Thực trạng các chính sách được ban hành về đầu tư, xây dựng và ưu đãi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 69)

đãi, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng, phát triển chợ

Được sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và sự quan tâm của các ngành

liên quan, UBND thành phố nên mạng lưới chợ từng bước được đầu tư nâng cấp và phát triển theo Quy hoạch;

Các thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực chợ ngày càng tăng, cơ sở vật chất được đầu tư kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch ngành hàng, sắp xếp ổn định trật tự kinh doanh trong chợ, từng bước đưa hoạt động kinh doanh trong chợ theo hướng văn minh thương mại.

Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình hiện nay chủ yếu dựa trên việc thực thi các văn bản pháp luật của Trung ương, Tỉnh Hòa Bình và một số cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương.

Đối với việc xây dựng và ban hành các văn bản Quản lý Nhà nước về chợ hiện nay có thể thấy rằng từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát triển và quản lý chợ, ban hành ngày 14/01/2003, Nghị định 11/VBHN -

BCT ngày 23/01/2014 về phát triển và quản lý chợ; cho đến nay có rất nhiều văn bản khác do Trung ương cũng như tỉnh Hòa Bình được ban hành đã tạo được khung pháp lý trong quản lý chợ. Điển hình như Quyết định số 43/2013/QĐ-

UBND ngày 12/9/2013 về việc Ban hành quy định về Phát triển và Quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 25/2/2016

ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và

quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật về phát triển và quản lý chợ chưa hoàn thiện, đồng bộ, còn nhiều quy định chồng chéo. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn

chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý vi phạm tại chợ, gây khó khăn cho các nhà quản lý. Nhiều văn bản được xây dựng có tính khoa học chưa cao, thể hiện ở chỗ các văn bản xây dựng chưa gắn nhiều với thực tế nên khi đưa vào áp dụng sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Toàn bộ vốn đầu tư xây dựng chợ chủ yếu là từ NSNN, vốn ngoài Ngân sách chỉ có 03 chợ (Chợ Phương Lâm, Chợ Nghĩa Phương, Chợ Thái Bình). Từ đó cho thấy Thành phố Hòa Bình chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ ngoài NSNN để đầu tư phát triển chợ.

Khi tham gia đầu tư, xây dựng chợ nhà đầu tư sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

- Dự án đầu tư chợ của các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như đối với các ngành nghề sản xuất, dịch vụ thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư “đầu tư xây dựng chợ hạng 1” quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ; được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP.

- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp, hợp tác xã và quản lý, kinh doanh khai thác chợ khi tiến hành đầu tư xây dựng chợ đầu mối, chợ hạng 1 tại địa bàn nông

thôn được hưởng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

thôn quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình sau khi đã nộp thuế đất 1 lần để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định của pháp luật để đầu tư, sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.

Hoạt động đầu tư xây dựng chợ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20/5/1998, Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Nghị định 35/2002/NĐ-CP

ngày 29/3/2002 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung danh mục quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Riêng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2006 và

Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP

ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy định khác có hiệu lực thực hiện.

Hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo Thông tư số

07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các

dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ đã quy định cụ thể hơn về việc đầu tư phát triển chợ từ ngân sách Nhà nước. Trong đó ngân sách địa phương được thực hiện trong mục đích như:

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà chợ của các chợ hạng 1, chợ ở các đô thị lớn theo quy hoạch, đúng vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của các tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Bảng 4.3. Tổng số tiền huy động từ nguồn vốn đầu tư Xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất tại các chợ tại thành phố Hòa Bình giai đoạn 2013- 2017 STT Tên chợ Hạn g Diện tích (m2) Tổng số tiền huy động từ nguồn vốn XHH (triệuđồng) Hạng mục đầu tư 1 Chî Phư¬ng L©m 1 10.694 10.000 Xây mới các ki- ốt 2 Chî §ång TiÕn 3 1.200 1.000 Làm mái che 3 Chî T©n ThÞnh 3 1.400 1.500 Xây mới các ki- ốt

4 Chî H÷u NghÞ 3 2.500 2.000 Sửa chữa lại các gian

hàng 5

Chî T©n Thµnh 3

2.350 500 Lát nền chợ

6 Chî T©n B×nh 3 2.100 2.000 Xây mới một số gian

hàng

7 Chî Yªn M«ng 3 1.000 4.000 Xây mới các ki -ốt

trong chợ

8 Chî Th¸i B×nh 2 8000 2.000

Xây mới toà nhà 2 tầng kinh doanh vải, quần áo, đồ dùng

9 Chî NghÜa Ph-

ư¬ng 2 10.055 1.000 Xây tường rào bao

quanh

Qua bảng số liệu 4.3 có thể thấy rằng, việc huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các chợ từ nguồn Xã hội hoá đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, mang lại một diện mạo mới khang trang hơn cho các chợ.

Hiện nay, tại Thành phố Hòa Bình chưa có cơ chế hỗ trợ, chính sách đặc thù nào khác đối với dự án đầu tư xây dựng chợ.

Theo kết quả phiếu điều tra đánh giá chính sách thu hút đầu tư, xây dựng chợ hiện nay chưa thực sự hấp dẫn. Người điều tra đa phần chỉ đánh giá 4 tiêu chí: Ưu đãi về tín dụng và huy động vốn, Ưu đãi về đất đai, Ưu đãi về thuế, và các ưu đãi khác... được tác giả đưa ra ở mức trung bình. Điển hình về ưu đãi về tín dụng và huy động vốn đến 50% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình, tiếp đến là ưu đãi về đất đai: Tiền thuê đất, tiền sử dung đất, thời hạn thuêđất...

Bảng 4.4. Đánh giá chính sách thu hút đầu tư, xây dựng chợ hiện nay trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Đơn vị: %

Nội dung Tốt Khá Trung bình

1. Ưu đãi về tín dụng và huy động vốn 0,00 50,00 50,00

2. Ưu đãi về đất đai: Tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thời hạn

thuê đất… 16,67 50,00 33,33

3. Ưu đãi về thuế 50,00 50,00 0,00

4. Ưu đãi khác: Thủ tục hành chính trong cấp phép,

giải phóng mặt bằng… 0,00 80,00 20,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Bên cạnh đó, các chợ trên địa bàn thành phố chủ yếu là chợ dân sinh hạng 3 được xây dựng từ cách đây nhiều năm, cơ sở vật chất nghèo nàn. Vì vậy, khi đầu tư xây dựng cần nguồn vốn lớn, trong khi khả năng thu hồi lại vốn thì thấp

và kéo dài, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn... Vì thế, công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng, phát triểnchợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình còn

rất hạn chế.

Cấp phép đăng ký kinh doanh

Việc thực hiện cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh; kinh doanh có điều kiện

cho các hộ kinh doanh tại các chợ đã được triển khai, hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật (đến tháng

5/2017 đã cấp được 560 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và 80 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành hàng kinh doanh có điều kiện).

4.1.3. Thực trạng việc quản lý chợ theo quy định về phân cấp quản lý trên địa bàn Thành phố Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 69)