tỉnh Bắc Ninh
Với “Khoán 10” lần đầu tiên nông dân được làm chủ trên mảnh ruộng của mình. Nhưng tư tưởng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa thể một sớm một chiều bỏ ngay được, người ta vẫn đòi hỏi chế độ bình quân. Hệ quả là sau khi chia ruộng, giao ruộng, bình quân mỗi hộ nông dân nhận trên dưới 10 mảnh ruộng. Nhưng đến nay tư tưởng cần phải chia ruộng có tốt – xấu, xa – gần, cao – thấp để bảo đảm công bằng của thời kỳ đầu nhận đất nông nghiệp khoán đến hộ nông dân nay không còn phù hợp. Sự manh mún, nhỏ hẹp đó đã trở thành lạc hậu, đang bị đẩy lùi để nhường chỗ cho cách làm tiên tiến hơn, đó là người nông dân đang rất cần những thửa ruộng đủ lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất, vươn tới một nền nông nghiệp hàng hoá thực sự. Muốn vậy, phải tích tụ đất đai. Vấn đề đầu tư cho sản xuất bị hạn chế, nhất là trên những thửa ruộng quá nhỏ, dẫn tới năng suất, hiệu quả không cao. Sau năm 2003, thực hiện dồn thửa đổi ruộng, mỗi hộ vẫn còn trung bình 3 đến 4 mảnh. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh thấp, trong khi số mảnh ruộng vẫn còn cao như vậy nên dù ruộng đã liền vùng, liền khoảnh nhưng số hộ có ruộng liền khoảnh rộng trên 1 mẫu không nhiều. Sau khi có Chỉ thị về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, trong quá trình dồn thửa đổi ruộng, cùng với việc mỗi hộ được dồn đổi ruộng theo quy định thì các hộ đã chú ý đến việc tự dồn đổi cho nhau để những hộ mạnh dạn, có ý chí, nghị lực, ham làm giàu đề nghị cấp có thẩm quyền
cho phép chuyển đổi sang làm mô hình kinh tế trang trại. Được hưởng những chính sách ưu đãi của tỉnh nên các trang trại tăng nhanh cả về lượng và chất. Toàn huyện Quế Võ hiện đã phát triển được 89 mô hình kinh tế trang trại, tăng 25 trang trại so với năm 2013. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút lượng tiền vốn khá lớn trong dân vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp một cách tự nhiên hơn, ịnh hướng cho nông dân từ bỏ tư tưởng sản xuất tự cung, tự cấp tiến tới sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Kinh tế trang trại không những thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện môi trường sinh thái mà còn phát huy được lợi thế của từng địa phương, từng vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nhờ đó, hiệu quả thu được từ phát triển kinh tế trang trại được tăng lên.Nhiều hộ nông dân trở nên giàu có hơn từ làm kinh tế trang trại, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, 2010).
Tuy đã bớt phần manh mún nhưng đợt dồn thửa đổi ruộng năm 2003 mới chỉ là bước khởi đầu. Trong sự vận động của nền kinh tế thị trường, có hướng tới sản xuất hàng hoá thì nông dân mới có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, có điều kiện để thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quế Võ, bằng sự năng động của tập thể lãnh đạo cơ sở, đặc biệt là Ban quản trị một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã phát triển và đưa vào những mô hình sản xuất hiệu quả hơn giúp nông dân có điều kiện vươn lên. Nhưng quy mô diện tích hiện tại chưa đủ, một số địa phương đã có cách làm sáng tạo để đất đai được tích tụ với diện tích lớn hơn, đáp ứng quy mô sản xuất hàng bằng cách vận động các hộ nông dân trên cùng cánh đồng hợp tác sản xuất. Cách làm như trên đã hạn chế được phần nào ảnh hưởng của sản xuất tiểu nông nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả tích cực. Do ruộng vẫn thuộc quyền sử dụng của riêng từng hộ, trình độ sản xuất của các hộ lại không đồng đều làm hạn chế về độ đồng đều về năng suất, chất lượng của sản phẩm và hạn chế hiệu quả kinh tế trong sản xuất của khu vực.
Sau khi thực hiện dồn thửa đổi ruộng có nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác sang làm kinh tế trạng trại. Nhưng các hộ chỉ sử dụng phần diện tích được chia theo nghị quyết số 18/NQ-HU ngày 1/10/2009 của ban thường vụ huyện ủy Quế Võ trên cơ sở số nhân khẩu nhận ruộng, thực hiện chuyển đổi trên diện tích của gia đình mà không có sự liên kết, góp đất đai với
nhau tạo thành vùng đủ lớn nên hầu hết các mô hình chỉ có diện tích dưới 1 mẫu, thậm chí có những mô hình chỉ được 5 – 6 sào. Do diện tích không đủ rộng, sức đầu tư không đủ lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng bị hạn chế. Mặt khác diện tích không đủ rộng, người nông dân không thể mạnh dạn đầu tư lớn. Khi không được đầu tư xứng đáng thì khó có thế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đất đai manh mún là nguyên nhân chính kìm hãm việc áp dụng cơ giới hoá và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, kìm hãm tiến trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá cũng như tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Chính vì thế, để phát huy những thành tựu đã đạt được sau khi dồn thửa đổi ruộng năm 2003 cũng như khắc phục những hạn chế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiến đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, công nghệ tiên tiến hiện đại theo hướng sản xuất hàng hoá, trong chương trình hành động của huyện Quế Võ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển nông nghiệp từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Ban Thường vụ huyện ủy chỉ đạo tiếp tục thực hiện dồn thửa đổi ruộng, khuyến khích tích tụ đất đai trên cơ sở thoả thuận, góp vốn bằng đất hoặc chuyển nhượng đất để sản xuất nông nghiệp theo đúng pháp luật. Cùng với đó, huyện ban hành nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ hỗ trợ cho chủ hộ có đất đai phát huy được tư liệu sản xuất. Những chính này đang mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thêm cơ hội làm giàu và từng bước giải phóng sức lao động cho người nông dân.
4.1.2.1. Quy mô đất sản xuất nông nghiệp huyện Quế Võ
Sản xuất nông nghiệp trải rộng trong không gian và trải dài trong thời gian, nhiều, ít tùy thuộc vào từng loại ngành hàng. Như vậy có thể nói quy mô đất sản xuất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của các hộ gia đình. Quy mô sản xuất càng lớn càng dễ đưa cơ giới hoá vào sản xuất và càng dễ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Quy mô lớn, sản lượng hàng hóa nhiều thì người nông dân mới có thể thực hiện tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, mà không lo sợ được mùa mất giá, được giá mất mùa hoặc bị tư thương ép giá. Tuy nhiên, ở hầu hết các hộ nông dân chưa có quy mô đất sản xuất đủ lớn, nên đa phần đều sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai lấy làm. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi mà diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, dân số đông, việc tăng quy mô diện tích càng trở nên khó khăn. Nhiều hộ nông dân đã giải quyết bài toán trên bằng việc sử dụng các hình thức tích tụ đất đai vì nhận thấy không thể làm giàu trên những mảnh ruộng nhỏ bé.
Bảng 4.6. Quy mô diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ
TT Diễn giải ĐVT Xã Tổng số Bình quân Yên Giả Đại Xuân Nhân Hòa
I Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ha 554,79 546,14 390,84 1.491,77 497,26
1 Diện tích đất tích tụ ha 237,5 205,45 274,5 717,45 239,15
2 Diện tích đất tích tụ/Tổng diện tích % 42,81 37,62 70,23 50,22
3 Hộ có diện tích nhỏ nhất m² 540 450 630 1.620 540
4 Hộ có diện tích lớn nhất m² 21.300 18.400 35.200 74.900 24.966
II Phân loại theo quy mô đất SXNN
1 Quy mô ≤ 0,1 ha % 18,33 9,70 16,67 14,90
2 0,1 ha ≤Quy mô ≤ 0,5 ha % 45,00 61,21 53,33 53,18
3 0,5 ha ≤Quy mô ≤ 1 ha % 20,56 16,97 19,05 18,86
4 1 ha ≤Quy mô ≤ 2 ha % 10,56 12,12 10,48 11,05
5 2 ha ≤Quy mô % 5,56 0,00 0,48 2,01
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ (2018)
46
Qua bảng quy mô diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ cho thấy: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ trên địa bàn 3 xã điều tra quản lý và sử dụng là 1.491,77 ha. Diện tích đất do các hộ trên địa bàn xã tích tụ được trong quá trình sản xuất nông nghiệp là 717,45 ha, chiếm 48,09% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Với mong muốn mở rộng diện tích đất sản xuất để phát triển kinh tế thì ngoài việc quản lý sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao sử dụng lâu dài, nhiều hộ nông dân có nhu cầu mở rộng thêm diện tích bằng việc thuê mướn, đấu thầu hay mua lại đất sản xuất của các hộ khác hoặc đất thuộc sở hữu công. Do đó diện tích đất của các hộ không chỉ khác nhau giữa các xã điều tra, mà ngay trong cùng một xã điều tra cũng có sự khác biệt rõ rệt. Qua bảng tổng hợp ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ có diện tích lớn nhất so với hộ có diện tích nhỏ nhất có sự chênh lệch lớn, hộ có diện tích lớn nhất là ở xã Nhân Hòa là 35.200 m², nhỏ nhất là ở xã Đại Xuân là 450 m². Sự chênh lệch diện tích này phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố như lao động, khả năng kinh tế, trình độ sản xuất,...
Phần lớn các trên địa bàn 3 xã điều tra có diện tích đất nông nghiệp từ 0,1 ha đến 0,5 ha, những hộ có diện tích đất nông nghiệp nằm trong khoảng này chiếm 53,18% tổng số hộ, tiếp theo là các hộ có diện tích từ 0,5 đến 1 ha chiếm 18,86%, các hộ có diện tích nhỏ hơn 0.1 ha chiếm 14,90% , các hộ có diện tích từ 1 đến 2 ha chiếm 11,05%, các hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 2 ha chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ bằng 2,01% tổng số hộ, tất cả các hộ có diện tích lớn hơn 2 ha đều phát triển kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại. Như vậy mặc dù các hộ gia đình đều nhận thức được lợi ích to lớn của việc tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp nhưng do đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Quế Võ là một huyện có diện tích đất tự nhiên tương đối nhỏ, dân số đông nên việc tích tụ đất đai là một việc làm hết sức khó khăn, để tích tụ đất đai cần một quá trình lâu dài.
4.1.2.2. Các hình thức tích tụ đất đai
Do nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiêp để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và do tác động của xu hướng tích tụ đất đai đang diễn ra ở nhiều vùng nông thôn mà trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Quế Võ đã có nhiều hộ gia đình không chỉ sản xuất trên những diện tích đất nông nghiệp được giao sử dụng lâu dài mà còn có nhu cầu mở rộng thêm diện tích bằng việc chuyển nhượng (mua lại), thuê mượn quyền sử dụng đất sản xuất của
các hộ khác hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất thuộc sở hữu công.
Bảng 4.7. Hình thức tích tụ đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ
Diễn giải ĐVT Xã Tổng
số Yên Giả Đại Xuân Nhân Hòa
Các hình thức tích tụ
Mua quyền sử dụng đất Hộ 98 85 119 302 Thuê quyền sử dụng đất Hộ 72 68 77 217 Đấu thầu quyền sử dụng đất Hộ 13 12 16 41 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quế Võ (2018) Qua điều tra thực tế và theo ý kiến của các cơ quan quản lý đất đai thì quá trình tích tụ ruộng ở Quế Võ thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức: chuyện nhượng quyền sử dụng đất, thuê lại quyền sử dụng đất và đấu thầu quyền sử dụng đất. Xu hướng tích tụ đất đai ở Quế Võ đã phát triển nhiều năm nay, xu hương này xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ mới và phù hợp với quy luật cung – cầu trên thị trường đất đai. Theo số liệu tổng hợp tại phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quế Võ thì trên địa bàn 3 xã có 302 hộ thực hiện mua quyền sử dụng đất (chiếm 53,93% các hình thức tích tụ), có 217 hộ thực hiện tích tụ đất đai thông qua thuê quyền sử dụng đất (chiếm 38,75%) và thấp nhất là tích tụ sử dụng hình thức đấu thầu quyền sử dụng đất là 41 hộ (chiếm 7,32%).
Cụ thể trong 90 hộ được điều tra trên địa bàn xã ta thư được kết quả như sau:
Bảng 4.8. Hình thức tích tụ đất đai của các hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Xã Tổng
số Yên Giả Đại Xuân Nhân Hòa
1. Hình thức tích tụ
Mua quyền sử dụng đất Hộ 19 22 17 58 Thuê quyền sử dụng đất Hộ 16 17 21 54 Đấu thầu quyền sử dụng đất Hộ 9 12 10 31 2. Số lượng hình thức tích tụ
Một hình thức % 34,09 17,65 27,50 26,41 Hai hình thức % 27,27 26,47 25,00 26,25 Ba hình thức % 6,82 14.71 10,00 10,51 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)
Có 58 hộ có sử dụng hình thức mua quyền sử dụng đất, 54 hộ có sử dụng hình thức thuê quyền sử dụng đất và 31 hộ có sử dụng hình thức đấu thầu quyền sử dụng đất. Như vậy để mở rộng quy mô sản xuất các hộ tham gia tích tụ đất đai không chỉ sử dụng một hình thức tích tụ đất đai mà có thể sử dụng hai hoặc cả ba hình thức tích tụ nêu trên. Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy: 26,41% số hộ được điều tra sử dụng một hình thức tích tụ đất đai; 26,25% số hộ sử dụng hai hình thức tích tụ và 10,51% số hộ còn lại thì áp dụng cả 3 hình thức tích tụ. Theo ý kiến của các hộ thì việc sử dụng cùng lúc nhiều hình thức tích tụ đất đai là do họ chưa đủ tiền để mua đất, và nhiều người có đất cũng không có nhu cầu bán đất. Việc thuê và thầu quyền sử dụng đất đôi khi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mua đất do họ không phải bỏ ra một lượng vốn quá lớn vào đất đai, thay vào sử dụng toàn vốn để mua đất họ chỉ bỏ ra một phần để thuê đất phần vốn còn lại để đầu tư vào sản xuất.
Ngoài ra, số liệu thu thập được từ phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quế Võ cũng cho ta thấy trực trạng tích tụ ruộng đất trên địa bàn 3 xã đặc trưng của huyện với kết quả được thể hiện trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ
TT Diễn giải ĐV Xã Tổng số Yên Giả Đại Xuân Nhân Hòa
I Tổng diện tích đất nông nghiệp ha 554,79 546,14 390,84 1491,77 1 Diện tích đất giao lâu dài ha 317,29 340,69 116,34 774,32 2 Diện tích đất chuyển nhượng ha 119,4 111,18 139,8 370,38 3 Diện tích đất thuê mướn ha 76,3 57,2 78,4 211,9 4 Diện tích đất đấu thầu ha 41,8 37,07 56,3 135,17 II Một số chỉ tiêu
1 DT giao lâu dài/ Tổng DT % 57,19 62,38 29,77 49,78 2 DT chuyển nhượng/ Tổng DT % 21,52 20,36 35,77 25,88 3 DT đất thuê mướn/ Tồng DT % 13,75 10,47 20,06 14,76 4 DT đất đấu thầu/ Tổng DT % 7,53 6,79 14,40 9,58