Hoàn thiện khung pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho tích tụ đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUẾ VÕ ĐẾN NĂM 2020

Với định hướng đẩy mạnh quá trình tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ đến năm 2020, trên cơ giải quyết được các vấn đề về thị trường minh bạch, đầu ra cho nông sản cũng như hài hòa lợi ích giữa người thuê và người cho thuê, tôi đưa ra các giải pháp cụ thể sau đây:

4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

Để khuyến khích tích tụ đất đai Nhà nước cần hoàn thiện một khung pháp lý về đất đai, đưa ra những quy định cụ thể về quyền sở hữu, quyền sử dụng lâu dài, đặc biệt cần nới rộng hạn điền và thời hạn giao đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khung pháp lý cũng cần phải thể hiện cho người dân cảm thấy tin tưởng để đầu tư dài hạn trên mảnh đất của mình. Những can thiệp hành chính một cách tuỳ tiện của các cấp, các ngành xung quanh vấn đề đất đai cần phải được loại bỏ. Hiện nay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, không thừa nhận thị trường đất đai như thị trường các hàng hoá thông thường khác. Nhưng trên thực tế, trong điều kiện của kinh tế thị trường, đất đai không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị và vận động theo cơ chế thị trường, từ đó đã có những đổi mới trong cách nhìn nhận và đánh giá về cách thức quản lý và sử dụng đất đai trong tình hình mới. Nếu thừa nhận sự vận động của đất đai vừa theo luật pháp, vừa theo cơ chế thị trường thì để chủ động tổ chức thị trường bất động sản, vấn đề đầu tiên là xác định giá đất theo quan hệ cung cầu, khả năng sinh lợi và phải sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền đối với đất đai và tài sản trên đất.

Điều chỉnh luật đất đai

Mặc dù luật đất đai 2013 chính thức được áp dụng từ 1/7/2014 đã có nhiều điểm mới khuyến khích tích tụ ruộng đất nhất là về thời hạn giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đối với Tây Nam Bộ thời hạn giao đất là 50 năm và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất gấp 10 lần hạn điền đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên, hạn điền vẫn giữ nguyên ở mức 3 ha, đây vẫn là một cản trở cho tiến trình tích tụ ruộng đất. Để gỡ bỏ cản trở này cần phải sửa đổi bổ sung về quy định hạn điền. Có thể chỉ tính hạn điền đối với giao đất lần đầu, còn

nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không tính hạn điền. Bước tiếp theo là nới lỏng hạn điền hơn nữa, thậm trí xóa bỏ hạn điền. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cũng cần được nâng lên và dần dần xóa tiến tới không có hạn mức.

Bên cạnh thay đổi chính sách hạn điền, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo ruộng đất tích tụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Cần quy định về thời hạn để đất trống không sản xuất bao lâu thì thu hồi quyết định cấp đất, cho thuê đất (nếu được nhà nước giao, cho thuê), bắt buộc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất (đối với đất mua). Những biện pháp này để tránh tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp theo kiểu mua để đó chờ giá lên, hoặc chờ dự án, hoặc tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng. Tình trạng này xảy ra sẽ làm cho những người thật sự muốn tích tụ ruộng đất để sản xuất thì gặp khó khăn trong việc mua đất do giá cả bị đẩy lên vì nhu cầu mua ruộng đất đầu cơ.

Chính sách thuế

Cần điều chỉnh thuế sử dụng đất nông nghiệp để kích thích tích tụ ruộng đất. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 quy định hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định còn phải nộp thuế bổ sung đối với phần diện tích vượt hạn mức. Đến năm 2010 Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp, giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Và Nghị định này được thực hiện từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2020.

Về mặt kinh tế, với những quy định như thế này sẽ không khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất. Khi mà lợi nhuận trong nông nghiệp không cao như hiện nay, việc đóng thuế với đất đai vượt hạn điền, vượt hạn mức nhận chuyển nhượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyết định đầu tư.

Về mặt tâm lý người chủ thể ruộng đất không an tâm với ba chữ “vượt hạn điền”. Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện, tâm lý bị vượt hạn điền giống như là một cái gì đó sai trái, thậm trí thấp thỏm sợ bị thu hồi.

Tuy nhiên, cần đánh thuế mạnh vào những đối tượng tích tụ ruộng đất mà không “trực canh” hoặc không được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Điều này để tránh hiện tượng đầu cơ đất với các mục đích khác và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên tích tụ ruộng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)