Những yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 96)

4.3.1.1. Điều kiện kinh tế của gia đình

Điều kiện kinh tế của bản thân phụ nữ và gia đình họ có ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình.

Theo lẽ thông thường, khi thu nhập ổn định, kinh tế gia đình vững mạnh thì khả năng thể hiện vai trò của phụ nữ càng rõ nét, càng được đảm bảo. Khi kinh tế gia đình gặp khó khăn, thì bản thân họ phải cố gắng nhiều hơn, duy trì và lo toan nhiều cho đời sống gia đình, họ phải nghĩ cách để làm kinh tế, tăng thu nhập và chăm lo hơn gia đình mình, đây cũng là lúc họ thể hiện rõnhất vai

trò của mình trong giađình.

Như đã phân tích ở phần phương pháp chọn điểm nghiên cứu, xã Khánh Phú là xã có điều kiện kinh tế khá hơn cả, tiếp đến là xã Khánh Nhạc, xã Khánh Thành. Qua phân tích mức đóng góp, sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động nhằm nâng cao, cải thiện đời sống gia đình thì xã nào có điều kiện kinh tế tốt hơn cho thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhiều hơn so với những xã có

điều kiện kinh tế kém hơn. Vì vậy, có thể khẳng định điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến vai trò nâng cao mức sống gia đìnhcủa người phụ nữ.

4.3.1.2. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

đối với phụ nữ

*Chính sách của Đảng và nhà nước về phát huy vai trò của phụ nữ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quyền bình đẳng của phụ nữ đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến

pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cựchọc tập, lao động sáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ vị trí quan trọng.

Phụ nữ trong hệ thống dân cử: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý Nhà nước. Chỉ thị 37- CT/TƯ ngày 16/5/1994 khẳng định nâng cao tỷ lệ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ. Nước ta được đánh giá là có số đại biểu nữ cao trong Quốc hội, đứng đầu Châu Á và đứng thứ hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và xếp thứ 9/135 các nước trên thế giới. Trong chặng đường 60 năm, Quốc hội nước ta đã trải qua 12 nhiệm kỳ, đội ngũ cán bộ nữ trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nhiệm kỳ

2002- 2007, 1.038 nữ đại biểu được bầu vào Quốc hội. Khoá I có 3% đại biểu nữ thì đến khoá XI đã tăng lên 27,31%, cán bộ nữ giữ chức chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội chiếm 25%. Nhiệm kỳ 2011-2016, số nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm 25,70%, cấp huyện chiếm 24,62%,cấp xã chiếm 27,71%. Tuy nhiên so với nam giới tỷ lệ này vẫn thấp.

Phụ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng: Trong các kỳ đại hội Đảng gần đây, tỷ lệ phụ nữ trong các cấp uỷ tăng lên không đáng kể. So với các cấp, số lượng phụ nữ tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng chiếm tỷ lệ thấp nhất, khoá VII có 12 đồng chí, khoá VIII tăng lên là 18 đồng chí nhưng đến khoá IX lại còn 12 đồng chí. Phụ nữ tham gia các cấp uỷ địa phương có từ 10-11%, trong đó uỷ viên ban thường vụ trở lên đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị em trong ban thường vụ cấp uỷ thường được phân công làm công tác kiểm tra và dân vận.

Phụ nữ tham gia các cấp chính quyền: Trong những năm gần đây, tỷ lệ lãnh đạo nữ ở cấp Trung ương thấp. Năm 2008, tỷ lệ phó chủ tịch nước là 25%, bộ trưởng 4,55%, tương đương bộ trưởng là 11,43%, thứ trưởng 2,75%, tương đương thứ trưởng là 9,21%, vụ trưởng và tương đương là 20,74%. Tỷ lệ nữ là chủ tịch uỷban nhân dân cấp tỉnh/thành nhiệm kỳ 1999-2004 chỉ có 1,64%, đến nhiệm kỳ 2004-2009 tăng lên là 3,12%, nhưng ở cấp huyện lại có xu hướng giảm, từ 5,27%ở cả 2 cấp giảm xuống còn 3,62%.

Trong các doanh nghiệp: Trong hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có 15% phụ nữ đứng đầu hoặc nắm cương vị chủ chốt.

Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp ở một số ngành dệt, may mặc, giầy dép, thực phẩm… chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông, vận tải, xây dựng, khai khoáng… chiếm 20%. Trong 900 nghìn hộ kinh doanh gia đình có 27% phụ nữđiều hành.

Bên cạnh việc tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, phụ nữ Việt Nam còn luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ người vợ, người mẹ gánh vác công việc nội trợ. Trong hoàn cảnh còn thiếu thốn, phụ nữ nông thôn phải lo cho gia đình đủ cơm ăn, con cái được học hành và khoẻ mạnh. Người phụ nữ còn là người giữ gìn, truyền thụ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình Việt Nam đến nay vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp là do công lao to lớn của người phụ nữ.

*Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với phụ nữ:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng đến việc giải phóng phụ nữ. Bác nhấn mạnh: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng được một nửa loài người”. Người cho rằng, muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải giải phóng họ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng trọng nam khinh nữ, ra khỏi sự bất công trong gia đình mình cũng như xã hội, đồng thời nâng cao vị thế của họ trong xã hội. Thế nên,Người đã yêu cầu các ngành, các địa phương phải tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộcsống, để phụ nữ phát huy quyền và khả năng công dân của mình.

Tiếp tục kế thừa và phát huy tư tưởng của người, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện không ít những quyết sách mang tính chiến lược đối với vấn đề phụ nữ như: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12/4/1993 của Bộ Chính trị “Vềđổi mới và tăng cường vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-

CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoáVII “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Năm 1995, Tại Hội nghị lần thứ IV về phụ nữ của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các quốc

gia đã nhất trí thông qua Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia xây dựng chiến lượccủa nước mình nhằm thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh. Tại Hội nghị này, Chính phủ Việt Nam đã công bố chiến lược

phát triểnvì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 với 10 mục tiêu. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg, ngày 21/01/2002 về phê duyệt Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) cũng đã khẳng định: đối với phụ nữ thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quảnlý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tạo điềukiện để phụ nữ làm tốt nhiệm vụ của người vợ, người mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Cùng phụ nữ cả nước, phụ nữ nông thôn đang đóng góp sức lực, trí tuệ cho phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước. Sự ra đời của Ban vì sựtiến bộ của phụ nữ các cấp đã giúp đỡ, khuyến khích động viên phụ nữ thực tốt vaitrò, vị trí của mình.

4.3.1.3. Các hoạt động của địa phương

Phụ nữ cũng rất thích được tham gia vào các công việc cộng đồng. Khi được tham gia họ cảm thấy bản thân là quan trọng trong tập thể đó, nó thúc đẩy ý chí của phụ nữ. Chính vì thế chính quyền địa phương, đặc biệt là hội phụ nữ huyện cần tổ chức thêm nhiều hoạt động dành cho phụ nữ trên địa bàn.

Bảng 4.18. Các Câu lạc bộ của phụ nữ trên địa bàn huyện

STT Tên CLB Năm thành lập

1 CLB Phụ nữ nuôi dạy con tốt 2012

2 CLB Phòng chống tệ nạn xã hội 2013 3 CLB Phòng chống bạo lực gia đình 2013 4 CLB Hạn chế sử dụng túi nilon 2013 5 CLB Bình đẳng giới 2014 6 CLB Chèo 2014 7 CLB Làng nghề bún bánh 2015

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Khánh (2017)

Địa bàn huyện cũng đã thường xuyên tổ chức một số hoạt động dành cho chị em phụ nữ như tọa đàm kỷ niệm các ngày lễ 8/3, 20/11, hội làng, hội trại, đại hội phụ nữ…qua những hoạt động đó thấy rằng phụ nữ tham gia rất

nhiệt tình, họ muốn cho gia đình thấy khía cạnh khác của bản thân chứ không chỉ nội trợ, dọn dẹp. Thời gian rảnh rỗi của phụ nữ thường hạn chế do đó địa phương cần sắp xếp hợp lý các hoạt động để tạo điều kiện cho tất cả phụ nữ địa phương có thể tham gia.

Hộp 4.4. Tham gia hoạt động của địa phương

Tôi rất thích các hoạt động của địa phương cho chị em phụ nữ chúng tôi, hầu như tôi đều cố gắng tham gia. Mỗi lần như vậy tôi thấy vui hơn, được tiếp xúc với mọi người, học hỏi thêm kiến thức. Tôi muốn chồng và con tôi đều thấy tôi không chỉ biết ở nhà dọn dẹp, bếp núc mà lĩnh vực khác cũng giỏi.

(Chị Nguyễn Thị Lý, 43 tuổi, xã Khánh Phú)

Địa phương cần tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)