Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 33 - 42)

hộ gia đình

2.1.4.1. Vai trò của phụ nữ trong nâng cao thu nhập

Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì phụ nữ chính là hạt nhân của tế bào đó. Gia đình cũng chính là nơi để người phụ nữ thể hiện được sự bình đẳng và nâng cao vai trò của bản thân. Để gia đình có một cuộc sống thoải mái cả về vật chất lẫn tinh thần thì điều kiện kinh tế gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Giờ đây phụ nữ là lực lượng chính trong sản xuất nông nghiệp. Ở nông thôn do điều kiện phát triển kinh tế chưa cao nên người chồng, người đàn ông trong gia đình thường rời quê hương đi làm ăn xa kiếm tiền thì người phụ nữ trở thành lao động chính, là chủ thể chính trong phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn. Ở khu vực thành thị phụ nữ là lực lượng chính trong phát triển buôn bán – kinh doanh – dịch vụ. Cùng với người chồng của mình họ cũng đóng góp nguồn thu nhập chính cho gia đình, với những người phụ nữ làm việc trong công sở, nhà nước thì lương của họ cũng ngang bằng với lương của các đồng nghiệp nam.

Kinh tế của gia đình là một trong những lĩnh vực rất quaửctọng trong sự ổn định gia đình nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Lĩnh vực ấy quy định gia đình không những là một đơn vị tiêu dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu cảu các thành viên trong gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội, phục vụ đời sống, với quy mô nhỏ, vói nhiều ngành nghề và nhiều hình thức tổ chức.Với tư cách là người tham gia và là chủ thể các hoạt động lao động sản xuất ra củ cai vật chất, người phụ nữ góp phần quan trọng

trong việc đảm bảo các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. Băng hình thức này hay hình thức khác phụ nữ trở thành lực lượng lao động cơ bản

trong xã hội và của mỗi gia đình. Về tính trực tiếp, phụ nữ trong gia đình tạo hiệu quả kinh tế cao không kém gi nam giới- các thành viên khác trong gia đình. Họ không chỉ tham gia vào các việc làm công ăn lương như nam giới mà họ còn trực tiếp tạo ra kinh tế cho gia đình băng các sản phẩm tự cung, tư cấp, và trao đổi hành hóa với khối lượng đáng kể.Chẳng han như việc thực hiệ mô hình kinh tế Vườn-Ao-Chuồng….cũng góp phần vào việc tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Trong số các hoạt động mang tính gian tiếp như: quét dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người già, người ốm, trẻ em….do người phụ nữ thực hiện với thời gian khá cao so với các thành viên khác trong gia đình.

Trách nhiệm của người phụ nữ, vai trò của họ không chỉ biểu hiện trong lao động sản xuất tăng thu nhập trong gia đình mà còn rất nhiều trọng trách nặng nề khác trong việc sử dung điều hòa ngân quỹ trong gia đình. Phụ nữ ngày nay tham gia vào các hoạt động sinh sống trong gia đình ngày càng nhiều, họ giữ vai trò chủ chốt trong việc chi tiêu các khoản: ăn, mặc, thuốc men khi đau yếu, giỗ Tết, học hành của con cái…và ngày nay đối với công việc đó thì ngày càng quan trọng hơn trong một gia đình hiện đại.

2.1.4.2. Vai trò của phụ nữ trong đảm bảo lương thực, dinh dưỡng

Bảo đảm lương thực, dinh dưỡng không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế mà còn góp phần tích cực vào ổn định chính trị xã hội của mỗi địa phương. Lương thực, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe và sự phát triển tầm vóc thể lực. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực sẽ giảm suy dinh dưỡng, phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây, nâng cao

năng suất lao động, cải thiện cuộc sống. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ mang lại sự phát triển cho cá nhân mà còn cho cả gia đình và xã hội.

Ngày nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều khu vực chịu tác động tiêu cực nghiêm trọng của thiên tai nhưhạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt, sạt lở đất, nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Từ đó làm cho an ninh lương thực nhiều vùng bị đe dọa, tác động trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Đảm bảo lương thực, dinh dưỡng và suy dinh dưỡng là vấn đề lớn đối với sự phát triển của nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt trong biến đổi khí hậu hiện nay. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về đẩm bảo lương thực và dinh dưỡng. Theo định

nghĩa được chấp nhận nhiều hiện nay, bảo đảm lương thực dinh dưỡng là khi tất cả mọi người, mọi lúc, có tiếp cận được (vật lý và kinh tế) đầy đủ về thực phẩm

an toàn và đảm bảo một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu thực phẩm và sở thích ăn uống của họ cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Một thành phần quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong bảm đảm lương thực, dinh dưỡng thực phẩm là chất lượng chế độ ăn uống. Ngay cả các hộ gia đình được tiếp cận với đủ lượng lương thực, thực phẩm và năng lượng vẫn có thể thiếu vi chất dinh dưỡng thiết yếu, làm tăng nguy cơ về sức khỏe cả trước mắt và lâu dài. Các can thiệp nhằm giải quyết chất lượng chế độ ăn uống và thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, kẽm, sắt là rất quan trọng để đạt được an ninh lương thực đầy đủ trong các quần thể dễ bị tổn thương.

Có thể thấy để đảm bảo được an ninh lương thực thực phẩm, dinh dưỡng trong mỗi hộ gia đình thì người phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng, bởi người phụ nữ là người đảm nhiệm chính các công việc chia tiêu, mua bán lương thực, thực phẩm và làm các công việc nội trợ, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho cả gia đình.

2.1.4.3. Vai trò của phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe, y tế

Chăm sóc sức khỏe, lao động nội trợ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tái sản xuất sức lao động – là những hoạt động nhằm bảo đảm cho những người già, trẻ em, người đau ốm và tất cả các thành viên trong gia đình có được sức khỏe tốt. Thiếu sự chăm sóc và nuôi dưỡng, trẻ em sẽ không thể phát triển được các năng lực. Người cao tuổi sẽ không sống lâu, sống khỏe mạnh. Thiếu sự chăm sóc, bao hàm cả chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần, người lớn sẽ không đủ sức khỏe để học tập và lao động tốt. Nhiều nhà nghiên cứu và quản lý xã hội đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của chức năng tái sản xuất sức lao động, coi đây là một yếu tố rất thiết yếu đối với sự phát triển bền vững.

Như vậy, phụ nữ ngoài trách nhiệm xây dựng gia đình phát triển về mặt kinh tế, đảm bảo cuộc sống hàng ngày, họ còn có vai trò và trách nhiệm đặc biệt trong đảm bảo sự bền vững của gia đình. Kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy, người vợ vẫn là người đảm nhiệm chính hầu hết các công việc nội trợ: đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, lau dọn nhà. Với những gia đình có con nhỏ thì người vợ cũng là người đảm nhiệm nhiều hơn chồng các công việc liên quan đến trẻ. Thậm chí việc đưa đón con đi học, không đòi hỏi kiến thức hay kỹ năng gì cũng chỉ có rất ít người chồng chia sẻ. Riêng hoạt động chăm sóc người già, người ốm thì tỷ lệ vợ làm chính tương đương với tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng thực hiện bởi hoạt

độngnày không chỉ đơn thuần là trách nhiệm, mà hơn thế, nó là biểu hiện của sự hiếu thảo của con cháu với đấng sinh thành.

Với việc gánh vác chính hầu hết các việc nội trợ, phụ nữ phải dành cho các công việc gia đình rất nhiều thời gian. Thêm vào đó, người phụ nữ thường phải “vận trù” để có thể cùng một lúc làm được nhiều việc như vừa đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, vừa trông con, kèm con học hoặc chăm sóc người già, người ốm… khiến họ luôn luôn thiếu thời gian và mệt mỏi.

Mặc dù thời giantham gia lao động sản xuất, tỉ lệ đóng góp cho thu nhập gia đình, được coi là bằng chứng chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của phụ nữ trong việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình, thì việc phụ nữ đóng vai trò chính trong lao động gia đình vẫn được coi là biểu hiện rõ rệt nhất của bất bình đẳng giới trong gia đình. Bởi tổng thời gian lao động trong ngày của phụ nữ bao gồm cả lao động sản xuất và lao động không được trả công cho việc nhà cao gần gấp đôi nam giới.

Cách phụ nữ sử dụng thời gian rảnh rỗi cũng thể hiện vai trò của họ trong gia đình. Mặc dù trong điều kiện kinh tế hiện nay tỷ lệ các hộ gia đình

có ti vi - phương tiện truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất để phụ nữ cập nhật thông tinchiếm phần lớn và phụ nữ cũng sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình nhiều nhất vào việc xem ti vi, nghe đài, có điều họ thường kết hợp làm việc nhà trong khi xem ti vi. Ngoài ra, theo quan niệm của phần đông phụ nữ ViệtNam, khi có thời gian rỗi là họ tranh thủ dọn dẹp, bài trí nhà cửa; đi thăm hỏi người thân, họ hàng, dành cho con cái hoặc cải thiện bữa cơm gia đình... Điều này cho thấy, phụ nữ không có thời gian thực sự rảnh rỗi. Với nhiều người, rỗi rãi là được thư giãn, xem tivi, truyền hình, nghe nhạc, vui chơi giải trí, du lịch, thể thao thì với đa phần phụ nữ Việt Nam, rỗi rãi chính là có thời gian thực hiện các công việc chăm lo cho cuộc sống giađình.

Rõ ràng là, với vị trí và vai trò là người vợ, người mẹ, là con dâu trong gia đình người phụ nữ đã dành nhiều thời gian, tâm sức, tình cảm của mình cho các

thành viên trong gia đình từ bữa ăn đến giấc ngủ, đặc biệt là khi trong nhà có người bị bệnh thì phụ nữ Việt Nam là người tham gia đảm trách chính trong việc chăm sóc người bệnh. Cũng bởi phụ nữ chống nửa trời nên họ đảm đang, tần tảo một nắng hai sương để lo cho gia đình, cho chồng, cho con có được những bữa cơm ngon đảm bảo dinh dưỡng, nhà sạch mát để có sức khoẻ tốt. Đối với người đàn ông, bên cạnh những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng cần có những

bữa cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn sạch và nhất là người vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia đình bên chồng sẽ làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả. Tóm lại, tất cả những công việc trên phụ thuộc vào tính cách của người phụ nữ. Để điều hòa được các mối quan hệ gia đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tế ở người phụ nữ.

2.1.4.4. Vai trò của phụ nữ trong giáo dục

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ được gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi gia đình. Người phụ nữ là người có ảnh hưởng lớn nhất tới tư tưởng, suy nghĩ hay ngôn ngữ, lối sống của cả gia đình. Ở nước ta, Nghị quyết số 11-NQ/TW của bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đầy mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định: Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”.Nếu ví sự vận động và phát triển của một đất nước như sự phát triển của một rừng cây thì mỗi gia đình chính là những mầm non, những mầm cây nhỏ mang đến cho khu rừng ấy nhựa sống mới. Thế nhưng những mầm non ấy không thể tự sống, tự lớn lên được nếu không có những loài cây già cỗi chở che cho chúng khỏi những mưa gió, bão tố, phong ba. Những đứa trẻ trong mỗi gia đình cũngnhư những cây con kia, để lớn lên, trở thành những công dân thật sự có ích cho xã hội, chúng cần sự bảo vệ, giáo dục, quan tâm từ người mẹ, người phụ nữ trong gia đình. Đó chính là lý do chúng ta có thể khẳng định người phụ nữ là nhân tố quyết định, giữ vai trò hàng đầu trong việc chăm sóc bảo vệ và định hướng rất nhiều đến tư tưởng, lối sống, suy nghĩ của một gia đình

Trong gia đình việc giáo dục con cái bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha làm mẹ. Việc dạy dỗ đào tạo từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, có trình độ, có nghề nghiệp ổn định cho đến khi dựng vợ, gả chồng là cả một quá trình, đòi hỏi phải tốn biết bao mồ hôi và nước mắt của các bậc làm cha, làm mẹ. Con người chịu ảnh của gia đình và xã hội và cụ thể chính là môi trường mà họ sinh sống và hoạt động, vì vậy người ta đã kết hợp ba môi trường để tạo con trẻ đó là: nhà trường - gia đình - xã hội, nhà trường là nơi mà trẻ học những kiến thức cơ bản, và phát triển cao về mặt học vấn của trẻ, gia đình là nơi mà hình thành ở trẻ những nhân cách, cá tính, đạo đức, xã hội là nơi mà trẻ thể hiện những gi mà mình học đựoc ở trường, ở gia đình để áp dụng vào trong sự phát triển của xã hội, trở thành người công dân tốt cho đất nước. Nhiều công

trình nghiên cứu đã cho rằng: nhân cách và cá tính ở một con người về cơ bản được hình thành trươc khi lên 7, ở gia đoạn này cuộc sống và sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài đầu tiên là qua người mẹ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, mọi điều từ thiên nhiên, tình nhân ái, vị tha, lòng dũng cảm, sự quyết tâm…sẽ theo các câu truyện cổ tích, ngụ ngôn đi vào các em như những bài học ban đầu từ thưở ấu thơ. Quá trình phát triển con người trải qua từng gia đoạn, từ lúc trào đời đến lúc đi học mẫu giáo, cấp I, cấp II đến khi trưởng thành và đến tuổi dạy

thì…ngoài những kiến thức được học ở trường, gia đình (chủ yếu là qua người mẹ) các em cần phải học hỏi nhiều lắm. Đúng vậy, mẹ đã giúp các em rất nhiều như: giúp các em có những hiểu biết về con người, về lối ứng xử, quan hệ với xã hội, về bạn bè tình yêu và giới tính…Các em cần phải được hướng dẫn, dạy bảo của người lớn mà trong gia đình mẹ là người thích hợp nhất, vì mẹ nhạy cảm, tinh tế, lai rất dịu dàng, nhất là đối với các em nữ thì vai trò của người mẹ là không thể thiếu. Như vậy ta có thể thấy sự ảnh hưởng của người mẹ đối với con cái là rất lớn, chính vì vậy mà về phía người mẹ cũng phải trang bị cho mình những kiến thức và phương pháp dạy bảo con cái, cần phải vượt qua những trở ngại, những ý kiến khác nhau về nuôi dạy con trong gia đình. Bản thân người mẹ cũng cần phải sống gương mẫu, sống như những lời dạy bảo của họ đối với con cái họ, để làm được điều này thật khó bởi ngoài việc dạy con người phụ nữ phải gánh vác rất nhiều những công việc khác như: làm kinh tế, tổ chức cuộc sống trong gia đình, thoả mãn nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ - Người mẹ là kho tàn vô tạn về tình yêu đối với con cái, chính vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)