tỉnh Bắc Ninh
Bài học thứ nhất là quy hoạch và quản lý sử dụng, tích tụ đất nông nghiệp hiện nay:
Đất đai là tiềm lực sản xuất cơ bản không thể thay thế nông nghiệp. Khoảng 10 năm trước đây khâu đột phá trọng yếu là giao quyền sử dụng đất đai ổn định cho nông dân và thực tế cho thấy chủ quyền sử dụng những thửa ruộng nhỏ bé, manh mún của của nông dân là loại chủ quyền mong manh yếu ớt trước cơn bão thị trường và hội nhập. Do vậy, công tác qui hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp đang nổi lên vấn đề bức xúc, nan giải là người nông dân vùng đô thị hóa mất đất canh tác, nẩy sinh vấn đề khiếu kiện về đất đai gây yếu tố bất ổn định. Do vậy, bài học có thể vận dụng cho huyện Quế Võ là: hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa cho mục đích công nghiệp, và nên ban hành mức thuế đánh mạnh vào chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhằm ngăn chặn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn việc nông dân mất đất do đô thị hóa tạo nên. Mặt khác, cũng cần ban hành chính sách và giám sát thật chặt chẽ việc qui hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp trên cả nước và từng địa phương một cách có căn cứ, ổn định, lâu dài công tác qui hoạch, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để bảo vệ nông dân. Phải có căn cứ khoa học và thúc tiến, có quan điển khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và tầm nhìn xa về xây dựng và phát triển nông thôn. Kiên quyết giữ các vùng đất tốt chuyên canh ở đồng bằng, qui hoạch từng vùng, từng địa phương và phải bảo vệ từng vùng đất này cho tốt.
Khi cần thu hồi đất của nông dân phải đền bù thỏa đáng, thật thấu đáo và bố trí công ăn việc làm thích hợp cho người nông dân. Phần lợi nhuận thu từ đất thu hồi trích theo tỷ lệ nộp lại cho địa phương sử dụng cho mục đích công cộng và xã hội.
Để mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp, chúng ta cũng cần tạo điều kiện cho quá trình tích tụ đất đai, nên nới rộng hạn điền và thời gian giao quyền sử dụng đất từ 50 đến 100 năm để người dân an tâm đầu tư lâu dài. Trong trường hợp người dân chuyển sang các ngành nghề khác thì nhà nước đứng mua và cho thuê nhằm bảo đảm diện tích đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ đất ruộng ở nông thôn.
Bài học thứ hai, hỗ trợ tích cực cho nông dân bằng việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn:
Bài học là tới đây cần phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, cần phải chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyền giao sử dụng các kết quả khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học (Thái Lan làm rất tốt hướng hỗ trợ này).
Nước ta đang đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, quá trình ấy không chỉ là áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa vào chăn nuôi và trồng trọt,.v..v… mà còn là phải thay đổi các qui trình và công nghệ, qui luật sinh học, tạo ra các cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng xuất cao, chất lượng cao có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và có sức kháng bệnh tốt. Có như thế mới có một nền nông nghiệp cao và cùng đồng nghĩa chất lượng sản xuất và đời sống nông dân ở bậc cao, phát triển bền vững.
Để thực hiện bài học này thì Đảng bộ, chính quyền các cấp và các ngành có liên quan phải hổ trợ nông dân cách sử dụng công nghệ sinh học từ những nguyên liệu sẵn có như mía, sắn, ngô, khoai dùng cho công nghệ sinh học, thậm chí là các chất tưởng như bỏ đi cũng có thể dùng vi sinh vật tạo ra năng lượng rơm, rạ, lau sậy, mùn cưa, .v..v...
Trước mắt cần tập trung nghiên cứu chọn lọc và hoàn thiện bộ giống chuẩn quốc gia về các cây lượng thực chủ yếu như lúa cao sản, ngắn ngày, các giống cây ăn quả có sản lượng cao… và thủy sản có thế mạnh của huyện. Ở đây phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quế Võ cùng các phòng ban liên quan có trách nhiệm chuẩn bị tốt tri thức nhiều mặt để nông dân bắt kịp với nền nông nghiệp hiện đại.
Bài học thứ ba, phải có bước đột phá về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, hoàn thiện thể chế lưu thông, nhất là lưu thông hàng nông sản: lúa gạo, gia súc, gia cầm, thủy sản…
Việc gia nhập WTO là thách thức lớn nhất với nông dân và hàng hóa nông sản Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng. Ở đây, phương thức canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, năng xuất thấp và chi phí cao, chất lượng và qui cách sản phẩm không đồng đều, .v..v… đang là khó khăn cho việc cạnh tranh của hàng nông sản. Để khắc phục tình trạng trên cần có bước đột phá thị trường để xa thương hiệu, quảng bá sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần ở thị trường ở trong nước và nước ngoài .v..v… Trách nhiệm này không thề phó thác cho nông dân hay một doanh nghiệp cụ thế nào mà đó phải là trách nhiệm của
chính phủ và các bộ chuyên nghành, các cơ quan hoạch định chiến lược quốc gia cùng chung tay phối hợp thực hiện thì mới đem lại hiệu quả được.
Bài học thứ tư, cần có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân:
Như đã phân tích trên, trong cơ chế thị trường nông dân luôn là người chịu thiệt và yếu thế vì sự cạnh tranh khóc liệt làm họ cho yếu dần đi. Bản thân sự sản xuất của họ lại luôn hàm chứa rủi ro vì biến động giá cả và thời tiết, việc đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp ít hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của nông dân lại là bắt buộc và không thể thiếu đối với xã hội. Ở các nước nông nghiệp phát triển người ta rất quan tâm và có điều kiện tài chính để trợ cấp, bảo hộ rất mạnh cho nông nghiệp. Sự thật các nước này luôn dưng lên một hàng rào bảo hộ ở mức cao gây khó khăn cho hàng nông sản của chúng ta thâm nhập vào thị trường các nước.
Tất cả các quốc gia có thế mạnh nông nghiệp trên thế giới hiện nay đều đã và đang thực thi các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn một cách tích cực. Đó là các chính sách trợ giá cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản chủ yếu; chính sách công nghiệp nông thôn; chính sách mở cửa thị trường để thu hút đầu tư mạnh của nước ngoài cho nông nghiệp của Thái Lan. Đó cũng là chính sách nhanh chóng giảm thuế, miễn thuế để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp; là chính sách Tam nông trong xây dựng nông thôn mới với tiêu chí “Hai mở, một điều chỉnh” nhằm đạt các mục tiêu “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, nông dân tăng thu nhập”; là chính sách gắn khuyến nông tăng quyền cho nông dân và mở hướng phát triển ra nước ngoài ở Nhật Bản. Tất cả các chính sách ấy đều có thể tham khảo vận dụng tốt ở Việt Nam.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quế Võ là huyện nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Ninh 10km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Nam. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 210 04’ 00” đến 210 11’ 00” độ vĩ Bắc và từ 106005’ 50” đến 1060
17’ 30” độ kinh Đông. Vị trí tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp huyện Yên Dũng, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Đông giáp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Quế Võ có QL18 Nội Bài-Quảng Ninh chạy qua dài 22km là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa các nhóm thành viên của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Cùng với hệ thống đường tỉnh ĐT279 dài 21km và các đường liên xã dài 219km, hình thành lên mạng lưới giao thông rất thuận lợi thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng trong tỉnh.
Địa hình Quế Võ tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số đồi núi thấp như: núi ở xã Phù Lương, Phù Lãng có độ cao từ 20 – 80 m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Độ chênh cao so với mặt nước biển trung bình từ 3 – 5 m.
Quế Võ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Huyện Quế Võ nói riêng khá dày đặc, mật độ lưới sông cao, huyện có 3 mặt sông là ranh giới với các huyện, tỉnh. Phía bắc có sông Cầu là ranh giới với tỉnh Bắc Giang; phía nam có sông Đuống là ranh giới với huyện Gia Bình, phía đông có sông Thái Bình là ranh giới với huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Huyện Quế Võ gần thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Ninh đây là những thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi các sản phẩm hàng hoá đối với mọi miền đất nước và cũng là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống…
3.1.2. Điều kiện kinh tế
3.1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá so sánh năm 2010) năm 2017 ước đạt 4.872,58 tỷ đồng; Chỉ số phát triển ước đạt 8,6%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,6%; dịch vụ tăng 6,8%.
- Tỷ trọng cơ cấu GRDP:
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 21,0 % + Công nghiệp - Xây dựng cơ bản: 43,1 % + Thương mại dịch vụ: 35,9 %
- Tổng giá trị sản xuất: 18.557,94 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010).
- Tổng giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá hiện hành) 34,4 triệu đồng/người/năm tương đương 1.638 USD/người/năm.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt 91.400 tấn, tăng 1.068 tấn so với năm 2014. - Giá trị một ha canh tác đạt 108,8 triệu đồng/năm (Giá hiện hành).
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành.
* Nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.294,69 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,14% so cùng kỳ năm 2016.
Diện tích gieo trồng cả năm 18.000 ha, trong đó lúa 14.000 ha, cây thực phẩm 2.600 ha. Hệ số sử dụng đất 2,33 lần; năng suất lúa bình quân đạt 64,75 tạ/ha, tăng 1,75 tạ/ha so với năm 2016; giá trị một ha canh tác đạt 108,8 triệu đồng/năm (Giá hiện hành).
Giá trị ngành trồng trọt ước đạt 738,53 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 1,58% so cùng kỳ năm 2016.
Tổng đàn vật nuôi trong năm 2017: Đàn bò 14.500 con, tăng 5,84%; đàn trâu 800 con, tăng 12,99%; đàn lợn 70.550 con, tăng 1,81%; gia cầm 750.000 con, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 15.035,8 tấn, tăng 8,88% so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 481,1 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,91% so cùng kỳ năm 2014.
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện duy trì ổn định 1.019 ha. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.729 tấn, tăng 56 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị ngành thuỷ sản đạt 204,5 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 261,2 tỷ đồng giá hiện hành, tăng 4,71% so với năm 2016.
* Dịch vụ nông nghiệp và quản lý hợp tác xã:
Toàn huyện có 124 HTX nông nghiệp (tăng 01 HTX so với cùng kỳ năm 2016), trong đó có 104 HTX dịch vụ nông nghiệp, 2 HTX trồng trọt, 4 HTX thủy sản, 9 HTX tổng hợp VAC, 5 HTX chuyên ngành khác. Các HTX hoạt động tốt theo luật HTX, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của huyện. Giá trị dịch vụ nông nghiệp ước đạt 75,060 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,82% so cùng kỳ.
* Sản xuất lâm nghiệp:
Toàn huyện trồng được 2,65 ha rừng hỗn giao, gồm các loại: Keo, thông, lát, muồng, lim... trong đó 1,05 ha rừng (bước 1) tại thôn Cựu Tự (Ngọc Xá) và 1,6 ha rừng (bước 2) tại Thành Dền (Đào Viên). Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ 128,6 ha rừng hiện có.
Giá trị ngành lâm nghiệp ước đạt 3,260 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 0,71% so cùng kỳ năm 2014.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 ước đạt 14.977 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 20,2% so với thực hiện năm 2014; Riêng công nghiệp ước đạt 13.791 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 20,62% so với thực hiện năm 2016.
* Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai được quan tâm đầu tư: Tổ chức giải phóng mặt bằng dự án nạo vét kênh tiêu KĐ2, KĐ7. Xây dựng kế hoạch nạo vét tuyến kênh tiêu Yên Đinh, kênh tiêu trạm bơm Chợ lãng, kênh tiêu KĐ 5. Hoàn thành kế hoạch đắp đất dự phòng 4.750 m3, đạt 100% kế hoạch. Xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2017. Rà soát, xây dựng, triển
khai thực hiện kế hoạch xử lý vi phạm Luật đê điều, vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, kết quả xử lý đựoc 111/ 220 vi phạm đê điều và công trình thuỷ lợi.
* Lĩnh vực giao thông - xây dựng
Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn được chú trọng. Trong năm toàn huyện làm mới được 20,5 km đường bê tông xi măng, giá trị đạt 45,8 tỷ đồng. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu về các tuyến đường trục huyện, trục xã bị xuống cấp, hư hỏng để có kế hoạch đầu tư xây dựng.
Tổ chức chỉ đạo, triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm như: Xây mới trường Mầm non Liên cơ, trường Tiểu học Việt Hùng số 2, trạm y tế Bồng Lai, trạm y tế Ngọc Xá, đường GT 279 đi Bằng An, đường GT Đại xuân đi Phương Liễu, cải tạo nhà làm việc HĐND-UBND huyện, cải tạo trụ sở nhà làm việc liên cơ quan và trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện,... Thực hiện tốt công tác cấp phép xây dựng theo thẩm quyền cho 47 hộ dân với 13.466m2 sàn, đảm bảo các chỉ giới, mốc giới xây dựng và hành lang giao thông, làm tốt công tác kiểm tra trật tự xây dựng; phát hiện và lập biên bản yêu cầu ngừng thi công đối với 12 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có 4 trường hợp ra quyết định đình chỉ xây dựng, đối với các hộ vi phạm khác đã chấp hành khắc phục các sai phạm, xử phạt hành chính 03 trường hợp với số tiền là 75 triệu đồng, chỉ đạo tháo dỡ 10 ki ốt xây dựng trái phép tại xã Phương Liễu.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 1.330 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 3,1% so với năm 2014.
* Thương mại dịch vụ và quản lý thị trường
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 2.415 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 10,88% so với cùng kỳ năm 2016.
Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ ước đạt 2.078,49 tỷ đồng (giá SS 2010) tương đương 2.178,03 tỷ đồng giá hiện hành, tăng 8,87% so với cùng kỳ năm 2016.
Công tác quản lý thị trường chống buôn lậu và gian lận thương mại được