Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 44)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việc lựa chọn điểm nghiên cứu có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu quá trình tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu ở những địa bàn tập trung nhiều trang trại, những địa bàn có xu hướng kinh tế trang trại, gia trại. Địa bàn nghiên cứu được chọn là xã Yên Giả, Đại Xuân và Nhân Hòa. Đây là những xã mà trong mấy năm gần đây quá trình tích tụ đất đai diễn ra khá mạnh mẽ.

3.2.2. Phương pháp chọn hộ nghiên cứu

Thông qua các tài liệu đã công bố của bộ phận thống kê và ban địa chính tại các xã, thị trấn để biết tình hình mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ lập phiếu điều tra các hộ.

Trong quá trình điều tra chúng tôi lựa chọn điều tra 30 trang trại và 60 hộ gia đình có tham gia và liên quan đến vấn đề tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi tiến hành điều tra dựa trên cơ sở số liệu điều tra chúng tôi tiến hành phân ra làm hai nhóm:

- Nhóm không tích tụ đất đai: 60 hộ

- Nhóm tích tu đất đai: gồm 90 hộ gia đình, nhóm này bao gồm: + Nhóm hộ trang trại: 30 hộ

Cụ thể đối tượng điều tra và số liệu điều tra được phân chia như sau:

Bảng 3.1. Đối tượng và số mẫu điều tra

ĐVT:hộ

Đối tượng điều tra Số lượng mẫu điều tra

Chia ra

Yên Giả Đại Xuân Nhân Hòa 1. Nhóm tích tụ đất đai 90 30 30 30 - Hộ trang trại 30 10 10 10 - Hộ không trang trại 60 20 20 20 2. Nhóm không tích tụ đất đai 60 20 20 20

Tổng số (1+2) 150 50 50 50

Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành phỏng vấn cán bộ địa phương tại địa bàn nghiên cứu bao gồm

- Chủ tịch huyện Quế Võ: 1 phiếu

- Chủ tịch, phó chủ tịch các xã, thị trấn huyện Quế Võ: 21 phiếu

- Cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quế Võ: 8 phiếu - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ: 9 phiếu

- Cán bộ địa chính xã, thị trấn: 21 phiếu

Nhằm phát hiện thêm các tác động của tích tụ đất đai đến sản xuất và đời sống, các nhân tố ảnh hưởng đến tích tụ đất đai, nguyên nhân của vấn đề, những vướng mắc của quá trình tích tụ đất đai, cũng như nhiều khía cạnh khác mà nghiên cứu định lượng chưa phản ánh hết được.

3.2.3. Tổ chức điều tra thu thập số liệu

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng cho các trang trại và các hộ điều tra bao gồm các thông tin về chủ trang trại, chủ hộ, tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trước và sau khi thực hiện tích tụ đất đai, tình hình sử dụng lao động của hộ, diện tích đất nông nghiệp của hộ trước và sau khi tích tụ đất đai. Các câu hỏi mở về nhận thức, quan điểm, yêu cầu, kiến nghị của các đối tượng điều tra về vấn đề tích tụ đất đai và quyền sở hữu của người dân đối với đất nông nghiệp. Thu thập thông tin từ chủ hộ bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua sự hồi tưởng của người được điều tra và kết hợp với số liệu của chính quyền địa phương để biết thông tin đất đai của hộ.

Phiếu phỏng vấn cán bộ địa phương cho chủ tịch huyện và các cán bộ có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm các câu hỏi rành riêng và câu hỏi chung cho cán bộ về tình hình tích tụ, nguyên nhân và thách thức cũng như quan điểm của cán bộ đối với hoạt động tích tụ đất đai ở địa phương.

* Phương pháp điều tra

Tiến hành điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo tập phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước, được chuẩn hóa qua bước phỏng vấn thử một số hộ, sau đó hoàn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi xã , cuối cùng được sử dụng để phỏng vấn toàn bộ các đơn vị điều tra.

Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập số liệu từ sách báo, các báo cáo kinh tế - xã hội của các xã và phòng địa chính huyện thuộc huyện Quế Võ.

Thu thập từ phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Lao động, Thương bình & Xã hội, phòng Thống kê huyên Quế Võ về các thông tin về tình hình mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn.

Nguồn thông tin sơ cấp (điều tra số liệu từ các hộ gia đình): Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân theo phiếu điều tra đã được thiết kế.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

* Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, qua đó nhận biết tính quy luật của quá trình sản xuất. Từ phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố riêng như: thời gian, mục đích tích tụ đất đai; tính tuân thủ pháp lý, tình hình lao động của các hộ…, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình tích tụ đất đai.

* Công cụ: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

* Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa tài liệu bằng phân tổ thống kê, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu, phân tích tình hình biến động của hiện tượng phục vụ quá trình nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh: Sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích, có thể sử dụng phương pháp này so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để

thấy được sự phát triển của hiện tượng qua các mộc thời gian, không gian và từ đó có thể suy ra được vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tiến hành phân tích thực trạng về quy mô diện tích đất nông nghiệp của các hộ, tình hình chuyển đổi, thuê, đâu thầu quyền sử dụng đất, những yếu tố tác động tích cực cũng như các yếu tố cản trở trong quá trình tích tụ đất đai của các hộ…, trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp cho các hộ gia đình tham gia tích tụ đất đai và những gia đình muốn chuyển đổi nghề nghiệp.

3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

*Nhóm chỉ tiêu kinh tế: thông qua các số liệu thu thập từ phòng TN & MT huyện Quế Võ và phiếu phỏng vấn để thấy được tác động, ảnh hưởng của quá trình tích tụ đất đai trong thời gian nghiên cứu cả về mặt định tính và định lượng.

- Tổng diện tích đất nông nghiệp - Tổng diện tích đất tích tụ

- Tổng diện tích đất theo nguồn gốc hình thành (đất giao lâu dài; đất chuyển nhượng; đất cho thuê; đất đấu thầu)

- Tỷ lệ diện tích đất tích tụ/ Tổng diện tích đất

- Tỷ lệ diện tích đất giao lâu; đất chuyển nhượng; đất thuê mướn; đất đấu thầu/ tổng diện tích

- Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ; - Diện tích đất tích tụ bình quân hộ

- Số lượng hình thức tích tụ đất đai hộ sử dụng

- Số lượng các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất - Tỷ lệ diện tích đất tích tụ theo mục đích sử dụng

* Nhóm chỉ tiêu xã hội: thông qua phiếu phỏng vấn thu thập các thông tin làm cơ sở xác định các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa,…làm yếu tố xác định ảnh hưởng sâu rộng của tích tụ đất đai đến các tầng lớp xã hội.

- Tỷ lệ giới tính của chủ hộ nhóm tích tụ/ nhóm không tích tụ đất đai - Độ tuổi bình quân; trình độ văn hóa bình quân

- Số lượng lao động chính; số lượng lao động phụ - Tổng số nhân khẩu của hộ điều tra

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH NGHIỆP CỦA HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH

4.1.1. Tình hình sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1. Kết quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ tiếp tục duy trì mức tăng ổn định, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,5%/năm, trong đó Xây dựng tăng 19,4%, thương mại dịch vụ tăng 8,5%, nông lâm thuỷ sản tăng 5,1%. Tỷ trọng Công nghiệp- xây dựng chiếm 43,1%, thương mại dịch vụ chiếm 36% còn lại là nông nghiệp thuỷ sản. Cơ cấu kinh tế chuyển dich theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, rau quả cây công nghiệp; giảm tỷ trọng cây lương thực. Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả thấp do sản xuất manh mún và theo phương pháp truyền thồng, huyện Quế Võ đã tập trung xây dựng vùng chuyên canh, đẩy mạnh áp dụng khóa học kỹ thuật đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong năm 2017 được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân huyện Quế Võ đã hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm GRDP cả năm đạt 6.415,2 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp, xây dựng chiếm 52,8%, dịch vụ chiếm 35,5%, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,7%, tổng giá trị sản xuất đạt 35.411 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 44,2 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, TTCN, thương mại phát triển.

Về lĩnh vực trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp của Huyện thì cây lúa nước vẫn là cây trồng chủ lực. Mặc dù diện tích cây trồng có giảm nhưng sản lượng và năng suất của nhiều loại cây trồng vẫn tăng lên, điều này chứng tỏ rằng sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá. Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng số cây trồng chính từ 2013 – 2017 Năm Chỉ tiêu 2013 2015 2017 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) I. Cây lương thực 15.676 190 95.336 15.695 179,4 91.293 14.458 183,8 86.518,3 1. Lúa 14.865 56,9 84.540 15.056 55,4 83.368 14.388 59,3 85.024 2. Khoai lang 811 133,1 10.796 639 124 7.925 120 124,5 1.494

II. Cây công nghiệp 602 29.3 8.546 558,5 32,3 875,4 471 31,4 732

1. Lạc 490 13,9 681,6 427,5 15,2 651,4 360 15,4 554,4 2. Đậu tương 112 15.4 173 131 17,1 224 111 16 177,6 III. Cây thực phẩm 3.113 189,8 55.899 2.616 158 41.314 3.515 186 37.311,5 1. Rau các loại 3.054 179,8 55.899 2.550 161,8 41.248 2.122 175,5 37.241,3 - Khoai tây 1.577 138 29.925 1.289 136,8 12.643 1.393 148 21.438 2. Đậu các loại 59 10 59 63 10,2 67 67 10,5 70,2

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2013 - 2017)

36

Đất nông nghiệp còn được sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Nhờ vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành thì công tác chăn nuôi của huyện đã không ngừng tăng trưởng và đạt được kết quả tương đối khả quan. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của huyện Quế Võ từ 2013 – 2017 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2013 2015 2017 So sánh 2015 /2013 2017 /2015 I. Gia súc Con 96.749 101.711 86.674 105,13 85,19 1. Đàn trâu Con 3.385 2.761 1.423 81,57 51,54 2. Đàn bò Con 15.380 16.983 16.563 110,42 97,5 3. Đàn lợn Con 77.948 81.967 68.661 105,16 83,77 II. Gia cầm 1. Thịt gia cầm giết bán Tấn 1.045 1.136 1.172 108,71 103,17 III. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

1. Thịt trâu hơi xuất chuồng Tấn 76 158 257 207,89 162,66 2. Thị bò hơi xuất chuồng Tấn 300 400 669 136,67 163,17 3. Thịt lợn hơi xuất chuồng Tấn 10.170 10.802 10.351 106,21 95,82 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2013 - 2017) Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Những vùng trũng trồng lúa năng suất thấp đã chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thả thủy sản tỏ ra hiệu quả hơn cả kinh tế từ thủy sản do cho lợi nhuận cao hơn, bình quân từ 65 – 85 triệu đồng/ha/năm, có những hộ thu hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Năm 2013 diện tích nuôi trồng thủy sản là 693,4 ha, sản lượng là 5.236 tấn; đến năm 2017 diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.019 ha, sản lượng đạt 6.729 tấn. Đây thực sự là một két quả đáng khích lệ vì trong 5 năm tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt bình quân 12,4%/năm, sản lượng thủy sản tăng bình quân 5,54%/năm.

Công tác sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Huyện cũng thực hiện tốt các chương trình, đề án: Sinh hóa đàn bò, Nạc hóa đàn lợn, chương trình sản xuất lúa giống, đề án nuôi cá Rô phi đơn tính, cũng góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lượng các giống cây trồng, vật nuôi.

Bảng 4.3. Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản giai đoạn 2013 - 2017

Năm Diện tích nuôi trồng TS (ha) Tốc độ tăng (%) Tổng sản lượng TS (ha) Tốc độ tăng (%) 2013 693,4 121,2 5.236 101,6 2014 709,9 102,4 5.891 112,5 2015 818,2 115,3 6.035 102,4 2016 917,5 112,1 6.428 106,5 2017 1.019 111,1 6.729 104,7

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2013 - 2017) Nhìn vào bảng 4.3 có thể thấy, hoạt động tích tụ đất đai đã và đang đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện. Kinh tế trang trại, gia trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô và giá trị sản xuất hàng năm. Đến nay, Quế Võ đã xuất hiện trên 100 mô hình kinh tế trang trại. Điển hình nhất là xã Yên Giả, với gần 20 trang trại tổng hợp, trong đó trên 12 mô hình đạt tiêu chí liên bộ. Kinh tế trang trại phát triển đã hút một lượng tiền vốn lớn trong nhân dân đầu tư vào sản xuất, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phát triển như một nhu cầu tự nhiên.

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả so sánh một số chỉ tiêu trước và sau khi tích tụ đất đai

Chỉ tiêu Trước khi tích tụ đất đai Sau khi tích tụ đất đất đai

Năng suất Thấp Cao

Chi phí sản xuất Cao Thấp Thu nhập bình quân Thấp Cao

Thị trường Hẹp Được mở rộng

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Kinh tế trang trại không những thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả đất đai, mà còn phát huy được lợi thế của từng địa phương, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của tỉnh.

Kinh tế HTX tiếp tục được đổi mới, củng cố theo luật HTX, hoạt động theo hướng đa dạng hoá nhiệm vụ và từng bước nâng cao hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Đến nay Quế Võ có 13 HTX đang hoạt động, trong đó có 9 HTX dịch vụ nông nghiệp, 1 HTX dịch vụ tổng hợp còn lại là HTX chuyên khâu. Hoạt động của HTX đang từng bước chuyển đổi theo luật HTX, và đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế ở nông thôn.

Diện tích đất nông nghiệp ở Quế Võ ít, đồng thời lại manh mún, các ruộng liền kề để lãng phí khá nhiều đất làm bờ phân ô, thửa. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ huyện ủy đã thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)