4.2.2.1. Tác động của chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
Chủ trương khuyến khích tích tụ đất đai, phát triển kinh tế trang trại được cụ thể hoá tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 8 tháng 9 năm 2003 của Ban Thường vụ Huyện uỷ UBND huyện Quế Võ. Cùng với Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của huyện Quế Võ và nhận thấy lợi ích và ưu thế của việc tích tụ đất đai nên nhiều hộ nông dân chuyển hướng phát triển kinh tế hộ sang mô hình kinh tế trang trại. Hướng đi mới này vừa giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vừa góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân. Trong 5 năm từ 2013 đến 2017, các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Quế Võ không ngừng tăng cả về số lượng và diện tích. Qua số liệu tại bảng 18 ta thấy với 5 loại hình trang trại thường thấy trên địa bàn huyện thì có 2 loại hình có số lượng tăng lên đó là trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thủy sản với mức tăng bình quân 39,22%/ năm đối với trang trại chăn nuối và 31,87%/ năm đối với trang trại nuôi trồng thủy sản.
Trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản số lượng tăng mạnh, trong khi các loại hình trang trại khác đều giảm đi là do các trang trại chăn nuôi thường không chiếm nhiều diện tích, phù hợp với quy mô đất đai của hộ, còn các trang trại nuôi trồng thủy sản tăng là do người dân tận dụng diện tích mặt nước bỏ hoang, diện tích đất ven sông, diện tích chuyển đổi đất trồng lúa có năng suất thấp, đất trồng cây hàng năm, đất thủy lợi, đất giao thông nội đồng và cải tạo đất mặt nước đã khai thác nguyên vật liệu xây dựng sang nuôi trồng thủy sản. Trong khi đố số lượng các loại hình trang trại trồng trọt trên địa bàn huyện giảm đi do loại trang trại này cần phải có diện tích khá lớn, thêm vào diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện Qué Võ thấp, hàng năm lại phải chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Mặc dù loại hình trang trại trồng trọt và kinh doanh dịch vụ có giảm đi nhưng tính bình quân trong 5 năm số lượng trang trại tại huyện Quế Võ vẫn tăng 3,81% do số lượng các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng với tốc độ cao, đặc biệt là loại hinh trang trại chăn nuôi.
Bảng 4.21. Tình hình phát triển trang trại huyện Quế Võ
Loại hình trang trại Năm So sánh (%)
2013 2015 2017 15/13 17/15 BQ
I. loại hình trang trại 389 485 523 124,68 107,84 116,26 - Trang trại trồng cây hàng năm 58 71 66 122,41 92,96 107,69 - Trang trại trồng cây lâu năm 71 78 73 109,86 93,59 101,72 - Trang trại chăn nuôi 82 138 152 168,29 110,14 139,22 - Trang trại nuôi trồng thủy sản 63 89 109 141,27 122,47 131,87 - Trang trại KD tổng hợp 115 109 123 94,78 112,84 103,81 II. Diện tích đất đang sử dụng 9.125,9 9.320,7 9.311,6 102,13 99,90 101,02 1. Đất nông nghiệp 8.292,3 8.436,1 8.427,3 101,73 99,90 100,82 - Đất trồng cây hàng năm 8.269,1 8.304 8.295,2 100,42 99,89 100,16 - Đất trồng cây lâu năm 23,21 132,14 132,14 569,32 100,00 334,66 2. DT mặt nước nuôi trồng thủy
sản 833,61 884,54 884,27 106,11 99,97 103,04 Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2013, 2015, 2017)
4.2.2.2. Tác động của xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp khác
Trong nhiều năm công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tạo ra những tác động thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai ở nông thôn diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, tác động này theo hai hướng sau:
Một là, việc phát triển công nghiệp, dịch vụ mạnh mẽ đã tạo thêm nhiều việc làm với mức thu nhập hấp dẫn thu hút các lao động đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang làm việc cho khu vực kinh tế này. Bên cạnh đó, bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị cũng tạo ra một luồng dân di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng. Bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp khác và bộ phận lao động di cư lên thành thị sẽ không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp do đó nhiều người đã bán hoặc cho thuê quyền sử dụng đất đai của mình cho các hộ khác. Nhờ vậy các hộ có nhu cầu tích tụ đất đai có cơ hội được mua hoặc thuê quyền sử dụng đất đai của những chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng đất đai.
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ xây dựng các cụm, khu công nghiệp hoặc phụ vụ xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí. Điều nay đồng nghĩa với một lượng lớn hộ nông dân bị thu hồi đất. Như vậy những hộ này sẽ không còn đất để sản xuất hoặc diện tích đất nông nghiệp còn lại không đảm bảo đủ việc làm cho lao động của hộ. Khi đó dù muốn hay không những hộ nông dân này cũng phải chuyển đổi nghề vì diện tích đất nông nghiệp còn lại không còn đủ cho họ sinh sống, và như vậy diện tích đất nông nghiệp của hộ đó có thể sẽ nằm trong quỹ đất của hộ đang có nhu cầu tích tụ đất đai (Nguyễn Văn Sửu, 2009).
Hình 4.3. Biến động số lượng lao động trong các ngành kinh tế
Biểu đồ trên thể hiện sự biến động số lượng lao động của các ngành kinh tế huyện Quế Võ qua 5 năm tại thời điểm 1/7 hàng năm. Ta thấy số lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm đi nhanh chóng từ 195.538 người năm 2013 xuống còn 132.276 người năm 2017. Trong khi số lượng lao động ở cách ngành khác đều tăng. Năm 2013 số lượng lao động của ngành công nghiệp, xây dựng là 286.120 người, năm 2017 tăng lên 322.942 người, còn ngành dịch vụ từ 150.490 người tăng lên 201.563 người. Số lượng lao động của ngành nông nghiệp giảm, trong khi số lượng lao động ở các ngành phi nông nghiệp lai tăng, cộng với sự gia tăng hàng năm của dân số, cho thấy một lượng lớn lao động nông nghiệp đã rời bỏ ruộng đồng để chuyển sang hoạt động ở các ngành nghề khác.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017
S ố lao đ ộn g Nông nghiệp
Công nghiệp, xây dựng