Vai trò của phụ nữ trong đảm bảo lương thực và dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 86 - 88)

Hiện nay an ninh lương thực và dinh dưỡng là vấn đề lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay .Từ xưa đến nay người ta vẫn thường gọi các việcnhư mua bán lương thực,nội trợ gia đình là những việc vặt. Mặc dù được đánh giá thấp nhưng qua khảo sát đời sống của các hộ gia đình ta thấy vai trò của công việc gia đình là vô cùng quan trọng và đó là một khối lượng lớn các công việc, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện

Bảng 4.13. Người giữ vai trò mua bán lương thực, nội trợ chính trong gia đình

Người mua bán lương thực, nội trợ chính Số người Tỷ lệ (%)

Vợ 70 70,0

Chồng 2 2,0

Cả hai 15 15,0

Người khác 13 13,0

Tổng 100 100

Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy rằng trong gia đình ngườimua bán lương thực,làm nội trợ chính là người vợ với tỉ lệ 70,0%, trong khi đó người chồng chỉ có 2,0%, cả vợ và chồng là 15,0%, còn người khác là 13,0%. Điều này cho thấy cho dù là gia đình truyền thống hay gia đình hiện đại thì người phụ nữ vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc nội trợ và dinh dưỡng cho gia đình.

Việc nội trợ của người phụ nữ bao gồm mua bán thực phẩm, xây dựng chế độ dinh dưỡng… đã chiếm một lượng thời gian đáng kể. Muốn cho chồng, con được ngon miệng thì người vợ phải biết được chồng hay con mình thích ăn món ăn nào nhất và quan trọng hơn cả là người vợ phải biết nấu ăn ngon thì mới làm cho bữa cơm hấp dẫn. Hay như muốn cho chồng, cho con luôn luôn được mạnh khoẻ thì nhà cửa lúc nào cũng phải ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Các công việc này tưởng là không có gì quan trọng nhưng thực ra lại rất cần thiết cho mỗi người phụ nữ trong mỗi gia đình.

2% là con số người chồng giữ vai trò mua bán lương thực, nội trợ chính trong gia đình. Có thể thấy rằngtỉ lệ này là quá khiêm tốn. Sở dĩ người chồng không quan tâm tới việc nội trợ đó là vì họ nghĩ rằng côngviệc này là của người vợ, còn vai trò chính của họ là gánh vác kinh tế. Từ xưa người đàn ông luôn được coi là trụ cột trong gia đình nên họ chỉ lo kiếm tiền nuôi vợ con và việc nội trợ thì đã có bàn tay người phụ nữ. Vì lẽ đó mà trong 100 người phụ nữ thìđã có tới 83 người trả lời rằng người chồng là trụ cột kinh tế trong gia đình. Qua đây ta có thể thấy quan niệm người chông lo kinh tế, người vợ lo chăm sóc gia đình và nội trợ là quan niệm có trong xã hội truyền thống nhưng vẫn còn hiển hiện trong cuộc sống ngày nay.

Số người trả lời cả hai vợ chồng đều giữ vai trò nội trợ trong gia đình là 15%. Con số này không phải là lớn nhưng thực sự là một điều đáng quan tâm trong mỗi gia đình hiện nay. Sự nghiệp đất nước đang từng ngày tác động tới mỗi gia đình, người đàn ông trong mỗi gia đình cũng đã chia sẻ, gánh vác việc nội trợ cho người vợ để người vợ ngoài việc nội trợ có thêm thời gian hoạt động xã hội. Có thể thấy rằng đa số các cặp vợ chồng trẻ hiện nay luôn giúp đỡ lẫn nhau trong việc nội trợ.

Còn lại là 13% người khác giữ vai trò giúp việc nội trợ trong gia đình. Người khác ở đây ta có thể hiểu là ông hay bà, hoặc là con cái, hoặc là người giúp việc. Nếu là trong gia đình ba thế hệ (gồm có ông bà, cha mẹ, con cái) thì chuyện người bà hay con cái làm nội trợ khi bố mẹ đi làm là phổ biến bởi người già ít khi chịu ngồi yên. Còn con cái ngoài giờ học cũng có thể giúp bà nấu

nướng, quét dọn. Nều là gia đình khá giả thì thuê người làm để họ đỡ đần việc nhà khi mà cả hai vợ chồng đều không có thời gian cho chợ búa cơm nước. Hiện nay việc thuê người giúp việc là rất phổ biến trong các gia đình. Người giúp việc chủ yếu từ nông thôn nên quan hệ giữa chủ và người làm cũng có nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)