Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 98)

4.1.7.1. Những kết quả đạt được

Từ những phân tích thực trạng về Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình có thể thấy những kết quả đạt được như sau:

Một là, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh cũng phát triển nhanh và cơ bản đáp ứng được sự gia tăng của nhu cầu mua bán, trao đổi và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn. Nhưng đồng thời chợ cũng đã thể hiện vai trò dẫn dắt, định hướng sản xuất của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông, thuỷ sản, phát triển các làng nghề sản xuất hàng cơ khí, hàng dệt may, hàng thủ công... Một số chợ tiếp tục phát huy nét văn hoá đặc trưng như chợ Tổng.

Hai là, mật độ chợ trên địa bàn TP Hòa Bình hiện nay nói chung là khá hợp lý cả về khoảng cách, bán kính phục vụ và quy mô dân số. Một số địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng chợ mới, cải tạo chợ cũ, xoá bỏ chợ cản trở

Ba là, cơ sở vật chất chợ từng bước được nâng lên, nhất là các chợ hạng

I, hạng II và một số chợ hạng III ở thành phố, các chợ lân cận đã được quản lý đưa vào khai thác tương đối tốt.

Bốn là, đã có một số chợ bán buôn, là yếu tố thuận lợi để có thể đầu tư,

pháttriển thành trung tâm mua bán của TP.

Năm là, lực lượng các hộ tham gia kinh doanh trên các loại chợ, nhất là

cácchợ ở khu vực đô thị đã không ngừng tăng lên do lợi thế của chợ với các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ như: có vị trí kinh doanh thuận lợi, lưu lượng khách đến chợ khá lớn và tương đối ổn định, chi phí ban đầu để có được địa điểm bán hàng thấp, phù hợp với khả năng chi trả của các hộ kinh doanh, các hộ kinh doanh có cơ hội nắm bắt nhanh thông tin về giá cả thị trường.

- Nguyên nhân của những kết quả đạt được

+ Nhà nước đã có sự quan tâm đến công tác phát triển chợ thông qua việc quy hoạch, dành quỹ đất cho việc xây dựng, mở rộng chợ; hỗ trợ vốn (từ nguồn ngân sách trung ương, địa phương) đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuậtmột số chợ trên địa bàn tỉnh.

+ Các hộ kinh doanh trên một số chợ, nhất là các chợ hạng I và hạng II đã đóng góp vốn chiếm tỷ lệ khá lớn cho vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật chợ.

+ Hoạt động của một số chợ hạng I và hạng II được quản lý tốt thông qua Công ty kinh doanh và quản lý chợ, Ban quản lý chợ.

4.1.7.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng các chính sách quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình, ngoài những thành công

đạt được còn có những tồn tại sau đây:

Thứ nhất: Quy hoạch chợ chưa tốt, mạng lưới chợ phân bố không đồng đều, thành phố có 15 xã, phường tuy nhiên hiện nay đang có 9 chợ nhưng có đến 6

xã vẫn chưa có chợ và nhiều chợ vẫn còn chưa nằm trong quy hoạch. Chủ yếu là chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu; một số chợ phát triển tự phát, chưa đúng quy hoạch, chợ họp ngay ven đường giao thông, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm và không văn minh thương mại; trên địa bàn thành phố

còn tồn tại rất nhiều các tụ điểm chợ tạm, chợ cóc (khoảng 10 tụ điểm) thường tập trung vài tiếng vào buổi sáng, chiều, tan ca các khu công nghiệprồi tan rã.

Loại hình chợ còn đơn điệu, hầu hết là chợ kinh doanh tổng hợp. Ngành hàng kinh doanh trên chợ chủ yếu tập trung vào mặt hàng tươi sống, tạp hóa, may mặc, dịch vụ ăn uống... Trong khi đó các ngành kinh doanh khác như hàng điện tử, thực phẩm công nghệ có số hộ kinh doanh rất ít. Chợ đầu mối nông sản mặc dù đã bắt đầu được hình thành nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cho toàn vùng và các địa phương bên cạnh, vì vậy chưa phát huy được chức năng của loại hình chợ này đối với sản xuất nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá trị cho sản phẩm và hỗ trợ mạng lưới bán lẻ nông sản kinh doanh văn minh, hiện đại...

Với quy mô nhỏ lẻ, các chợ truyền thống mới chỉ đảm nhiệm được vai trò trao đổi sản phẩm hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân nội vùng chứ chưa thực hiện được chức năng chợ đầu mối, chưa khai thác hết tiềm năng, tận dụng cơ hội giao thương phát triển thương mại dịch vụ với cả vùng, trong khi

Hòa Bình có lợi thế là điểm kết nối với các tỉnh miền núi phía Tây Bắc.

Thứ hai: Các mô hình quản lý chợ trên địa bàn thành phố còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc:

+ Mô hình tổ chức không thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội.

+ Bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều đầu mối, hạn chế hoạt động kinh doanh, khai thác chợ, chưa phát huy hết các nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng và quản lý kinh doanh khai thác chợ... Hằng năm, thành phố vẫn phải chi ngân sách vào đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ.

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật của một số chợ trên địa bàn thành phố như: Hệ thống thoát nước, đường giao thông nội bộ trong chợ, nhà cầu chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống PCCC chưa có hoặc không đảm bảo, đòi hỏi mạng lưới chợ cần được cải tạo, nâng cấp đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về chợ.

+ Việc tổ chức, quản lý chợ trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đạt hiệu quả chưacao. Một số chợ sau khi đưa vào hoạt động đã không thu hút được người dân vào kinh doanh, mua sắm. Trong khi đó, tại các khu vực xung quanh chợ vẫn còn tồn tại nhiều chợ cóc, hàng rong gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội và mất vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...

+ Chưa đề cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý chợ, không kích thích vật chất còn những cán bộ mang nặng tư tưởng chông chờ, làm công ăn lương, ỉ

lại vào tập thể. Ban quản lý, tổ quản lý chợ thay mặt chính quyền thực hiện quản lý chợ.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của những cán bộ quản lý chợ hiện nay chưa cân xứng, còn kiêm nhiệm nhiều.

Thứ ba: Các chính sách để khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào xây dựng phát triển hệ thống chợ còn hạn chế, chưa đủ sức hấp dẫn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào xây dựng hệ thống chợ, chưa làm rõ được đối tượng nào sẽ được hưởng ưu tiên khi đầu tư xây dựng hệ thống chợ, vì thế nên việc huy động nguồn vốn của các doanh nghiệpvà cá nhân để xây dựng chợ còn hết sức khó khăn, trong khi đó nguồn vốn của địa phương và ngân sách nhà nước hỗ trợ đều rất hạn chế.

Thứ tư: Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nên việc quản lý chưa đạt hiệu quả tối đa, tình trạng vi phạm trong kinh doanh thương mại ở các chợ nhiều khi không được phát hiện kịp thời hoặc khó phát hiện do hạn chế về trình độ chuyên môn, thiết bị kiểm định chất lượng hàng hóa còn lạc hậu.

Thứ năm: Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh trong chợ, hàng giả,hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ hoạt động chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức.

Các chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Việc kiểm định chất lượng chỉ dừng lại ở việc kiểm tra VSATTP, một số chỉ tiêu ghi trên bao bì

chưa kiểm tra, phân tích được chất lượng bên trong sản phẩm. Các phòng thí nghiệm chưa có đủ khả năng để kiểm định vấn đề này. Mức xử phạt vi phạm chỉ dừng lại ở mức lập biên bản, tịch thu và tiêu hủy thực phẩm, xử phạt tiền,… Các vụ tái phạmkhông xử phạt nặng hơn các vụ vi phạm trước.

Theo kết quả điều tra của tác giả (2017) cho thấy 60% người cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh ở các chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình (VSMT, ATTP, PCCC, phòng chống kinh doanh hàng giả, hàng lậu…) còn ít thực hiện.

Thứ sáu: Công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh Hòa Bình, của Thành phố Hòa Bình

về phát triển chợ, nội quy của chợ tới người dân, thương nhân, nhà đầu tư còn chưa được quan tâm đúng mức.

Những hạn chế bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp: Kinh phí của thành phố giành cho việc quản lý hệ thống chợ còn hạn hẹp, để thực hiện công tác quản lý này cần nhiều

kinh phí cho đội ngũ nhân lực hoạt động, kiểm tra xử lý vi phạm, kinh phí đầu tư máy móc để có thể đo lường phát hiện gian lận thương mại, kinh phí nhằm tu bổ hệ thống chợ, các phương tiện phòng chống cháy nổ cũng như vệ sinh môi trường đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn cho thương nhân và hộ kinh doanh tại chợ cũng như người dân tham gia mua hàng tại các chợ.

- Các vấn đề về gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu…hiện nay gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các hàng hóa kinh doanh tại các chợ truyền thống đặc biệt là chợ nông thôn. Hiện nay, trên thị trường xảy ra hiện tượng hàng hóa nhập lậu qua biên giới, đặc biệt là biên giới Việt -

Trung, đưa vào Việt Nam được các cơ sở kinh doanh đóng gói, dán nhãn mác giả và đưa vào bán tại các chợ truyền thống. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn trong việc kiểm tra, thanh tra vi phạm tại các chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình bởi vì các thương nhân, hộ kinh doanh đôi khi cũng bị lừa bởi người cung ứng nguồn hàng. Thêm nữa, tâm lý muốn mua hàng rẻ của đại bộ phận người dân nông thôn cũng đã khiến cho hàng hóa này vẫn tràn lan trên thị trường.

- Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý chợ còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thương mại nói chung, quản lý chợ nói riêng còn hạn chế về năng lực chuyên môn, đặc biệt là công tác quy hoạch chợ.

Phân bố cán bộ làm công tác quản lý chợ chưa hợp lý, nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn cứ thiếu. Theo kết quả phỏng vấn cho thấy: Cán bộ làm công tác quản lý chợ tại xã, phường còn thiếu, bố trí kiêm nhiệm nên việc nắm bắt thông tin, số liệu hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa không kịp thời lại thiếu chính xác, chủ yếu để các doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động kinh doanh tự phát.

- Ý thức của người dân và các hộ kinh doanh: Cũng phải kể đến ý thức của đại bộ phận người bán, thương nhân, hộ kinh doanh tại hầu hết các chợ đặc biệt là chợ nông thôn còn mang tâm lý tiểu nông, chưa coi trọng đảm bảo VSATTP, chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề PCCC. Một bộ phận người dân còn tâm lý ham đồ rẻ, không quan tâm nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Điều này đã khiến cho tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng rất khó kiểm soát tại các chợ trên địa bàn thành phố đặc biệt là các chợ

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 98)