Cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 85)

4.2.1.1. Tác động của chính sách dồn điền đổi thửa

Theo kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về tác động của dồn điền đổi thửa tới quá trình tích tụ đất đai ta có:

Hình 4.2. Ý kiến người dân về tác động dồn điền đổi thửa đến tích tụ đất đai

Có 49% số người được điều tra phỏng vấn cho rằng dồn điền đổi thửa tác động mạnh đến tích tụ đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp và chỉ có 1% trong số người được phỏng vấn cho rằng nó không có tác động gì. Như vậy, điều đầu tiên ta có thể khẳng định dồn điền đổi thửa không phải là tích tụ đất đai, nhưng nó thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Dồn điền đổi thửa chỉ là giải pháp xử lý tình huống để khắc phục những cách giao khoán quá manh mún do quan niệm chia ruộng có gần, có xa, có tốt, có xấu cho hộ xã viên của HTX kiểu cũ trước đây khi thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung Ương. Cách thức giao khoán đất đai như vậy đến nay không còn phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Dồn điền đổi thửa chỉ có ý nghĩa làm tăng quy mô một thửa ruộng của hộ nông dân, không có ý nghĩa làm tăng quy mô diện tích đất đai của hộ nông dân như mục đích của tích tụ đất đai ở nông thôn. Tuy nhiên, vai trò dồn điền đổi thửa thì không thể phủ nhận, nó khuyến khích nông dân tham gia

49% 29% 21% 1% Tác động mạnh Tác động bình thường Tác động nhẹ Không có tác động

sản xuất hàng hoá và là tiền đề để khuyến khích tích tụ đất đai ở nông thôn. Năm 1993, Quế Võ đã hoàn thành đã hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài và cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Diện tích Nông nghiệp đã giao cho nông dân trên toàn. Bình quân mỗi hộ khoảng 7 – 8 thửa, hộ ít nhất được chia 4 thửa, hộ nhiều nhất lên đến 27 thửa, bình quân mỗi thửa là 80,58 m², nằm rải rác ở nhiều nơi theo phương châm có tốt, có xấu, có xa, có gần. Thực trạng này đã gây khó khăn, trở ngại cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ và các chính sách đầu tư thâm canh hiệu quả, lại càng khó khăn trong việc thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do vậy không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và nguyện vọng của hộ nông dân muốn thực hiện sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá. Trước thực trạng đó, huyện Quế Võ đã thành lập Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa và mở cuộc vận động dồn điền, đổi thửa ở các xã, thị trấn trong huyện. Để đẩy mạnh cuộc vận động UBND huyện Quế Võ ra văn bản về việc làm điểm dồn điền, đổi thửa.

Từ đó đến nay chính sách dồn điền, đổi thửa đã thu được những kết quả tốt. Các xã Yến Giả, Nhân Hòa, Đại Xuân là một trong những xã thực hiện tốt phong trào dồn điền đổi thửa qua đó tạo tiền để tốt cho việc thực hiện tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Qua đợt thực hiện dồn điền đổi thừa này chính quyền địa phương đã quản lý tốt quỹ đất nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất công được khoanh vùng và tập trung quản lý đã phát huy hiệu quả sử dụng. Quy hoạch lại vùng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác, đầu tư thâm canh sản xuất hàng hóa.

4.2.1.2. Chính sách

Chính sách được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về đất đai nói chung và tích tụ đất đai nói riêng.

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, với chính sách về xây dựng kinh tế tập thể trên phạm vi cả nước, nông dân huyện Quế Võ được kêu gọi vào làm ăn tập thể trong các tổ sản xuất, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã. Lúc này đất đai tích tụ tập trung chủ yếu trong các tập đoàn sản xuất, tuy vẫn còn một số hộ nông dân nằm ngoài các tập đoàn. Nhưng chỉ sang đến những năm 1980, nhiều tập đoàn sản xuất chỉ còn là hình thức, hộ nông dân đã đất đai của ai người đó làm. Do đó, dù có thể coi giai đoạn này có tích tụ đất đai theo chính sách của nhà nước nhưng thực sự không đem lại hiệu quả kinh tế và đã chấm dứt trong một thời gian ngắn.

Chính sách của nhà nước lại tiếp tục tác động đến tích tụ đất đai ở Quế Võ khi năm 1988 các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã giải thể hoàn toàn, hình thành các hình thức hợp tác xã mới, hộ nông dân chính thức được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao đất đai canh tác lâu dài. Từ đây đến trước khi luật đất đai đầu tiên được ban hành năm 1993 (có quy định về hạn điền), một xu hướng tích tụ đất đai đã hình thành, đất đai được các hộ gia đình có điều kiện khai khoang, mua thêm từ các hộ không có khả năng canh tác, làm ăn thua lỗ hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng mong muốn tư hữu đất đai của người nông dân.

Luật đất đai năm 1993 chính thức giao đất cho hộ gia đình, được công nhận năm quyền sử dụng bao gồm quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Tiếp theo luật đất đai sửa đổi năm 2003 cho phép thêm quyền chuyển đổi, cho thuê lại, tặng cho, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Những quy định đã tạo điều kiện cho việc tích tụ đất đai qua chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn… Tuy nhiên, những quy định như hạn điền 3 ha, thời hạn giao đất 20 năm cũng như hạn mức chuyển quyền sử dụng đất 6 ha đối với đất nông nghiệp đã làm cản trở việc tích tụ đất đai vì việc vượt hạn điền phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thời hạn giao đất ngắn, người nông dân ngại đầu tư, không thể đứng tên chính thức và thế chấp vay vốn với đất đai vượt hạn điền. Ông VVC, xã Nhân Hòa kể về trường hợp của gia đình mình và một số trường hợp khác mà ông biết: “Đối với việc đi vay thế chấp ruộng thì các ngân hàng cũng không xét vay đối với diện tích vượt hạn điền trong sổ”. Còn Ông TVĐ cũng ở Nhân Hòa thì nói: “Nên cho hạn điền là 20 mẫu. Ủng hộ tự do mua bán đất vì mua bán vượt hạn điền thì hồi đầu không sang tên, nhưng sau đó từ từ cũng sang tên được bằng cách này cách khác”. Không chỉ người dân và cán bộ địa phương cũng cho biết tình hình chung về những trở ngại trong việc tích tụ đất đai từ chính sách. Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Quế Võ nói: “Địa bàn huyện nhiều hộ nông dân có từ mấy chục ha đất đến trang trại 100 ha đều nhờ người đứng tên đất vượt hạn điền, và hiện chưa có hướng giải quyết vấn đề này vì đứng tên giùm nguy hiểm và gây tranh chấp”. Ngoài ra, theo ông này thì quản lý bằng hạn điền cũng không phải dễ vì: “Người ta mua tỉnh này vài ha, tỉnh kia vài ha cũng không biết được hạn điền”. Cán bộ quản lý trực tiếp về nông nghiệp đất đai địa bàn xã Nhân Hòa - huyện Quế Võ cũng cho hay: “Ở đây muốn làm ăn có lãi, làm giàu phải từ 10 ha trở lên, nhưng vướng hạn điền, nên cho người ta nhiều đất”.

Luật đất đai 2013 đã có những điểm mới, thời hạn giao đất là 50 năm và cho phép hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp, nhưng hạn điền vẫn là 3 ha. Một lần nữa tích tụ đất đai vẫn bị hạn điền ràng buộc, khi mà chỉ xét riêng về mặt kinh tế theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 được thực hiện từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2020 thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ đất trong hạn điền mới được miễn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)