Chuyển dịch cơ cấu laođộng nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 96)

Muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp thì phải thực hiện tăng quy mô sản xuất và tiến hành cơ giới hóa. Tăng quy mô sản xuất tức là thực hiện tích tụ đất đai trong sản xuất, cơ giới hoá tức là giảm bớt sức lao động của con người trong các công đoạn sản xuất. Cả hai việc làm này sẽ tạo ra một lượng lao động nông nghiệp dôi dư, một phần do họ không còn đất để sản xuất, một phần do đã có móc móc làm thay. Như vậy để đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ, xã hội cần tạo ra nhiều việc làm mới qua đó mang lại thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Kinh nghiệm của nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực cho thấy phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn là một trong các hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề cụ thể thuộc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... (Trung tâm quy hoạch và phát triển nông thôn II, 2017). Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là những lao động nông nghiệp đã mất đất sản xuất do tác động của quá trình tích tụ đất đai cũng như quá trình CNH và đô thị hoá. Hiện tại công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn nước ta còn kém phát triển, phần lớn các vùng nông thôn nước ta còn là các vùng thuần nông với tỷ trọng của ngành trồng trọt rất cao.

Thực hiện đào tạo và dạy nghề trong nông thôn

Hiện nay, số lao động trong nông nghiệp, nông thôn nước ta được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động ở nông thôn. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn hoạt động sản xuất chủ yếu nhờ kỹ thuật do thế hệ cha ông truyền lại hoặc tích luỹ qua hoạt động và học

hỏi trực tiếp lẫn nhau. Trong các lĩnh vực sản xuất khác thì đòi hỏi lao động cần được đào tạo, có một trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định thì lao động nông thôn lại chưa đáp ứng được. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở việc phát triển sản xuất trong nông thôn và hạn chế việc sử dụng lao động nông thôn. Trong những năm tới, để tạo việc làm ổn định cuộc sống cho người dân, việc đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn nên thực hiện theo hai hướng sau: Đối với lao động tiếp tục gắn bó với sản xuất nông nghiệp cần phải được đào tạo về về phương pháp và kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thị trường...,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)