Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 47)

Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu tác giả cũng đã tìm hiểu được những đề tài bao gồm:

- Dự án: “Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tại các chợ đô thị, đề xuất giải pháp và quy chế, văn bản pháp quy bảo vệ môi trường tại các chợ đô thị Việt Nam” do Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương thực hiện năm 2010. Dựán tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của các chợ tại Việt Nam

và những xu hướng có tác động, ảnh hưởng tới môi trường chính. Đánh giá tác động và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tại các chợ, từ đó đề xuất các giải pháp, mô hình quản lý chợ theo hướng bền vững. Xây dựng dự thảo quy chế về bảo vệ môi trường chợ.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại - hệ thống chợ” do Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương thực hiện năm 2005. Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về chợ, hạ tầng chợ. Tìm hiểu, phân tích thực trạng phát triển và quản lý chợ, thực trạng kết cấu hạ tầng các chợ tại Việt Nam. Đưa ra các quan điểm, mục tiêu phát triển chợ trong thời gian tới và đề xuất giải pháp nhằm phát triển kết cấu hạ tầng chợ trên phạm vi cả nước.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta” do Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2005. Đề tài đã làm rõ vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển của chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông sản trọng điểm ở nước ta. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chợ đầu mối nông sản thực phẩm và thực

trạng phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp phát triển các mô hình chợ Việt Nam” do Viện nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2006. Đề tài hệ thống hóa lý thuyết về các mô hình chợ ở Việt Nam, nghiên cứu thực trạng phát triển các mô hình chợ từ đó chỉ ra những mặt được và hạn chế cũng như là nguyên nhân của những mặt được và hạn chế đó. Đưa ra quan điểm, định hướng phát triển các mô hình chợ và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các mô hình chợ ở Việt Nam.

- Luận văn thạc sỹ (2011): “Quản lý nhà nước địa phương đối với hệ thống chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy”, Mai Tiến Tú - ĐH Thương Mại. Trong đề tài này tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về chợ, quản lý nhà nước đối với chợ. Phân tích thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Tuy nhiên phần phân tích thực trạng quản lý chợ chưa phân tích theo đúng nội dung quản lý nhà nước về chợ mà tác giả đã khái quát ở phần lý luận, đồng thời phần điều tra phỏng vấn chưa sát với nội dung của đề tài, sự lồng ghép giữa phân

tích số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp chưa tốt. Từ đó giải pháp đề xuất chưa triệt để và logic.

- Luận văn thạc sỹ (2013): “Quản lý kinh doanh thương mại tại các chợ trên địa bàn Thành phố Thái Bình”, Nguyễn Thị Diệu Thúy-ĐH Kinh tế quốc dân. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến chợ và các mô hình tổ chức kinh doanh chợ. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Thái Bình những năm vừa qua, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu vào thực trạng các mô hình tổ chức kinh doanh chợhiện có, cũng như chỉ rõ những ưu điểm của từng mô hình và vấn đề đặt ra cần giải quyết để đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả và lâu dài đối với loại hình thương mại truyền thống này. Đề tài đã xây dựng được các quan điểm và định hướng phát triển mô

hình tổ chức kinh doanh chợ cho các chợ trên địa bàn Thành phố Thái Bình, đề xuất kiến nghị những mô hình tổ chức kinh doanh chợ, những điều kiện áp dụng, lộ trình thực hiện và hệ thống các giải pháp để phục vụ cho quá trình chuyển đổi

mô hình tổ chức kinh doanh chợ ở Thành phố Thái Bình.

- Luận văn thạc sỹ (2013): “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ”, Đỗ Thị Phương - ĐH Quốc gia Hà Nội. Đề tài trình bày một số những vấn đề lý luận về Hợp tác xã chợ, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của HTX. Phân tích thưc trạng hoạt động kinh doanh của các HTX chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp, đưa ra kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các HTX chợ trên địa bàn

Thành phố Hà Nội.

- Luận văn (2016): “Quản lý hệ thống chợ trên địa bàn Quận Long Biên, thành phố Hà Nội” ,Nguyễn Thị Thu Trang – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài này tác giả đã khái quát những lý luận và thực tiễn cơ bản về chợ, nội dung quản lý chợ, các yếu tố ảnh hưởng đến chợ. Phân tích thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức mạng lưới chợ trên địa bàn quận Long Biên.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu học viên thấy các đề tài trên đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng chưa thấy một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên đề về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại một thành phố trẻ có sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như là thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Các đề tài nghiên cứu này đã hệ thống, khái quát một số lý luận cơ bản về chợ; các mô hình tổ chức, quản lý chợ; quản lý nhà nước đối với chợ; đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ. Đó là những giá trị khoa học được tác giả thừa kế trong quá trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh những kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, những công trình nghiên cứu này đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ dưới các góc độ tiếp cận khác nhau và tại các địa phương khác nhau. Khoảng trống nghiên cứu tác giả cần tiếp tục nghiên cứu đó là công tác Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Hòa Bình

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hòa Bình nằm ở toạ độ địa lý 20o30’- 20o50’ vĩ Bắc và

105o15’- 105o25’ kinh đông, cách Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới thành phố Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.784 ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh), dân số trung bình là trên 94.000 người (chiếm 10,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608 người/km2(lớn gấp 3,9 lần so với mật độ dân số toàn tỉnh). Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị (Cổng TTĐT Thành phố Hòa Bình).

3.1.1.2. Điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu

Thành phố Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10. Mưa tập trung chủ yếu ở các tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình năm đạt 1.846 mm. Nhiệt độ trung bình là 23oC .

Lớp vỏ thổ nhưỡng ở thành phố Hòa Bình đa dạng cả về cấu trúc, thành phần và tính chất. Dựa vào điều kiện hình thành, có thể phân biệt được hai nhóm đất: thủy thành (hình thành từ bồi tụ phù sa sông, suối) và địa thành (hình thành từ đá gốc). Hầu hết các loại đất đều phù hợp với việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, như: mía, dứa, cam, chè... Trong tổng số 14.784 ha diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp có 1.541,09 ha, chiếm 11,59% và đất lâm nghiệp có 4.757,62 ha, chiếm 35,79%. Đoạn sông Đà dài 23 km chảy qua thành phố là nơi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2 triệu kw/h, điều tiết nước cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, đồng thời cũng tạo ra cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan đẹp độc đáo. Mực nước

ngầm trung bình là 10 m, riêng khu vực dọc hai bờ sông Đà, mực nước xuống đến 40 - 50 m. Sông Đà chia thành phố Hòa Bình thành hai khu vực đó là khu bờ trái sông Đà và khu bờ phải Sông Đà.Sau những thay đổi, sáp nhập về địa giới hành chính, hiện nay, thành phố(Cổng TTĐT thành phố Hòa Bình).

3.1.2. Đặc điểm hệ thống chợ

3.1.2.1. Về quy mô các chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình

Với quan điểm chủ đạo tại Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24/02/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 là hạn chế xây mới các chợ trên địa bàn các phường trong tâm của Thành phố; từng bước chuyển các chợ nhỏ trên địa bàn thành các siêu thị, trong tâm mua sắm (trong đó vẫn tồn tại các chợ thực phẩm tươi sống)

Sự đánh giá quy mô các chợ trên địa bàn thành phố theotiêu thức: Diện tích, số hộ kinh doanh và quy mô xây dựng,được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Quy mô các chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình (tính đến 12/2017)

TT Tên chợ Hạng

Diện tích (m2) Số hộ kinh

doanh (hộ KD) Quy mô xây dựng Tổng d/tích (m2) Diện tích XD (m2) Tổng số HKD (hộ) Số HKD (hộ) Số tầng (tầng) Kiên cố Bán kiên cố 1 Chợ Phương Lâm 1 10.69 4 7.50 0 400 350 2 1 0 2 Chî §ång TiÕn 3 1.200 450 74 32 1 1 0 3 Chî T©n ThÞnh 3 1.400 1000 320 100 1 1 0 4 Chî H÷u NghÞ 3 2.500 630 380 20 1 1 0 5 Chî T©n Thµnh 3 2.350 648 122 50 1 0 1 6 Chî T©n B×nh 3 2.100 1000 100 20 1 0 1 7 Chî Yªn M«ng 3 1.000 1000 125 8 1 0 1 8 Chî Th¸i B×nh 2 8000 5000 205 70 1 1 0 9 Chợ Nghĩa Phương 2 10.055 8000 185 50 1 0 1

Nhìn chung quy mô diện tích các chợ của Thành phốcòn nhỏ hẹp, quy mô xây dựng chợ còn chưa tương xứng với quy mô chợ theo như quy hoạch. Cả Thành phố có 1 chợ hạng 1; 02 chợ hạng 2; còn lại là chợ hạng 3, trong đó chủ yếu là chợ bán kiên cố, chỉ có 05 chợ là chợ kiên cố.

3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chợ

Trong mạng lưới chợ của thành phố thì có chợ Phương Lâmvà chợ Nghĩa Phương là hai chợ mới xây dựng đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh theo quy định của chợ. Còn lại các chợ khác được xây dựng từ lâu, chắp vá, không đồng bộ.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của một số chợ trên địa bàn thành phố như: Hệ thống thoát nước, đường giao thông nội bộ trong chợ, nhà cầu chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa có hoặc không đảm bảo. Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, do không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không phát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh thương mại.

Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Do đó cần có sự đầu tư thỏa đáng để phát triển hơn nữa hệ thống chợ cả về số lượng và chất lượng, song song với quá trình xây dựng phát triển kinh tế của thành phố.

3.1.2.3. Về đặc điểm và phương thức hoạt động của các chủ thể kinh doanh

- Đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ chủ yếu các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ trực tiếp bán lẻ, còn các doanh nghiệp, hợp tác xã đều không tham gia kinh doanh trên chợ. Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong các kiốt, các cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng, gánh hàng...Trong đó chủ yếu là các sạp hàng, gánh hàng và kiốt, số lượng các cửa hàng bên trong và bao quanh chợ còn hạn chế.

- Quy mô kinh doanh của các chủ thể cũng còn nhỏ, kinh doanh chủ yếu các hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp, giá trị hàng hóa không cao, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu.

- Trong hệ thống chợ trên địa bàn thành phố chỉ có một số ít điểm kinh doanh bán buôn, phần lớn thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng

của dân cư trong khu vực; hiện toàn thành phố đã có 01 chợ đầu mối đáp ứng được yêu cầu buôn bán của nhân dân các vùng lân cận.

3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hòa Bình

3.1.3.1. Tình hình dân số, lao động

Thành phố Hoà Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa) và 7 xã (Hòa Bình, Thái Thịnh, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Trung Minh, Yên Mông, Thống Nhất). Dân số thành phố có trên 96.000 người với các dân tộc như Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày….(Cổng TTĐT Thành phố Hòa Bình).

3.1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Hòa Bình, có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Hòa

Bình và các tỉnh Tây Bắc. Thành phố nằm bên dòng sông Đà giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước ngọt, thủy sản, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Hòa Bình cũng là đô thị nằm trên trục giao thông

quan trọng kết nối với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cùng với truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo, những năm qua Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thành phố xứng đáng với vai trò và vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Hòa Bình và đạt được những kết quả đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005 -2015 đạt 13,29%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 47)