Giáo dục có chức năng xã hội hóa cá nhân, giáo dục giúp cho thế hệ trẻ được chuẩn bị để bước vào cuộc sống xã hội và duy trì trật tự xã hội. Khoảng cách giới vẫn còn khá phổ biến ởnhững vùng đặc biệt khó khăn. Ở đó, trẻ em gái và phụ nữ trong gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với học tập. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục đã và đang là trở ngại chủ yếu dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Thực tế chothấy điều này xảy ra cả trên thế giới và ở nước ta, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc mẹ chúng mù chữ hoặc ít học. Việc không được đi học hoặc ít học của người mẹ dẫn đến chất lượng chăm sóc con cái thấp. Hệ quả là chất lượng cuộc sống cũng giảm sút.
Bảng 4.16. Người ra quyết định trong các công việc lớn của gia đình
ĐVT:%
Chỉ tiêu Vợ Chồng Cả hai
1.Mua sắm tài sản lớn 2.Quyết định số con 3.Hướng nghiệp cho con 4.Lập gia đình cho con 5.Xây dựng nhà cửa
6.Định hướng phát triển kinh tế gia đình
6,67 11,11 4,44 4,44 2,23 8,89 48,89 17,78 33,33 15,56 53,33 44,44 44,44 71,11 62,22 80.88 44,44 46,67 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Bảng 4.16 là tỷ lệ phần trăm người ra các quyết định lớn trong gia đình. Từ đó ta thấy: Tất cả các công việc lớn trong gia đình như Mua sắm tài sản lớn, quyết định số con, hướng nghiệp cho con, lập gia đình cho con, xây dựng nhà cửa, định hướng phát triển kinh tế thì người chống vẫn thường là người ra quyết định chính, trong đó tỷ lệ người vợ ra quyết định chiếm một lượng rất nhỏ; thể hiện rõ sự bất bình đẳng giới trong giáo dục.
Bảng 4.17. Sự tham gia của phụ nữ trong tiếp nhận thông tin, kiến thức xã hội
ĐVT: %
Các hoạt động Người thực hiện
Vợ Chồng Cả hai Người khác
- Người thường đi họp
- Người thường tham dự tập huấn - Người thường nghe đài, xem tivi - Người thường đọc sách báo - Sinh hoạt đoàn thể
- Quan hệ công việc dòng tộc
33,33 57,78 8,89 13,33 35,56 4,44 60,00 28,89 15,56 42,22 40,00 73,34 4,44 8,89 75,56 24,44 20,00 22,22 2,22 4,44 00,00 20,00 4,44 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Theo số liệu điều tra, người chồng là người thường xuyên đi họp chiếm 60,00%, do nam giới có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn phụ nữ. Còn trong công việc đồng áng, chăn nuôi đa phần do chị em phụ nữ đảm nhận vì vậy họ thường đi tập huấn khuyến nông để nắm bắt kỹ thuật mới từ các buổi tập huấn, và chiếm 57.78% số phụ nữ tham gia. Hằng ngày phụ nữ dùng phần lớn thời gian của họ vào công việc sản xuất và chăm sóc gia đình vì thế họ có ít thời gian rảnh dành
cho bản thân, họ chỉ thường xem tivi cùng gia đình trong lúc ăn cơm và thời gian buổi tối trước khi đi ngủ. Vì biết được tầm quan trọng của thông tin nên họ cố gắng dành thời gian rỗi cho việc xem tivi cùng các thành viên khác. Những người hay đọc báo cũng chính là người chồng và các thành viên khác trong gia đình, phụ nữ không có thói quen ngồi đọc báo giấy hay báo điện tử vì họ cho rằng thời gian đó nên dành để làm các công việc nhà hay công việc khác, nên họ được nghe tin tức mới từ con cái và chồng của mình truyền đạt lại.
Trong quan hệ xã hội, phụ nữ thường tích cực tham gia các công việc huy động của địa phương như vệ sinh môi trường, giúp đỡ người nghèo, lao động xây
dựng trường học, đường xá…Tham gia các công tác tuyên truyền, kế hoạch hóa gia đình…đó là những ưu điểm của phụ nữ nông thôn từ đó giúp chị em phụ nữ nâng cao được vai trò của mình trong phát triển cộng đồng.
Trong quan hệ dòng tộc như họp họ, xây dựng mồ mả, nhà thờ họ,giỗ chạp thì vai trò của phụ nữ còn thấp hơn nam giới rất nhiều vì quan niệm chỉ người chồng mới tham gia vào công việc quan trọng như vậy, điều này chiếm 73,34% ý kiến đánh giá.
4.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG NÂNG CAO MỨC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH