Thực trạng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi tích tụ đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 81)

hoặc cho rằng họ không có khả năng để tích tụ đất đai. Khi cho biết ý định không tham gia tích tụ đất đai trong thời gian tới các hộ đều đưa ra lý do của mình.

Lý do chủ yếu dẫn đến ý định trên phần lớn là do các hộ không có tiền để mua thêm đất, hoặc do giá đất quá cao nên không thể mua hay thuê thêm được, có 13 hộ chiếm 44,83% số hộ trong nhóm đã tích tụ đất đai và có 7 hộ chiếm 18,92% số hộ ở trong nhóm chưa tích tụ đất đai đưa ra lý do này. Ngoài ra, lý do về thiếu lao động cũng được các hộ đưa ra khá nhiều, có 8 hộ chiếm 27,59% trong nhóm đã tích tụ đất đai và 9 hộ chiếm 24,32% số hộ ở nhóm chưa tích tụ đất đai nêu ra lý do này. Các hộ cho biết do con cái đã trưởng thành đi học xa hoặc đã chuyển nghề khác, bản thân tuổi đã cao không thể làm hết việc nếu mở rộng sản xuất, việc thuê người thì khó khăn hơn vì xu hướng ra thành phố tìm vuệc của lao động nông thôn. Về lý do thiếu kinh nghiệm sản xuất chỉ có 6 hộ chiếm 16,22 % số hộ ở nhóm chưa tích tụ đất đai cho rằng bản thân họ thiếu kinh ngiệm trong sản xuất nông nghiệp nên không thể mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ta còn nhiều các ý kiến khác như mong muốn chuyển việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc ý kiến cho rằng hiện nay nguồn cung về đất khan hiếm hơn do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh.

Qua kết quả điều tra phỏng vấn trên ta có thể rút ra kết luận về xu hướng tích tụ đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ sẽ có nhiều thay đổi vào những năm tới đặc biệt là sự thay đổi về diện tích của các loại đất nhằm phục vụ mục đích chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Sẽ có nhiều hộ trên địa bàn huyện thực hiện tích tụ đất đai nhằm nâng cao nằng suất và mở rộng quy mô nhưng cũng có số hộ không tham gia tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp nữa với các lý do không đủ vốn và kỹ thuật. Điều đó sẽ đặt ra nhiều những khó, khăn và thách thức cho người quản lý trên địa bàn huyện.

4.1.3. Thực trạng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi tích tụ đất đai đất đai

4.1.3.1. Thực trạng một số chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau tích tụ đất đai

Để thấy được hiệu quả của tích tụ đất đai đối với diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng trên địa bàn huyện Quế Võ, tôi tiến hành thu thập các số liệu liên quan đến năng suất, sản lượng, diện tích các cây trồng chính trên địa bàn huyện

năm 2013 (trước tích tụ đất đai) và năm 2017 (sau tích tụ đất đai) tại phòng thống kê huyện Quế Võ và thu được kết quả sau:

Bảng 4.19. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Quế Võ giai đoạn 2013 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2017

Tổng diện tích gieo trồng

1 Lúa

- Diện tích Ha 7.761,2 7.790 - Năng suất Tạ/Ha 56,35 57,29 - Sản lượng Tấn 43.737,8 44.629,5 2 Ngô

- Diện tích Ha 1.156,6 1.152,4

- Năng suất Tạ/Ha 43 45,34

- Sản lượng Tấn 4.973,6 5.225 3 Khoai tây

- Diện tích Ha 1.300 1.600

- Năng suất Tạ/Ha 200 250

- Sản lượng Tấn 260.000 400.000 4 Đậu tương

- Diện tích Ha 119,6 94

- Năng suất Tạ/Ha 14,5 15,69 - Sản lượng Tấn 173,5 147,5 5 Rau

- Diện tích Ha 301 306,3

- Năng suất Tạ/Ha 104,88 105,03 - Sản lượng Tấn 3.156,9 3.217,2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ (2013- 2017) Nhìn vào bảng 4.19 có thể thấy: diện tích đất gieo trồng các cây hàng năm đã tăng lên. Đặc biệt là diện tích đất trồng cây rau màu, tăng từ 301 ha năm 2013 lên 316,3 ha vào năm 2017. Diện tích cây đậu tương và ngô giảm là do sau khi chuyển đổi ruộng đất, hệ thống giao thông, thủy lợi đã được cải tạo, nâng cấp nên chủ động tưới tiêu, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ (nhất là diện tích cây trồng vụ đông). Đối với các loại cây trồng khác có tăng diện tích rất nhỏ chỉ dao động từ 1 – 10 ha nhưng sản lượng các loại cây trồng đều không ngừng tăng do quá trình dồn điền đổi thửa từ ô nhỏ thành ô lớn tạo điều kiện thuận lợi để người dân áp

dụng khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc nên năng suất các loại cây trồng đều tăng so với trước chuyển đổi góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

4.1.3.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trước và sau khi chuyển đổi

Để đánh giá hiệu quả kinh tế mà quá trình tích tụ đất đai đem lại trong sản xuất nông nghiệp, tiến hành thu thập các số liệu tại chi cục thống kê huyện Quế Võ các chỉ tiêu liên quan trong 2 năm 2013 (trước tích tụ) và 2017 (sau tích tụ) bao gồm:

- Chi phí sản xuất (CPSX): chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,… Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư chi phí vật chất trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

- Giá trị sản xuất (GTSX): Phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh lượng giá trị thu được trên đơn vị diện tích.

- Thu nhập thuần túy (TNTT): là lượng giá trị thu được khi đã bỏ chi phí sản xuất. Số liệu được báo cáo hàng năm của chi cục thống kê năm 2013 và năm 2017 , ta thấy hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Quế Võ có xu hướng cao hơn nhiều hiệu quả trước chuyển đổi.

Số liệu được báo cáo hàng năm của chi cục thống kê năm 2013 và năm 2017 được tổng hợp thành bảng sau:

Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính huyện Quế Võ trước và sau tích tụ đất đai

ĐVT: 1000đ/ha

LUT Trước tích tụ đất đai Sau tích tụ đất đai

GTSX CPSX TNTT GTSX CPSX TNTT Chuyên lúa 83.542,26 48.428,73 35.113,53 83.654,84 48.110,19 35.544,65 2 lúa – ngô 121.856,12 69.473,2 52.382,92 121.968,7 69.154,66 69.154,66 Khoai lang - Rau 79.385,42 48.258,96 31.126,46 79.498,00 47.940,42 31.557,58 Đậu tương - Rau 93.785,25 48.589,42 45.195,83 93.897,83 48.270,88 45.626,95 Chuyên rau 52.368,72 24.471,53 27.897,19 52.481,3 24.152,99 28.328,31 Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ (2018)

Qua bảng 4.20 ta thấy hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Quế Võ có xu hướng cao và hiệu quả trước chuyển đổi.

- Giá trị sản xuất sau khi chuyển đổi ruộng đất tăng do năng suất các cây trồng chính tăng lên. Vì sau khi chuyển đổi ruộng đất phần lớn các diện tích đã chủ động được tưới, tiêu, hệ thống kênh tưới, tiêu được bê tông hóa đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất; Các trạm bơm được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới đảm bảo chủ động tưới, tiêu cho toàn bộ diện tích của huyện. Đồng ruộng được cải tạo, kiến thiết lại; quy mô thửa ruộng rộng lớn nên các hộ nông dân đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được tăng cường hơn nông dân có điều kiện thâm canh cao, các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng đã được thử nghiệm và ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà như giống Thiên ưu 8, Bác ưu 903-KBL, Bắc thơm số 7 KBL, giống ngô NK4300, NK6654, HN88; giống khoai tây mới, cà rốt mới.... Các trang trại được mở rộng, người nông dân yên tâm đầu tư lớn hơn, có điều kiện ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống vật nuôi mới vào nên năng suất đã tăng đáng kể.

- Chí phí sản xuất trên 1 ha gieo trồng sau chuyển đổi giảm so với trước chuyển đổi ruộng đất do: số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm vì các hộ nông dân áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Lượng giống đầu tư trên 1 ha gieo trồng cũng giảm vì đã sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới. Hệ thống tưới tiêu đảm bảo hơn nên các khoản chi phí về thủy lợi cũng giảm. Lượng phân hữu cơ và vô cơ, lượng thức ăn đầu tư vào 1 ha nuôi trồng giảm do thâm canh nên các loại cây, con có thể hỗ trợ nhau, giảm lượng thức ăn, phân bón và sâu bệnh. Bên cạnh đó do diện tích được mở rộng, khả năng cơ giới hóa cao nên giảm được rất nhiều công lao động kể cả công lao động thuê ngoài và công lao động gia đình, vì thế giảm được nhiều chi phí sản xuất.

Nhờ thực hiện đề án áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, hình thành các quy trình công nghệ và xây dựng các giải pháp kỹ thuật tạo ra sản phẩm chất lượng, năng suất và sức cạnh tranh cao. Nhiều cây trồng, các kỹ thuật canh tác mới, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực với năng suất, chất lượng cây trồng ngày càng tăng lên, không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia.

4.1.3.3. Thị trường tiêu thụ các loại hình sử dụng đất chính trước và sau khi tích tụ

Đánh giá vai trò của tích tụ đất đai trong quá trình sản xuất nông nghiệp là một vấn đề mang tính chất tương đối, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy rất khó để đánh giá chính xác tuyệt đối. Và để đánh thị trường tiêu thụ các loại hình sử dụng đất chính tôi sử dụng các tiêu chí sau:

- Sản lượng nông sản tiêu thụ - Giá cả nông sản

- Sự chuyển dịch thị trường

Tích tụ đất đai đã loại bỏ được tình trạng manh mún đất đai tại địa phương từ đó giúp cho năng suất và sản lượng cây trồng trên địa bàn tăng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Nhiều mô hình trồng và sản xuất thực phẩm sạch đã được huyện Quế Võ đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây đòi hỏi người sản xuất, nông dân địa phương phải liên kết với nhau trong tiêu thụ. Điều đó có thể thấy tác động tích cực mà tích tụ đất đai đã mang lại cho thị trường tiêu thụ các loại cây trồng.

Trước tích tụ sản phẩm của nông nghiệp chủ yếu được tiêu thụ nội vùng, người dân tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Sau tích tụ, được sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm tăng, có sự canh tranh, hình thành các hợp tác xã thu mua, liên kết người sản xuất lại với nhau, người dân không phải lo đầu ra cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, nhờ có việc liên kết thị trường nên việc tiêu thụ dễ dàng hơn, tạo nên thương hiệu của sản phẩm. Giá cả nông sản cũng được tăng theo do chất lượng tốt, sản xuất theo tiêu chuẩn mới áp dụng mô hình theo tiêu chuẩn VIETGAP. Từ đó ta thấy rõ được việc tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả khá tốt trong vấn đề tạo ra thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)