Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 68)

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Với diện tích 13.905,77ha, huyện Yên Khánh có 12 loại đất thuộc nhóm đất phù sa có diện tích 12.127,91 ha chiếm 88,02% diện tích tự nhiên, được sự hình thành và bồi đắp của phù sa sông Đáy. Độ dày tầng đất >1mm, bề mặt ruộng đất bằng phẳng , độ dốc <80, trong đó chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua. Cụ thể như sau:

• Đất phù sa trung tính ít chua: diện tích 9.745,71ha chiếm 70,73% diện tích tự nhiên, được hình thành do sự phù sa sông Đáy, sông Vạc …

• Đất phù sa chua Glaay: Diện tích 577,28ha chiếm 4,19% diện tích tự nhiên

• Đất phù sa có đốm gỉ: Diện tích 1.804,92ha chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn huyện

Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng

Đất tự nhiên của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất phù sa ít chua, hàm

lượng các chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Trong 12 đơn vị đất đai của huyện thì có 7 đơn vị thuộc đất phù sa trung tính ít chua, 2 đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa đều có khả năng trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Hiện trạng sử dụng đất :

Với diện tích đất trên, tính đến năm 2015 huyện đã đưa vào sử dụng 13.698,94ha, chiếm 98,51% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất nông nghiệp 9.651,5ha chiếm 69,41% diện tích đất tự nhiên và đất phi nông nghiệp chiếm 4.047,43ha được sử dụng chủ yếu vào mục đích xây dựng công trình dân sinh, đường giao thông, công trình thủy lợi …Từ năm 2000 đến nay diện tích đất đưa vào sử dụng có xu hướng mở rộng, diện tích tăng từ 13.228,6ha năm 2000 lên 13.698,94ha năm 2010. Trong khi đó, đất chưa sử dụng giảm tương ứng từ 550,67ha xuống còn 206,8ha, đất chưa sử dụng của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất đồng bằng điều này sẽ thuận lợi cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích sản xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo. Như vậy, quá trình khai thác, sử dụng các loại đất trong giai đoạn tới cần phải đi đôi với các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất như: cải tạo xây dựng đồng ruộng, có chế độ canh tác hợp lý theo không gian đa tầng phù hợp sinh thái môi trường.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

a. Dân số và phân bố dân cư

Tổng dân số toàn huyện Yên Khánh tính đến năm 2016 là 138.721 người. Mật độ phân bốtrung bình là 997 người/km2. Nhìn chung trong giai đoạn từnăm 2010 đến năm 2016, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân sốtrung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Tốc độtăng dân số

trung bình giảm từ1,13% năm 2012 xuống còn 0,38% năm 2016.

Bảng 3.1. Tình hình dân số của huyện Yên Khánh (2014 - 2016)

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bình quân Tổng dân số Người 137.229 138.196 138.721 100,70 100,38 100,54 Nam Người 67.379 68.241 68.251 101,28 100,01 100,65 Nữ Người 69.850 69.955 70.470 100,15 100,74 100,44 Thành thị Người 12.799 13.013 13.350 101,67 102,59 102,13

Nông thôn Người 124.430 125.183 125.371 100,61 100,15 100,38 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2015-2017)

Yên Khánh có sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù tỉ lệdân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng

với tốc độ khá chậm từ 90,7% năm 2012 xuống 90,4% năm 2016. Dân cư chủ

yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 125.371 người chiếm tới 90,4% (tính tới năm 2012) trong khi đó dân cư thành thị chỉ chiếm 9,6%. Qua đó có thể thấy tỉ lệđô thịhoá trên địa bàn huyện diễn ra tương đối chậm với tốc độđô thị hóa là

12,78%/năm trong cả thời kỳ 2011-2016. Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến

động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam

nhưng độ chênh lệch không lớn. Đến năm 2016 tỉ lệ giới tính tương đối đều, tỉ lệ

dân số nam, nữ lần lượt là 49,2% và 50,8%.

b. Nguồn lao động

Bảng 3.2.Tình hình phân bổ lao động của huyện Yên Khánh (2014-2016)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 2014-2016

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Người 85.109 85.682 86.007 85.599

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

Người 83.342 84.300 84.620 84.087

Cơ cấu lao động 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 47,6 45,4 44,3

- Công nghiệp và xây dựng % 35,5 36,7 37,5

- Dịch vụ % 16,9 17,9 18,2

Số lao động được tạo việc làm Người 4.000 4.150 4.350 4.167

Số lao động được đào tạo trong

năm Người 1.750 2.000 2.150 1.967

Tỷ lệ số lao động được đào tạo

trên tổng số lao động % 38,5 39,0 40,5 -

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2015-2017)

Giai đoạn 2012-2016 dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số (thời điểm đầu của dân số vàng). Hoạt động chủ yếu

trong hoạt động nông nghiệp, một bộ phận có thêm việc làm thêm ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy, lao động ở Yên Khánh vẫn mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu

là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 40,5%). Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định). Tuy vậy lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn, trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tới.

3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

a. Hạ tầng giao thông

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phái đông namcủa tỉnh Ninh Bình trên quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Một số tuyến giao thông quan trọng của huyện như:

- Quốc lộ 10 có chiều dài đi qua huyện là 14km, có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình phát triển kinh tế của Yên Khánh

- Tuyến tỉnh lộ 481B nối từ ngã 3 thông tới trạm bơm Cổ Quàng với tổng chiều dài 20km. Hiện nay, đã xảy ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xấu, gây khó khăn cho quá trình lưu thông

- Tuyến tỉnh lộ 480B nối từ quốc lộ 10 đến cầu Rào với tổng chiều dài 2km, hiện trạng mặt đường khá tốt, thuận lợi cho quá trình lưu thông

- Tuyến tỉnh lộ 480C nối quốc lộ 10 với Cầu Tràng với tổng chiều dài 3km, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng khá tốt, thuận lợi cho quá trình

lưu thông

b. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Hệ thống các công trình thủy lợi của Yên Khánh bao gồm phần lớn các công trình như: trạm bơm, kênh

tưới tiêu, cống dưới đê. Tính đến năm 2011 trên địa bàn huyện có gần 20 công trình trạm bơm chính với khoảng 100 máy bơm phục vụ cho hoạt động tưới, tiêu

Tuy nhiên một số công trình đã xuống cấp cần đầu tư cải tạo. Để đảm bảo nhu cầu phục vụ tưới tiêu, trong những năm tới cần nâng cấp và xây mới một số công trình đầu mối.

Công tác thủylợi nói chung và bê tông hóa kênh mương nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị sản phẩm. Tiếp tục đầu tư cho thủy lợi, bê tông hóa kênh mương là yếu tố cơ bản để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, góp phần quan trọng tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích .

3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa -

hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

* Giá trị sản xuất : GTSX (tính theo giá so sánh năm 2010) năm 2012 đạt 5.944,51 tỉ đồng, năm 2013 đạt 7.624,68 tỉ đồng, năm 2015 ước đạt 9.905,77 tỉ đồng tăng 3.961,26 tỉ đồng so với năm 2012. Bình quân giai đoạn 2011-2015,

tốc độ tăng GTSX trên địa bàn huyện ước đạt 22 %/năm.

* Cơ cấu giá trị sản xuất: (theo giá hiện hành) của 3 ngành kinh tế cơ bản: Nông lâm, thuỷ sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ thực hiện năm 2012 đạt 24,7% - 56,0% - 19,3%; năm 2013 đạt 17,7% - 63,8% - 18,5% , năm 2015 ước đạt 15,3% - 68,3% - 16,4%. Tốc độ tăng cơ cấu giá trị sản suất cơ bản theo đúng quy luật và định hướng phát triển của huyện đó là giảm dần tỷ lệ ngành nông lâm thuỷ sản, tăng cơ cấu ngành Công nghiệp- Xây dựng, tuy có thay đổi về cơ cấu tỷ lệ trong 3 nhóm ngành cơ bản nhưng giá trị tuyệt đối của 3 nhóm ngành đều tăng theo các năm, đảm bảo xu thế phát triển theo chiều hướng tích cực.

Bảng 3.3.Chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Khánh (2012 – 2015) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm2015

1 Giá trị sản xuất (Giá SS

2010) Tỷ đồng 5.994,51 7.624,68 8.398,83 9.905,77

- Tốc độ tăng trưởng GTSX % 29,22 27,19 10,15 17,94

Trong đó:

+ Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 3.352,02 4.879,50 5.502,92 6.867,53

* Riêng Công nghiệp " 2.400,12 3.979,22 4.487,26 5.398,87

+ Nông, lâm nghiệp, thủy

sản " 1.503,69 1.432,45 1.490,46 1.530,44

+ Dịch vụ " 1.138,80 1.312,72 1.405,45 1.507,80

2 Cơ cấu GTSX (Giá HH) 100 100 100 100

- Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản % 24,7 17,7 18,0 15,3

- Công nghiệp và xây dựng % 56,0 63,8 64,4 68,3

- Dịch vụ % 19,3 18,5 17,6 16,4

Nguồn: UBND huyện Yên Khánh (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong nâng cao mức sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)