chỉ đúng về số liệu mà còn kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ kế toán và ghi chép các tài khoản kế toán, việc sử dụng các tài khoản kế toán, việc tổ chức hệ thống sổ kế toán, nội dung ghi chép từng chứng từ vào sổ kế toán.

Kiểm tra tình hình lập báo cáo kế toán phải xem xét các loại báo cáo kế toán, các mẫu biểu mà đơn vị cần lập để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của đơn vị. Xem xét việc tổng hợp số liệu, tài liệu từ các sổ kế toán vào báo cáo kế toán; kiểm tra tính thống nhất của các chỉ tiêu có liên quan với nhau trong các báo cáo khác nhau.

Công tác kiểm tra kế toán không chỉ được tiến hành trong toàn đơn vị theo định kỳ mà phải làm hàng ngày và thường xuyên, đề phòng trường hợp có sai sót hướng dẫn đơn vị điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 41 - 43)