Thực trạng việc quản lý chợ theo quy định về phân cấp quản lý trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 69 - 73)

* Thực trạng về xây dựng mô hình tổ chức, quản lý chợ

Hiện tại Mô hình tổ chức, quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình

chủ yếu có 2 dạng:

Bảng 4.4. Thống kê số lượng mô hình tổ chức, quản lý chợ

STT Mô hình tổ chức, quản lý chợ Số chợ

1 Ban Quản lý 6

2 DN quản lý 3

Tổng số chợ 9

Nguồn: Phòng Kinh tế Thành phố Hòa Bình (2017)

Mô hình Ban quản lý chợ:

Trên địa bàn thành phố hiện nay có 6 chợ do BQL quản lý. Các chợ này đều do thành phố đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng. UBND Thành phố căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của các chợ này đã lập ra 6 BQL và giao cho mỗi BQL quản lý 1 chợ, thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

UBND TP Hòa Bình Ban Quản lý chợ Trưởng ban Phó trưởng ban Tổ Tổ Tổ Tổ

Hành chính Bảo vệ Môi trường Kiểm tra Sơ đồ 4.1. Sơ đồ ban quản lý chợ trên địa bàn TP Hòa Bình

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các BQL này do UBND TP Hòa Bình quy định, cụ thể như sau:

- Về chức năng:

+ Các BQL trên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc thành phố quản lý, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên.

+ BQL thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại trong phạm vi chợ được giao quản lý.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Các BQL có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Trình UBND TP Hòa Bình quyết định:

Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.

Quy định cụ thể việc việc sử dụng, thuê thời hạn thuê với các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.

Phê duyệt Nội quy chợ.

Phê duyệt Phương án đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.

Quyết đinh việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã duyệt.

Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã được duyệt.

Tổ chức, quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.

Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tư và an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.

Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số

lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường… và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ.

Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của BQL chợ theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch UBND TP Hòa Bình theo quy định của Bộ Công Thương.

- Về tổ chức:

Mỗi BQL trên đều có Trưởng ban quản lý và 1 Phó trưởng ban. Bên dưới là các tổ dịch vụ như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ…

Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND TP Hòa Bình quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.

Trưởng BQL chợ phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về toàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do trưởng ban phân công.

Các Trưởng BQL chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tại chợ; Ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ.

Mô hình Doanh nghiệp quản lý chợ

Hiện tại trên địa bàn có 3 chợ do các Doanh nghiệp quản lý. Đây là các chợ do Doanh nghiệp làm chủ đầu tư.

- Về chức năng:

Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật hiện hành.

Các Doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi chợ quản lý.

Về nhiệm vụ, quyền hạn: Các Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các công việc sau:

Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.

Đảm bảo công tác phòng cháychữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

Xây dựng Nội quy chợ trình cấp quản lý phê duyệt; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.

Bố trí sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh.

Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.

Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vũ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ.

Tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ

Bảng 4.6. Thống kê mô hình quản lý các chợ hiện nay trên địa bàn Thành phố Hòa Bình

STT Tên chợ Hạng Mô hình quản lý hiện tại Số cán bộ

1 Chî Phương Lâm 1 DNKD 5 2 Chî §ång TiÕn 3 BQL 7 3 Chî T©n ThÞnh 3 BQL 5 4 Chî H÷u NghÞ 3 BQL 5 5 Chî T©n Thµnh 3 BQL 2 6 Chî T©n B×nh 3 BQL 5 7 Chî Yªn M«ng 3 BQL 6 8 Chî Th¸i B×nh 2 DNKD 5 9 Chî NghÜa Phương 2 DNKD 5

Mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình

Hiệu quả; 45%

Chưa hiệu quả;

35%

Rất hiệu quả;

20%

Biểuđồ 4.1. Đánh giá mô hình phân cấp quản lý chợ của cán bộ và người dân trên địa bàn Thành phố Hòa Bình

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Theo kết quả phỏng vấn, mô hình quản lý chợ như hiện nay chưa huy động được nhiều các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng chợ. Toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng chợmới trên địa bàn Thành phố Hòa Bình với 100% là

lấy từ nguồn NSNN, và hàng năm thành phố vẫn phải chi một khoản ngân sách lớn vào xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ.

Điều đó đặt ra vấn đề, có nên để Nhà nước tiếp tục phải chi ngân sách cho việc đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ sau đó thu hồi thuế dần hay là chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp, HTX quản lý chợ. Khi đó, Nhà nước chỉ là chủ thể thực hiện chức năng quản lý chợ đối với các tổchức đó. Theo kết quả điều tra của tác giả, 80% phiếu cho rằng là mô hình doanh nghiệp, HTX kinh doanh khai thác chợ là mô hình quản lý phù hợp với các chợ trên địa bànthành phố.

4.1.4. Thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 69 - 73)