Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nổi bật trong cải thiện điều kiện sống của nhân dân và giảm dần chênh lệch về giới. Theo báo cáo quốc gia về phát triển con người toàn cầu năm 2014 của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phối hợp với Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thì ở Việt Nam chỉ số về sự phát triển con người đang giảm chậm từ khoảng 1,7% trước năm 2000 xuống còn khoảng 0,96% trong những năm gần đây. Năm 2013, theo UNDP, Việt Nam xếp hạng thứ 121 trong 187 quốc gia và lãnh thổ về sự phát triển con người. Có được kết quả này ngoài sự can thiệp của xã hội, của các cấp, các nghành còn có sự nỗ lực không ngừng của bản thân những người phụ nữ, những đóng góp đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Phụ nữtrong văn hoá giáo dục và đào tạo
Giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam, những năm gần đây sự đầu tư cho giáo dục của ngân sách nhà nước là khá cao. Vì thế mà ngành giáo dục của chúng ta gặt hái được nhiều thành tựu đặc biệt là trong vấn đề nâng cao trình độ văn hóa cho các tầng lớp nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Cụ thể, tỉ lệ nữ sinh trung học phổ thông trong những năm gần
30% số người có trình độ học vấn sau đại học là nữ (TSKH. Lê Thị Kim Yến, 2011). Có thể thấy trình độ học vấn của phụ nữ có xu hướng ngày càng tăng,
chứng tỏtrong tương lai những đóng góp của phụ nữ cho sự nghiệp phát triển đất
nước nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng ngày càng nhiều,
đồng thời vai trò của phụ nữngày càng được cải thiện.
Trong gia đình, người phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn vào đời sống học tập của con cái. Khảo sát cho thấy, cả ở khu vực nông thôn và thành thị, người mẹ đi họp phụ huynh nhiều hơn hẳn người cha với tỷ lệ tương ứng ở thành thị là 52,8% và 26,5%, còn ở nông thôn là 47,7% và 32,4%. So sánh nhóm phụ nữ dân tộc Kinh với phụ nữ dân tộc thiểu số, thì có thể thấy tỷ lệ phụ nữ đi học phụ huynh cho con ở người Kinh cao hơn người dân tộc thiểu số khá nhiều, tỷ lệ tương ứng là nhiều với tỷ lệ tương ứng là 52,5% và 31,2%.
Đối với việc giúp và nhắc nhở con học ở nhà, đối với nhiều gia đình, là một công việc được quan tâm rất nhiều, với tỷ lệ thực hiện đạt xấp xỉ 100%. Tương tự như việc họp phụ huynh, người mẹ thường làm việc này nhiều hơn người cha. Tuy nhiên, tỷ lệ người cha và mẹ cùng thực hiện công việc này đã cao hơn nhiều, và sự chênh lệch là không đáng kể giữa thành thị và nông thôn: 37,4% ở thành thị và 38% ở nông thôn.
Thứ hai: Phụ nữ trong lực lượng lao động cảnước
Trong thời kỳ hội nhập CNH- HĐH ngày nay, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới lao động trong nông nghiệp Việt Nam đang giảm dần về số lượng với lý do, một sốlượng lao động trong nông nghiệp chuyển sang tham gia
vào lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại ngày càng phát triển. Tỷ lệ lao động tham gia vào nông nghiệp giảm từ 71% (1995) xuống còn 60% (2010) trong đó lực lượng lao động nữ chiếm hơn 50%. Nông nghiệp là nghề chính của 2/3 nữ giới nông thôn (Theo Vị thế xã hội – phụ nữ Việt Nam).
Theo Tổng cục thống kê, 2015. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động là 47,78 triệu người trong đó lao động nữ chiếm 22,03 triệu người tương đương 46,1%, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 67,81%. Qua đây
có thể thấy lao động nữ chiếm một phần không nhỏ trong lực lượng lao động của cảnước. Họ là một lực lượng đáng đểưu tiên chưa kểđến những đóng góp to lớn của họ cho gia đình và xã hội. Hầu hết những người mới tham gia vào lĩnh vực
nông nghiệp đều là phụ nữvà điều này có thể chỉ ra rằng trong tương lai phụ nữ sẽ
gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.
Hộp 2.2. Vài nét về sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động
- Năm 2005, nam giới chiếm 51% và nữ giới chiếm 49% trong lực lượng lao
động, tương đương với 22 triệunam và 21,1 triệu nữ.
- Nhìn chung, 20 % số phụ nữ làm việc có công việc chính thuộc lĩnh vực làm công ăn lương, tỷ lệ này ở nam là 41%.
- Phụ nữ tập trung quá nhiều ở các công việc kỹ thuật thấp, đặc biệt trong khu vực không chính thức. Những phụ nữ làm công ăn lương không có tay nghề, đặc biệt trong các dây chuyền sản xuất, có ít cơ hội nâng cao tay nghề và tiếp tục phải làm các công việc được trả lương thấp trong nhà máy.
- Trong giai đoạn 2001-2005, khoảng cách giới trong lực lượng lao động tăng lên theo hướng có lợi cho nam giới, từ 0,6% năm 2001, lên đến 2,8% năm 2005.
- Phụ nữ chiếm 46,5% trong số các công việc mới hình thành trong lĩnh vực công và 33 số người tham gia đào tạo nghề trong giai đoạn 2001-2005.
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Thứ ba: Phụ nữ trong các hoạt động vềmôi trường
Về vấn đề môi trường sinh thái, trong xã hội phụ nữ là những người tạo nên các mối liên hệ với môi trường. Họ trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. Là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của trẻ em trong quan hệ với môi trường. Là người nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của từng bữa ăn, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình. Người phụ nữ trong bất kỳ hoạt động nào với tư cách là người lao động tại các cơ quan, nhà máy, cơ sở dịch vụ,... hay là người nội trợ trong gia đình đều có liên quan đến các vấn đề về môi trường. Ví dụ, tỷ lệ phụ nữ tham gia trong quá trình thu gom, phân loại, thu mua phế thải chiếm tỷ lệ rất cao. Trong các làng nghề tái chế chất thải, phụ nữ tham gia tích cực trong các hoạt động quản lý và lao động trực tiếp.
Thứ ba: Phụ nữ trong các hoạt động kinh tế hộgia đình
Phụ nữđóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế hộ gia đình, họ
tham gia vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế. Ngoài việc sinh con,
chăm sóc gia đình, mọi việc đồng áng đều đè nặng len đôi vai của người phụ nữ nhất là ngày nay tình trạng nam giới ở nông thôn lên thành phố kiếm việc hay
làm xa nhà ngày càng tăng. Bên cạnh việc trồng trọt họcòn làm mướn, làm thuê nhiều công việc để tăng thu nhập. Tuy nhiên vị trí của họ vẫn chưa xứng đáng
với những gì họ bỏra, đặc biệt là vấn đề bạo hành gia đình. Theo báo cáo của ủy ban dân số gia đình và trẻ em, 30% số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra (tổng cục thống kê, 2011).
Và mới nhất, theo báo cáo của điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (NICS) 2014, đánh giá thái độ của phụ nữ tuổi 15 – 49 đối với việc bị chồng đánh đập vợ bằng cách đặt câu hỏi liệu người chồng có lí do hợp lý
để đánh vợ trong các tình huống khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy 50% phụ
nữ cho rằng người chồng có đủ lí do hợp lí đểđánh vợ, điều này phổ biến hơn ở
các hộ gia đình nghèo và phụ nữcó trình độ giáo dục thấp. Để hạn chếđiều này không ai khác chính những người phụ nữ phải biết bảo vệ mình, phải biết đứng lên tìm hạnh phúc cho mình, và khẳng định vị thế của mình trong gia đình và
ngoài xã hội.
Những năm gần đây vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực đời sống xã hội
được quan tâm hơn:
-Các tổ chức thế giới quan tâm đến vấn đề giới nói chung và phụ nữ nông thôn Việt Nam nói riêng. Nổi bật như Ngân hàng thế giới UNDP (chương trình
phát triển Liên Hiệp Quốc), ngân hàng phát triển Châu Á. Hàng năm các tổ chức này kết hợp đưa ra các ấn phẩm tình hình thế giới ở Việt Nam như:
“ Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam (2002) ” “ Tóm tắt tình hình giới ở Việt Nam (2002) ”
“ Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam (12/2006) ”
Những tác phẩm này cung cấp những dữ liệu có thể nói là xác thực nhất về tình hình chung và về phụ nữ Việt Nam nói riêng. Đây là những dữ liệu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình phụ nữ Việt Nam từđó Nhà nước đưa
ra các chủtrương, chính sách nhằm hướng tới sựbình đẳng thực sựở Việt Nam.