phát triển nông thôn, cải thiện đời sống gia đình
2.2.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát huy vai trò của phụ nữ trong
phong trào Seamaul Undong
Hàn Quốc vào những năm đầu 60 vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn. Nông dân quen với sống trong cảnh nghèo nàn, an phận thủ thường, họ cho rằng nghèo là số phận, là do kết quả lao động của cha ông để lại, do lãnh đạo đất nước thiếu năng lực, nông dân thiếu tinh thần trách nhiệm về bản thân mình mà chỉ đổ tại cho khách quan bên ngoài. Những suy nghĩ còn mang tính thụ động và ỷ lại ở phần đông nông dân cần được thay đổi; do vậy, các chính sách mới phải khơi dậy được niềm tin và tính tích cực đối với việc cải thiện đời sống, phát triển nông thôn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của đội ngũ nông dân ở khu vực nông thôn là làm thay đổi những suy nghĩ thụ động và ỷ lại ở phần lớn nhân dân sống trong khu vực nông thôn và nâng cao vai trò của họ trong cuộc sống.
Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho người dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, độc lập và cộng đồng. Tổng thống Hàn Quốc Park Jeong –hee phát biểu: ”Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống.
Chúng ta có thể gọi là phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong đó là lời tuyên ngôn của phong trào làng mới”. Như vậy, phong trào làng
mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạo động lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần vàqua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.
Một số hoạt động của mô hình “Làng mới” trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tham gia xây dựng mô hình.
- Lập ra “Ủy ban Phát triển Làng mới” có 5 - 10 người, đầy đủ nam và nữ. Cấp được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là bầu ra
một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là “Uỷ ban Phát triển Làng mới”; Uỷ ban này có khoảng 5 - 10 người, có đầy đủ nam và nữ, những người này là đại diện cho cộng đồng ở làng và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực thi các tiểu dự án phát
triển nông thôn cho làng mình. Ngoài ra ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị cũng được thành lập Uỷ ban này nhằm giúp, hướng dẫn, tư vấn mọi hoạt động cho Uỷ ban Phát triển làng mới và giúp họ trong vấn đề huy động vật lực. Khác với các nước khác, chương trình này do tổng thống đứng ra trực tiếp lãnh đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu Uỷ ban điều phối Trung ương với 12 điều phối viên là các Bộ trưởng của các bộ.
- Đội ngũ lãnh đạo thôn gồm hai người, một nam và một nữ làm nòng cốt cho chương trình phát triển. Cuộc họp toàn dân mỗi làng bầu ra hai lãnh đạo, một nam và một nữ để lãnh đạo cho phong trào của mình. Việc bầu ra một nam một nữ để tạo quyền bình đẳng cũng như phát huy tinh thần tự chủ, năng nổ với các công việc chung của chị em phụ nữ. Những người này độc lập với hệ thống chính
trị và hành chính ở nông thôn và không được hưởng một khoản trợ cấp nào. Nguồn tinh thần chính cho những người này là sự kính trọng của cộng đồng và sự vận động tinh thần kịp thời từ Chính phủ, những người lãnh đạo tinh thần này không bị một sức ép nào về chính trị hay ảnh hưởng về kinh tế, mà chỉ chịu sự phán xét của nông dân và được cộng đồng tin yêu.
- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, chú trọng đào tạo cán bộ nữ, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn. Để giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, cần gắn bó thực sự cán bộ nhà nước với nhân dân. Các quan chức Trung ương được đưa về và sống cùng với nông dân, lãnh đạo các cấp chính quyền sống với lãnh đạo nông dân; Chính phủ mở các khoá đào tạo ngắn ngày khoảng từ một đến hai tuần, nội dung tuỳ theo nhu cầu từng giai đoạn của sự phát triển, đào tạo chủ yếu là học theo các mô hình, rút kinh nghiệm từ các mô hình. Các chị em phụ nữ được cán bộ hướng dẫn học tập các mô hình đặc biệt, có hiệu quả của phụ nữ trong cả nước.
- Phát huy dân chủ, mọi người đều được tham gia vào quá trình ra quyết định, không phân biệt giới tính nam hay nữ. Để tập hợp hay huy động nhanh, thuận lợi trong sinh hoạt cộng đồng, các làng đã xây dựng hội trường làng của mình. Nông dân đều tự ra quyết định lựa chọn thứ tự ưu tiên cho mỗi hoạt động, họ tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, thực thi và quản lý, giám sát công trình. Các ý kiến phù hợp, hiệu quả sẽ được đem ra thảo luận và tổ chức thực hiện. Người phụ nữ luôn được khuyến khích thể hiện và đóng góp ý kiến của mình trong công việc chung của cộng đồng.
- Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công, của; sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước được giảm dần khi quy mô của địa phương và sự tham gia của dân gia tăng. Người phụ nữ và gia đình của họ chủ động trong vấn đề ra quyết định thứ tự ưu tiên trước, sau, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo thi công, xây lắp, nghiệm thu, giám sát công trình. Hàng năm nhà nước tổ chức các cuộc họp toàn quốc cho lãnh đạo cộng đồng làng, xã
tham dự; tại cuộc họp này, người có công được tuyên dương, phát phần thưởng, kể cả tuyên dương anh hùng lao động. Việc khen thưởng tuyên dương được tổ chức thực hiện công khai minh bạch, ai có công được khen thưởng, không phân biệt nam nữ, có nhiều chị được danh hiệu “anh hùng lao động”. Đặc biệt Tổng thống Park Jeong –hee là người sáng tác bài hát của phong trào, điều này đã cổ động rộng rãi hơn cho phong trào xây dựng mô hình “làng mới”, người dân càng tự hào và tự tin hơn.
- Một số kết quả đạt được từ phụ nữ Hàn Quốc và gia đình của họ đóng góp cho phong trào “Làng mới”. Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau tám năm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành, trong vòng 20 năm rừng đã được che phủ khắp nướcvà khoảng 84% cây rừng của Hàn Quốc hiện nay là cây rừng đã được trồng trong những năm làm
mô hình.
Trong vòng sáu năm thu nhập bình quân các nông hộ tăng gấp 3 lần, tính thương mại trong sản xuất nông nghiệp tăng; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường
làng, nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước, điện, chuyển giao khoa học công nghệ, tích luỹ vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, tạo quỹ tiết kiệm trong gia đình đều cải thiện.... Phong trào Saemaul là một mô hình phát triển nông thôn cho phép hạn chế tối đa thời gian chuyển hoá nông thôn truyền thống thành một nông thôn hiện đại.
Sau hơn 30 năm thực hiện phong trào Làng mới, môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể; sản xuất mang tính thương mại. Cái được lớn nhấtlà những người nông dân nghèo đói, đặc biệt phụ nữ bắt đầu trở nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng tự phát triển. Thông qua phong trào lao động nông thôn đã được đào tạo cơbản, điều quan trọng là họ có tác phong công nghiệp, điều này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động cho ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao hơn (Tuấn Anh, 2013).
2.2.2.2. Kinh nghiệm về phát huy vai trò của phụ nữ trong phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” của Nhật Bản
a, Xuất xứ phong trào ”mỗi làng, một sản phẩm”
Sau những hệ lụy về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhật Bản, diện tích các thành phố chiếm 20% tổng diện tích cả nước nhưng những vùng này chiếm đến 80% dân số, các căn nhà bị bỏ không do không có người ở, nông nghiệp bị đình đốn do thiếu người làm. Nhiều vùng nông thôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ, cuộc sống của người dân nông thôn vì thế mà ngày càng trở lên nghèo khổ hơn, trong khi những cơ hội tìm kiếm việc làm ở khu vực thành phố cứ hẹp dần lại theo thời gian. Ông Morihiko Hiramatsu, người đứng đầu chính quyền tỉnh Oita, đã đề xuất thực hiện Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu ban đầu của Phong trào này là khuyến khích người dân nông
thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quê hương mình, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, mục tiêu sâu xa hơn chính là thông qua các hoạt động này, tạo sức quyến rũ của khu vực nông thôn, hạn chế sự di dân tự do ra các thành phố và khu công nghiệp lớn trong cả nước, xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực này trong tương lai, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế cũng như về xã hội giữa vùng nông thôn của địa phương với các thành phố lớn, giảm sự phụ thuộc về kinh tế và ngân sách vào chính quyền trung ương.
b. Nội dung phong trào “mỗi làng, một sản phẩm”
Mỗi địa phương (làng, xã, huyện), “mỗi làng” tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mình lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm tiêu dùng cụ thể như rau, quả, đồ gỗ… nhưng cũng có thể là các sản phẩm văn hoá, dịch vụ du lịch… Điều quan trọng đối với các sản phẩm được lựa chọn là mặc dù chúng phải mang nét đặc trưng, kết hợp được các yếu tố địa lý, văn hoá, truyền thống… của địa phương đó, nhưng phải được thị trường Nhật Bản và thế giới chấp nhận.
c. Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
- Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong việc tạo ra những mô hình kinh tế hiệu quả, đóng góp vào sự thúc đẩy tạo nên thương hiệu sản phẩm độc đáo của địa phương.
Trong hoàn cảnh dân số tụt giảm hàng năm, nguồn nhân công khan hiếm, cách tốt nhất để có thể sản xuất ra những sản phẩm của địa phương như Phong trào mong muốn, làm sống lại niềm tự hào của người dân trong vùng là tổ chức những nhóm phụ nữ (theo truyền thống thường không tham gia công việc xã hội) làm công tác chế biến nông sản. Các nhóm này, ban đầu được chính quyền trợ cấp một phần kinh phí để xây dựng cơ sở sản xuất, tư vấn công nghệ chế biến, nơi tiêu thụ sản phẩm, còn người sản xuất tiến hành mua sắm thiết bị, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ở xưởng sản xuất nước cà chua cô đặc tại Thị trấn Ogi, 2-3 nhóm phụ nữ chung nhau một khu nhà xưởng do chính quyền trợ giúp để tiến hành sản xuất sản phẩm của mình. Điều quan trọng là Phong trào đã thổi được lòng tin, niềm tự hào và ý nghĩa của công việc sản xuất vào các nhóm này để họ ngày càng nâng
cao chất lượng, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Trải qua hơn 20 năm tiến hành Phong trào, đã có 339 nhóm phụ nữ chế biến nông sản được thành lập và đi vào hoạt động. Những khẩu hiệu như “Nước ép cà chua Ogi đi lên Hockaido” hay “Karinto (một loại bánh vùng Amagase) tiến vào Hoa Kỳ” … đã song hành cùng họ nhiều năm qua tạo ra một niềm kiêu hãnh và tự tin để vượt qua những khó khăn trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra các mô hình như Điểm dừng xe ven đường trong Phong trào
“Mỗi làng, một sản phẩm”, Thị trấn Oyama: “Đưa cây mận (Ume) và hạt dẻ tiến vào”, Himeshima: Nơi sản xuất tôm lớn nhất Nhật Bản, Kitsuki: Trồng quít bằng nền nông nghiệp công nghệ cao, Yufuin: Phát triển quê hương bằng du lịch phong cảnh, Nakatsue: Mang mỏ vàng vào cuộc sống, Showa: Khôi phục thị trấn từ truyền thống văn hoá và lịch sử, Ajimu: Đưa khách du lịch về tận nhà người dân, Saganoseki: Thương hiệu làm nên sự thành công...đều có sự đóng góp rất lớn của chị em phụ nữ Nhật Bản.
Phụ nữ Nhật Bản đóng góp rất lớn trong công cuộc chung, góp phần tạo ra số lượng sản phẩm thủ công được làm và bán ra tăng từ 143 loại sản phẩm, thu nhập 35,9 tỷ yên khi phong trào mới bắt đầu lên 336 loại sản phẩm và cho thu nhập 141 tỷ yên vào năm 2001. Các mặt hàng nông sản phổ biến của địa phương từ chỗ ít được biết đến ngay trên thị trường nội địa như nấm khô, rượu cất sochu từ lúa mạch, cam, chanh… đã trở lên phổ biến và có giá bán khá cao như nấm khô Shiitake từ 1% đã tăng lên 32%, rượu sochu từ 1% lên 30,7% thị phần của thị trường nội địa, chanh Kabosu từ Oita (vùng cực nam của Nhật) đã có mặt
hàng ngày ở Hockaido (Vùng cực Bắc của Nhật)…
- Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong thúc đẩy bình đẳng giới, khuyến khích phụ nữ tham gia chế biến nông sản, tạo thu nhập cho bảnthân và gia đình.
Người phụ nữ Nhật ở vùng này từ chỗ chỉ quen với công việc nội trợ, sống phụ thuộc vào chồng, đến nay đã rất quen với công việc chế biến nông sản. Họ tự tạo được thu nhập cho bản thân, tạo thêm thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội.
Với tiêu biểu có 339 nhóm phụ nữ tự quản làm công tác chế biến nông sản đã tiếp thêm sức mạnh cho chị em phụ nữ trong cả nước, họ muốn thể hiện mình hơn trong công tác khác ngoài việc nội trợ gia đình, như vậy người phụ nữ cũng được coi trọng hơn, tự khẳng định mình, có chỗ đứng trong xã hội, đời sống tinh thần được nâng cao do tiếp xúc với môi trường mới, công việc mới, ý thức về bình đẳng giới của phụ nữ Nhật Bản cũng cao hơn.
- Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong việc khích lệ niềm tin, cảm hứng tinh
thần cho mọi người trong gia đình để chung tay xây dựng cuộc sống tốt hơn. Với truyền thống Á Đông, người phụ nữ chính là người “giữ lửa” trong gia đình, các gia đình Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Người phụ nữ chính là người lo toan, quán xuyến việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng bố mẹ, là người bạn tâm giao tri kỉ để chia sẻ mọi chuyện với người chồng của mình. Chính vì sự gần gũi như vậy, những tư tưởng sống người phụ nữ mang lại cho gia đình vô cùng quan trọng. Ở đây, người phụ nữ Nhật Bản đã góp phần khơi dậy ra niềm tin cho lớp trẻ - những người vốn đã có mặc cảm về sự yếu kém kinh tế của địa phương, về sự phát triển của kinh tế nông thôn nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Chính vì vậy, các thế hệ sau của các gia đình Nhật Bản lại càng hoàn
thiện hơn, có tinh thần, nghị lực làm việc hơn, chính họ là những người tìm ra những giải pháp khả thi để phát triển quê hương họ.
- Vai trò của phụ nữ Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du