Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ của một số Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 37 - 47)

gia và địa phương trong nước

Mô hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu hiện nay là Ban quản lý chợ. Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngân sách Nhà nước, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ. Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểu thương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt). Nếu hoạt động của chợ văn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vì chợ vốn là nét văn hoá độc đáo của dân tộc. Hiện nay ở nước ta, mô hình chợ do tư nhân quản lý rất ít vì nhiều lý do khác nhau như: Chợ mới đã xây xong nhưng kiot, sạp, quầy giá thuê cao nên không thu hút được tiểu thương vào bán hàng; vị trí không phù hợp, thuận tiện. Nhưng hiện nay đã có cá nhân, các Công ty cổ phần, các Hợp tác xã tiến hành đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó có một số chợ gọi là công

ty chợ. Nhìn chung, công tác quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh

doanh khai thác và quản lý chợ có hiệu quả hơn, khai thác triệt để các nguồn thu, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự… được quan tâm và đảm bảo hơn (Khuyết danh, 2017).

a. Kinh nghiệm một số nước về phát triển mô hình kinh doanh chợ

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Chợ là loại hình rất đặc trưng trong cấu trúc hệ thống kênh phân phối ở Trung Quốc, có lịch sử phát triển lâu dài và đến nay về cơ bản đã có sự chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại và theo quy hoạch định hướng của nhànước.

- Mô hình tổ chức quản lý: Hầu hết các chợ ở đây được tổ chức quản lý theo mô hình doanh nghiệp hoặc là theo mô hình tổ chức quản lý tập thể.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Đối với mỗi mô hình, cơ cấu tổ chức gồm có các

phòng, ban, trung tâm quản lý.

- Các dịch vụ được cung ứng tại chợ bao gồm: Dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá. Dịch vụ khách hàng (chứng từ, giấy phép, xuất xứ, xác định giá trị và thu phí quản lý chợ). Dịch vụ thương mại (sơ chế, bao bì, đóng gói, xếp dỡ, bảo

quản). Dịch vụ thanh toán. Dịch vụ sinh hoạt (nhà nghỉ, ăn uống, khách sạn). Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất – tiêu dùng, tiêu chuẩn hóa, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại. Vệ sinh môi trường, xử lý chất thải. An ninh trật tự. Phòng cháychữa cháy. Quản lý hành chính.

* Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ

- Đối với chợ nhỏ (chợ dân sinh, bán lẻ tổng hợp), nguồn vốn chủ yếu là vốn của Chính phủ (trung ương và địa phương), một phần do người kinh doanh đóng góp.

- Đối với các chợ lớn (chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán buôn, trung

tâm tổng hợp), nguồn vốn chủ yếu là vốn của doanh nghiệp, một phần vốn do Chính phủ đóng góp.

* Quy trình thành lập chợ

- Đối với chợ nhỏ (chợ dân sinh, bán lẻ tổng hợp), quy trình thành lập chợ như sau:

Trước tiên, lựa chọn địa điểm thành lập chợ phù hợp với nhu cầu mua bán của dân cư cũng như phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Địa điểm thành lập chợ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường song vẫn phải đảm bảo sự thuận tiện mua bán cho người dân.

Sau khi đã lựa chọn được địa điểm thành lập chợ, lập và trình dự án cho chính quyền địa phương các cấp xem xét tính khả thi của dự án, để từ đó quyết định phê duyệt hay không phê duyệt dự án.

Nếu dự án thành lập chợ được phê duyệt, chính quyền sẽ cấp phép sử dụng đất và cấp phép xây dựng chợ (căn cứ vào quy hoạch tổng thể thương mại địa phương).

- Đối với chợ lớn (chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán buôn + tổng kho), quy trình thành lập chợ như sau:

Trước tiên, lựa chọn địa điểm thành lập chợ: Địa điểm thành lập chợ đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường song vẫn phải đảm bảo sự thuận tiện mua bán cho người dân.

Sau khi đã lựa chọn được địa điểm thành lập chợ, cần có các biện pháp cụ thể để trưng cầu dân ý, thẩm định tính khả thi của dự án.

Sau khi đã trưng cầu dân ý và được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, dự án sẽ được thẩm định bởi các cơ quan chức năng. Nếu các cơ quan chức năng đồng ý với dự án, khi đó dự án thành lập chợ sẽ được thực hiện.

* Các loại hình chợ ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, tuỳ theo các không gian kinh tế cụ thể mà xu hướng tồn tại của các loại hình chợ khác nhau, cụ thể như sau:

- Ở nông thôn (xã, thị tứ) hay ở các thành phố nhỏ (phường, thị trấn, thị xã trực thuộc huyện, khu, quận, châu) có xu hướng là tiếp tục phát triển các loại hình và cấp độ chợ truyền thống.

- Ở thành phố lớn (thành phố trực thuộc TW, thành phố là thủ phủ của các tỉnh), cụ thể như sau:

+ Trong nội vi thành phố: xu hướng sẽ chuyển hóa chợ thành mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

+ Trong ngoại vi thành phố: xu hướng sẽ chuyển hoá chợ thành các đại siêu thị, trung tâm buôn bán, tổng kho, chợ đầu bán buôn hiện đại từ vành đai 2 của thành phố trở ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cơ chế tài chính của chợ

Cơ chế tài chính của các chợ ở Trung Quốc bao gồm hai mảng chính là mảng thu phí và mảng không thu phí.

- Mảng thu phí, bao gồm:

+ Phí giao dịch từ 2-5 %/doanh số bán (cả bán buôn lẫn bán lẻ, cả truyền thống lẫn hiện đại).

+ Tiền thuê địa điểm kinh doanh: 1 NDT /m2/ngày.

+ Tiền thu từ dịch vụ thương mại, dịch vụ sinh hoạt.

- Mảng không thu phí, bao gồm:

+ Cung cấp thông tin, hướng dẫn sản xuất - tiêu dùng, tiêu chuẩn hoá, giới thiệu sản phẩm.

+ Kiểm tra chất lượng.

+ Trông giữ phương tiện vận tải.

Ngoài ra các dịch vụ khác thì tuỳ theo khả năng và điều kiện tài chính của từng chợ mà xem xét xem có thu phí hay không thu phí.

* Về phân phối thu nhập của chợ.

Thu nhập của chợ được phân phối trên cơ sở như sau:

Tổng thu - Tổng chi = Lợi nhuận được thanh toán

Trong đó, lợi nhuận sẽ được phân bổ cho ba nội dung cơ bản sau: thuế, lợi tức cổ phần và quỹ

* Phát triển các loại hình chợ

Hệ thống chợ hàng hoá nông thôn đã có bước thay đổi cơ bản theo hướng đa dạng các loại hình chợ. Trừ các loại chợ buôn bán tập trung theo kiểu truyền thống,các loại hình chợ khác như chợ phiên, chợ bán buôn và chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp đều lần lượt phát triển.

Bước đầu hình thành nên hệ thống chợ nông thôn bao gồm các loại chợ hữu hình, chợ vô hình, chợ đầu mối, chợ bán buôn các loại tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.

Hình thành một cách cơ bản các chủ thể lưu thông chợ nông thôn theo hướng đa dạng hoá.

Chợ nông thôn lấy giao dịch hàng giao ngay là chủ yếu, phương thức giao dịch theo đơn đặt hàng và hàng mẫu cũng đã được sử dụng ở một số địa phương.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong số các nước ASEAN thì Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về diện tích lãnh thổ cũng như về quy mô và cơ cấu dân số, về các sản phẩm chính như lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác. Hiện nay ở Thái Lan tồn tại 4 hệ thống chợ đó là:

- Chợ địa phương (chợ mua bán giao ngay).

- Chợ trung tâm mua bán nông sản (chợ đầu mối).

- Chợ mua bán theo hợp đồng (hình thức mua bán thông qua các hợp đồng).

- Sở giao dịch hàng hoá giao sau (chợ/thị trường mua bán (giao dịch) giao

* Mô hình kinh doanh chợ bán buôn nông sản

Về mô hình chợ này, đề tài sẽ tham khảo đối với chợ bán buôn nông sản Talaad Thai vì đây là chợ bán buôn nông sản lớn nhất hiện nay của Thái Lan.

- Diện tích chợ là 80 mẫu đất.

- Thời gian hoạt động của chợ 24/24. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chợ không chỉ phục vụ bán buôn mà còn phục vụ bán lẻ

- Có cơ sở hạ tầng hoàn thiện: Chợ gồm có 06 làn đường rộng tổng cộng là 30m; Vấn đề an ninh được đảm bảo 24/24 giờ; Trong chợ có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, hợ có bãi đỗ xe rộng, đủ cho 25.000 xe để phục vụ cho người đến giao dịch hàng ngày; Chợ có 3 trung tâm thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của những người đến giao dịch trong chợ; Chợ có cửa hàng tự động và có 7 máy thanh toán tiền tự động.

- Chủ sở hữu chợ: Thuộcquyền sở hữu của tư nhân.

Biểu 2.2. Mô hình tổ chức của chợ

+ Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị

+ Dưới chủ tịch hội đồng quản trị là giám đốc điều hành - người trực tiếp hàng ngày điều hành các công việc của chợ.

+ Dưới giám đốc điều hành có 3 phòng ban đó là: Phòng trợ lý giám đốc điều hành, phòng Marketing, phòng tài chính - kế toán.

Chủ tịch hội đồng quản trị

Giám Đốc điều hành

Trợlý giám đốc Phòng

Nội dung quản lý chính của chợ

+ Quản lý các hoạt động trong chợ.

+ Quản lý các vấn đề bốc dỡ, đóng gói hàng hoá trong chợ. + Đảm bảo, phân bổ hợp lý cho người thuê mặt bằng trong chợ. + Cung cấp các dịch vụ thực phẩm.

+ Quản lý các phương tiện trong chợ, các hệ thống đường, điện, nước trong chợ.

+ Quản lý an ninh, kiểm soát giao thông.

+ Quản lý việc trao đổi thông tin giữa ban quản lý chợ, nông dân và

công chúng.

+ Quản lý hoạt động khuyếch trương và các quan hệ đối ngoại.

Cách thức và phương pháp quản lý chợ.

+ Công ty kinh doanh khai thác và quản lý chợ đặt ra nội quy, quy tắc hoạt động của chợ và những quy tắc này cần phải được tuân thủ khi tiến hành các hoạt động giao dịch hàng ngày trong chợ.

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh.

+ Xây dựng một hệ thống kế toán để đảm bảo rằng các thu chi của công ty phải được đưa vào sổ sách một cách nhanh nhất.

+ Đảm bảo duy trì được đội ngũ làm việc mang tính chất ổn định lâu dài và

đồng thời cũng phải đảm bảo tái tạo được nguồn vốn và lên kế hoạch hoàn trả những khoản đi vay.

* Mô hình kinh doanh chợ bán lẻ tổng hợp - Phương pháp, biện pháp quản lý chợ bán lẻ:

Thường xuyên giáo dục tuyên truyền để cho cộng đồng nhận thức được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và để giáo dục cho công chúng có một thái độ hợp tác với chợ, tuyên truyền giáo dục các nhân viên để họ hiểu được các vị trí vai trò của mình đối với chợ, đối với công chúng và đối với xã hội như thế nào và từ đó

có ý thức phục vụ khách hàng như thế nào.

Ngoài ra, thiết lập các mối quan hệ hợp tác với công an hay với đội vệ sinh để có thể dễ dàng xử lý các tình huống liên quan đến trật tự an ninh cũng như việc thu gom, vận chuyển rác thải trong chợ ra ngoài được thực hiện một cách

Thường xuyên tổ chức những khoá tập huấn cho cả những người bán hàng và người mua hàng, những khoá học nhằm cung cấp những kiến thức có ích cho cả hai phía.

- Nội dung quản lý chủ yếu của chợ bán lẻ bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý nhân viên; Quản lý hàng hoá.

Quản lý vệ sinh môi trường và quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh.

b. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ của các địa phương trong nước

Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh:

Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắc đến chợ nhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môi trường, lối đi thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nói thách, cân thiếu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc. Do vậy, người dân thường chọn cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng mua sắm thoảimái và sạch sẽ.

Theo Báo cáo của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, hiện quận Bình Thạnh có khoảng 120 chợ chưa phù hợp với quy hoạch (chưa kể các chợ tự phát)… Nhiều chợ không có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường, gây kẹt xe, mất trật tự trên địa bàn. Ngoài ra BQL chợ năng lực còn hạn chế nên không tổ chức quản lý tốt và không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ.

Trong bối cảnh đó thì tại quận Bình Thạnh trong vòng 10 năm nay, có tới gần 20 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã ra đời, thu hút dần lượng khách của các chợ. Trước đây, siêu thị được đánh giá là nơi mua sắm

dành cho những người có thu nhập cao, nhưng hiện tại theo thăm dò và thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyên của siêu thịlà những người có thu nhập trung bình và khá.

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại, tiểu thương nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm. Với những chợ do Nhà nước quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nước cũng phải luôn bù lỗ huống gì nói tới việc thu nộp ngân sách.

Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết. Chính vì vậy, Nghị định số 11/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ. Trước mặt tư nhân mới chỉ đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầu tư), chứ chưa bỏ tiền để xây dựng toàn bộ chợ.

Tại quận Bình Thạnh, từ năm 2008, phòng Công thương quận đã thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấu thầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2009 thì đã có 18 chợ được đấu thầu toàn phần.

Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều do NSNN bỏ ra. Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước.

Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tài chính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗ trợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tư nhân tự bỏ vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thu được lợi

nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản.

Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng NSNN, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ. Tuy nhiên, từ nay, các cá nhân không còn được tham gia đấu thầu mà phải là các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, HTX…, trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Một tổ chức hay doanh nghiệp sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa, để trúng thầu còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 37 - 47)