4.3.3.1. Tâm lý, sức khỏe
Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Môi trường sống, môi trường làm việc, thời gian lao động, chế độ dinh dưỡng đều ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người và đặc biệt là đối với sức khỏe của
người phụ nữ. Từ xưa, việc sinh con và nuôi con vẫn được coi là thiên chức của người phụ nữ. Việc sinh con cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của người phụ nữ đặc biệt là những người phụ nữ nông thôn phải làm việc và lao động vất vả. Do điều kiện sinh hoạt ở nông thôn còn khó khăn cũng làm cho sức khỏe của người phụ nữ giảm sút, điều này không những ảnh hưởng đến công việc mà còn giảm phần nào vai trò của người phụ nữ trong nâng cao mức sống hộ gia đình
Nhiều gia đình ở nông thôn vẫn còn quan niệm trọng nam khinh nữ, muốn có con trai, phải có con trai, phải đẻ đến lúc có con trai mới thôi, quan điểm đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phụ nữ. Chính điều đó đã làm cho nhiều phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, ung thư vú, loãng xương…khi ở trung tuổi. Vẫn còn nhiều phụ nữ còn rụt rè và ngại ngùng khi khi đi khám cũng như nói về các căn bệnh ngoại khoa mà không biết rằng nó rất nguy hiểm và có nguy cơ mắc phải rất cao. Vì thế các tổ chức và hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn thị trấn cần tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe phụnữ.
Theo một nghiên cứu của Trần Vân Anh- Lê Ngọc Hùng (2000- NXB Phụ nữ) cho biết: Một nghịch lý cho rằng phụ nữ sinh sống ở nông thôn nơi được xem là có môi trường tự nhiên trong sạch lại phải làm việc trong những môi trường đáng lo ngại, họ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố mất vệ sinh và độc hại như nước bẩn, phân chuồng, rác thải, thuốc trừ sâu, trừ cỏ…hầu hết phụ nữ nông thôn không sử dụng thiết bị bảo hộ như quần áo bảo hộ, gang tay, ủng…khi tiếp xúc với các chất độc hại. Chính vì thế sức khỏe của phụ nữ đang có nguy cơ bị ảnh hưởng không tốt.
Hộp 4.7Nhận thức của phụ nữ với sức khỏe của mình
Đã là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em chúng tôi, nhưng mà đi khám định kỳ thì rắc rốiquá, cũng không có thời gian. Khi nào ốm đau thì dùng thuốc, bệnh nặng thì mới đi bệnh viện.
(Chị Trần Thị Hân, 44 tuổi, xã Khánh Nhạc)
Địa phương cần có các hoạt động tuyên truyền sâu trong công tác giáo dục sức khỏe phụ nữ, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để giúp phụ nữ nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của sức khỏe.
Hộp 4.8Ý kiến của cán bộ phụ nữ
Địa phương có tổ chức các đợt khám sức khỏe, khám phụ khoa cho phụ nữ. Tuy nhiên có một bộ phận phụ nữ còn chưa nhìn nhận được sự quan trọng nên ít khi tham gia, hoặc do công việc bận rộn nên họ cũng không tham gia.
(Chị Nguyễn Thị Huế, chủ tịch Hội phụ nữ Khánh Nhạc)
Hội phụ nữ là cầu nối để giúp phụ nữ nâng cao nhận thức của họ về sức khỏe của mình, đồng thời hội cũng cần nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ chăm sóc cho chị em phụ nữ nông thôn.
4.3.3.2. Cách nhìn nhận của chính bản thân phụ nữ
Lâu nay phụ nữ vẫn coi những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình là bổn phận của mình. Chính yếu tố khách quan bên ngoài như quan niệm xã hội, yếu tố bên ngoài đã làm cho bản thân phụ nữ mặc định như vậy. Họ cam chịu, hy sinh bản thân, mong muốn cho chồng con được vui vẻ, thành đạt. Cho nên phụ nữ không muốn thể hiện mình, họ chỉ âm thầm đứng phía sau ủng hộ hết mình cho gia đình, từ đó mà vị trí và vai trò của họ không được nâng cao.
“Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử ” quan niệm từ bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ. Chính họ còn quan niệm như vây thì rất khó để thay đổi cả một lối mòn đó, vì vậy mà chúng ta phải từ từ, cho họ thời gian để thay đổi phù hợp với xã hội ngày nay.
Hộp 4.9. Nhận thức của phụ nữ về vai trò của mình
Người đàn ông là trụ cột của gia đình, phụ nữ chỉ là người hỗ trợ. Nội trợ và chăm sóc chồng con là bổn phận của phụ nữ. Con cái thành đạt, gia đình êm ái là quá đủ rồi.
(Chị Nguyễn ThịĐào, 41 tuổi, xã Khánh Thành)
Ngoài ra người phụ nữ còn chịu sự tác động của các nhân tố văn hóa tâm lý. Do sự ảnh hưởng của nho giáo từ xưa, người Việt Nam với tâm lý muốn có con trai nối dõi đã nảy sinh và bắt rễ sâu vào trong ý thức của mỗi họ tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Chính vì vậy mà người phụ nữ khi về nhà chồng đặc biệt là người con dâu cả trong gia đình thì sức ép phải sinh con trai đầu lòng là rất lớn. Người phụ nữ Việt Nam đã góp phần to lớn xây dựng nền văn minh dân tộc bằng lao động sáng tạo, bằng tình thương và đạo đức trong sáng. Tuy nhiên cho đến nay do những quan niệm cổ hủ, do lịch sử để lại, vị trí vai trò của họ vẫn còn hạn chế bởi sự phân biết
đối xử giữa nam và nữ. Chính nhân tố này đóng một vai trò quan trọng không nhỏ đến địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
4.3.3.3. Trình độ dân trí, chuyên môn
Đối với ai cũng vậy, trình độ học vấn chuyên môn là vô cùng quan trọng. Đó là một phần để đánh giá con người. Và trong phát triển kinh tế hộ gia đình thì đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ. Trình độ văn hóa của phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi khu vực. Phụ nữ thành thị có trình độ văn hóa cao hơn vùng nông thôn, khả năng tiếp cận tiến bộ khóa học cũng cao hơn. Phụ nữ bị hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đời sống làm giảm hiệu quả công việc và năng suất lao động.
Tuy trong hiến pháp, bộ luật dân sự và hôn nhân gia đình đã quy định phụ nữ được bình đẳng với nam giới tất cả các quyền nhưng thực tế hầu hết phụ nữ nông thôn còn hạn chế hiểu biết và thường tuân theo các tập quán truyền thống. Thực trạng này khiến cho công tác xã hội hóa, hoạt động môi trường, dân số rất khó triển khai ở các vùng nông thôn và kém hiệu quả ở khu vực thành thị.
Trong địa bàn huyện phụ nữ đều tốt nghiệp cấp 2 trở lên, có 18,92% trình
độ cấp II, 62,16% trình độ cấp III và có 18,92% là trình độ TC-CĐ-ĐH. 19% 62% 19% Cấp II Cấp III TC-CĐ-ĐH
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn củaphụ nữhuyện Yên Khánh năm 2016
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Nhìn chung trình độ văn hóa tại huyện tương đối khá, đa phần đã phổ cập trung học. Những hộ gia đình có trình độ sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin, công
nghệ mới, để từ đó áp dụng vào sản xuất giúp phần nâng cao kinh tế cho gia đình mình. Bộ phận nhỏ còn lại có trình độ văn hóa còn kém gây khó khăn trong việc tiếp cận ngành nghề sản xuất, kinh doanh mất cơ hội việc làm lương cao, gây khó
khăn trong việc giáo dực con cái học hành.
Phụ nữ ngày nay đã không ngừng học hỏi các kiến thức để nâng cao trình độ của mình. Vì vậy các tổ chức xã hội cần tạo điều kiện hơn nữa giúp chị em tiếp cận nhanh khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ học vấn để từ đó nâng cao vị trí và vai trò của mình trong gia đình và tự tin trong cuộc sống.
4.3.3.4. Khả năng tiếp cận thông tin
Do trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật của phụ nữ còn hạn chế nên khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ còn hạn chế. Phụ nữ la những người vừa lo công việc gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình, đồng thời phải đảm đương công việc đồng áng, các hoạt động chăn nuôi, thủy sản,… nên thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của phụ nữ ngắn, ít có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin. Đối với huyện Yên Khánh có các kênh thông tin chính là Hệ thống đài truyền thanh huyện và cơ sở; thông tin trên truyền hình trung ương và tỉnh, sách báo; Hội nghị tập huấn của các cơ quan chuyên môn về khoa học kỹ thuật và tờ rơi tuyên tuyền theo chuyên đề và các tổ chức đoàn thể của địa phương.
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy mặc dù số phụ nữ đọc báo, xem ti vi đã tăng lên so với trước nhưng họ chủ yếu xem phim chứ xem thời sự và các chương trình về khoa học kỹ thuật và một số chương trình truyền hình khác là rất
ít. Đối với phụ nữ hoạt động phát tờ rơi tuyên truyền theo chuyên đề là có hiệu quả nhất, họ cầm tờ rơi là đọc ngay nội dung nếu thiết thực học sẽ cất giữ, nhưng vẫn còn nhiều chị do quá bận rộn nên đã lãng quên, khi nhớ đến để nghiên cứu lại không biết để mình để tờ rơi thất lạc ở đâu.
Số phụ nữ tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thấp. Đài truyền thanh thì phát sóng vào khoảng thời gian từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ sáng và 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút chiều, đây là khoảng thời gian mà phụ nữ rất bận rộn chăm lo công việc gia đình và một số vẫn còn tham gia công việc đồng áng chưa được nghỉ ngơi nên việc tiếp nhận thông tin qua kênh thông tin này bị hạn chế. Qua phỏng vấn trực tiếp phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu về điều kiện tiếp cận thông tin của phụ nữ, tỉ lệ các kênh tiếp nhận thông tin của phụ nữ huyện Yên Khánh thể hiện qua biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2.. Tỉ lệ giữa các kênh tiếp nhận thông tin của phụ nữ huyện Yên Khánh
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Qua hình 4.2 cho thấy, nguồn tiếp nhận thông tin của phụ nữ cao nhất là từ chồng với 40,56%, tiếp đến là từ gia đình, họ hàng với 16,37%. Với kết quả điều tra này, có thể nhận thấy nguồn tiếp cận của phụ nữ huyện Yên Khánh đối với đọc sách báo rất thấp, chỉ chiếm 5,32%, nguồn tiếp cận là truyền thanh, truyền hình và các tổ chức đoàn thể cũng chưa thực sự tốt. Có thể nhận thấy phụ nữ trên địa bàn huyện Yên Khánh bị hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin để có điều kiện nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của bản thân phụ nữ. Việc nguồn tiếp cận chiếm tỷ lệ cao nhất là từ chồng và họ hàng có thể gây đến cách hiểu sai lệch ở một số vấn đề cho phụ nữ nhất là họ quá tin tưởng không kiểm chứng thông tin hoặc thông tin không kiểm chứng được. Có một thực tế nữa là nguồn thông tin
mà phụ nữ huyện Yên Khánh tiếp nhận được ở chợ 6,0% lại ngang bằng với xem truyền thanh, truyền hình 6,5% và cao hơn cả đọc sách báo 5,32%, điều này có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng thông tin mà phụ nữ tiếp nhận được.
Hộp 4.10Tiếp cận thông tin
Tôi có xem tivi vào buổi tối khi đã dọn dẹp xong việc nhà. Nhưng chủ yếu toàn xem phim như cô dâu 8 tuổi hay các chương trình giải trí chứ các kênh khoa học thì không xem.
Cũng thường đi dự tập huấn nhưng cán bộ kỹ thuật nói tôi không hiểu lắmchắc do trình độ của tôi kém, mà cũng không được thực hành nhiều nên tôi cũng không nhớ.
Tuy nhiên, việc hạn chế Thông tin của Phụ nữ nguyên nhân chính là xuất phát từ chính bản thân họ. Chính điều đó ảnh hưởng đến việc phụ nữ phát huy vai trò của mình trong các hoạt động trong đời sống hàng ngày ở gia đình và trong xã hội. Nếu họ bứt phá hơn, tham gia tích cực sản xuất kinh tế, tham gia hoạt động cộng đồng, các tổ chức Đoàn hội, đọc sách báo nhiều hơn thì khả năng tiếp nhận thông tin tăng lên một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, dựa vào kết quả mà đồ thị 4.2 thể hiện, có thể nhận thấy rằng hoạt động của các tổ chức đoàn thể, cán bộ chính quyền, hệ thống truyền hình truyền thanh Trung ương và địa phương chưa có tác động thực sự hiệu quả đến nguồn tiếp nhận thông tin của phụ nữ. Điều này cần được lưu ý để các tổ chức trên có thể làm tốt chức năng của mình hơn trong việc tăng cường nguồn thông tin đầy đủ, chất lượng đến tận từng người phụ nữ trên địa bàn huyện Yên Khánh.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG NÂNG CAO MỨC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH