Kinh nghiệm tích tụ đất đai ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nhân tố quyết định đảm bảo kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng từ 7,0 – 7,5%/năm như những năm qua, trước hết là chính sách chuyển sang hệ thống khoán hộ, lấy kinh tế hộ gia đình làm động lực để phát triển nông nghiệp và mở rộng quy mô kinh tế hộ gia đình.

Việc tăng quy mô của kinh tế hộ gia đình khi cải tổ chế độ khoán đất đai được thực hiện dưới hình thức một số hộ gia đình chỉ cần đảm bảo lương thực ở “Ruộng khẩu phẩn”; phần còn lại của mảnh đất canh tác được phân phối giữa các hộ nông dân chuyên làm nghề trồng trọt và hình thức cho thuê là phổ biến hơn cả.

Từ năm 1978, cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn đã thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn phát triển với tốc độ bình quân 20%/năm, thu hút một lực lượng lớn lao động làm nông nghiệp sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, làm cho cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc có sự chuyển dịch, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp ở khu vực nông thôn (do chính sách ly nông bất ly hương). Giai đoạn 1978 – 1996, lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp nông thôn đạt khoảng 130 triệu lao động; tính đến năm 2016, các doanh nghiệp nông thôn ở Trung Quốc đã thu hút 28,4% lao động ở khu vực nông thôn do từ nông nghiệp chuyển sang (Nguyễn Sinh Cúc, 1995).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan

Với khoảng 24% tổng diện tích đất đai được dùng để canh tác, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được Đài Loan quan tâm phát triển hàng đầu. Và các tiến bộ về máy móc nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ nông nghiệp, giúp tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân Đài Loan.

Tự động hóa nông nghiệp cũng giải quyết được "bài toán" độ tuổi lao động trong ngành nông nghiệp đang khá cao tại Đài Loan nói riêng và trên thế giới nói chung, độ tuổi trung bình của nông dân Đài Loan là 62, với 31% nông dân trên 65 tuổi. Do đó, chính quyền Đài Loan cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến khích người trẻ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Đài Loan không tích tụ cánh

đồng mẫu lớn, nhưng vẫn có nền nông nghiệp rất cạnh tranh và công nghệ cao. Mô hình liên kết sản xuất sẽ quyết định việc tích tụ đất đai. Tích tụ chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ. Tích tụ phải gắn với quyền lợi của người dân về sinh kế lâu dài.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Hà Lan

Hà Lan là một nước nhỏ, diện tích đất tự nhiên ít, dân số đông. Hiện có 4,15 triệu ha đất tự nhiên, trong đó có 91 vạn ha đất canh tác và 1,02 triệu ha đất đồng cỏ. Hà Lan có khoảng 16,2 triệu dân, trong đó 480.000 người dân làm nông nghiệp. Hà Lan đã xây dựng được một nền nông nghiệp đứng đầu thế giới với hiệu suất lao động cao, đạt 44.339 USD/laođộng; 9,5 tấn thịt; 41,6 tấn sữa/lao động nông nghiệp. Mức xuất khẩu nông sản đặc biệt cao: Đạt 18.570 USD/ha/năm (1,86 USD/m2), kim ngạch xuất khẩu nông sản, bình quân trong 5 năm 1995 – 1999 đạt 37,8 tỷ USD.

Bí quyết thành công của nông nghiệp Hà Lan có nhiều mặt, bắt nguồn từ những chính sách vĩ mô đúng đắn, sáng tạo đã có từ nhiều năm, trong đó bí quyết chủ yếu thuộc về tổ chức sản xuất nông nghiệp đúng hướng, nổi bật nhất là xây dựng được một hệ thống nông trang gia đình, đủ sức làm nền tảng cho nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững.

Nông trang gia đình ở Hà Lan có tỷ lệ lao động gia đình/lao động thuê là 1/0,44. Kinh tế hộ nông dân ở Hà Lan cũng trải qua nhiều bước trong quá trình phát triển. Thoạt đầu là hộ kinh tế tiểu nông, sản xuất tự cấp tự túc, hiệu suất rất thấp, khi kinh tế hàng hoá phát triển, vốn được tích lũy, kinh tế hộ tiểu nông chuyển dần sang hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, rồi chuyển sang hộ sản xuất chuyên môn hoá lớn hơn, sau đó chuyển sang nông trang gia đình hiện đại, sản xuất vì lợi nhuận, đến nay đã hình thành dạng kinh tế tổ hợp “Nông – công – thương” làm nền tảng cho nền nông nghiệp hàng hoá lớn, nhưng tế bào cấu thành những tổ hợp này vẫn là những nông trang gia đình. Hiện tại các nông trang gia đình cung cấp 87% lượng sữa, 63% củ cải đường, 85% rau quả và 90% t n dụng nông nghiệp được Nhà nước chấp nhận ở ngân hàng (Nguyễn Sinh Cúc, 1995).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)