Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 80)

Việc phổ biến và thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước trong cuộc sống đã được tuyen truyền qua hệ thống loa, tờ rơi… tại chợ. Chợ là nơi tập trung đông người (người sản xuất, người kinh doanh, người buôn bán nhỏ, người tiêu dùng...) Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị: ban quản lý chợ, công ty kinh doanh khai thác chợ thường xuyên tuyên truyền cơ chế, chính sách nhà nước cho mọi người đến chợ nắm được và thực hiện tốt hơn. Từ đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hoá, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là an ninh nông thôn. Việc tuyên truyền thực hiện tương đối linh hoạt, với các hình thức phong phú, dễ hiểu và phải làm thường xuyên liên tục. Thông qua tuyên truyền các đơn vị có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những kiến nghị, thắc mắc của người dân đối với cơ chế chính sách, phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Phòng Kinh tế kết hợp với Ban tuyên giáo thành phố, Đài truyền thanh thành phố và Đài truyền thanh các xã, phường các Ban quản lý chợ, và UBND các xã, phường thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các chương trình, kế hoạch về phát triển và quản lý chợ.

Trong 3 năm 2014-2017 đã tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền về công tác chuyển đổi chợ, mở 05 hội nghị tập huấn công tác PCCC chợ; 6 lớp đào tạo nghiệp vụ để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các hộ kinh doanh trong các chợ…công tác quản lý và chuyển đổi mô hình đã bước đầu đem lại thành công.

Ban đầu Ban quản lý tại hầu hết các chợ lúc đầu không ngăn chặn được lượng lớn xe tải chở hàng hoa quả, rau và các xe thồ đi cùng để nhận hàng bán lẻ,

gây lộn xộn. Tuy nhiên, qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các lực lượng; bố trí lại mặt bằng của các Ban quản lý các chợ trung tâm, chợ đầu mốitại vị trí bán

hàng và sử dụng đến các biện pháp xử lý hành chính nghiêm khắc đối với các chủ phương tiện giao thông; các hộ cố tình bán hàng tại các vị trí cấm bán hàng. Bên

cạnh đó, trước sự chỉ đạo quyết liệt thường xuyên của Thành ủy - UBND thành phố, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của Công an thành phố, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố; đặc biệt là công tác chủ động bố trí lực lượng thường xuyên của UBND

các phường, xã trên địa bàn toàn thành phố, trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của Ban Bảo vệ dân phố và Công an các phường, xã đảm bảo các ca trực trong ngày theo kế hoạch. Các hộ kinh doanh đã tuân thủ, chuyển về bán hàng tại vị trí quy hoạchcủa thành phố, không bán hàng tại sân chợ trung tâm, hè, đườngquanh chợ.

Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên trên loa phát thanh đối với các hộ kinh doanh, đặc biệt đối với các chủ phương tiện xe tải (giao hàng buôn) đã có tác động tích cực, ngoài việc tuân thủ theo đúng quy định tại địa điểm kinh doanh, đỗ xe hàng, còn tại điều kiện trong việc để phường, xã thực hiện kế hoạch quản lý sân các chợ; đặc biệt tại các chợ Trung tâm, chợ đầu mối.

Việc đưa thông tin, tuyên truyền của các cơ quan như Đài phát thanh và truyền hình Tỉnh, Thành phố cũng đã giúp nhân dân nắm được chủ trương của thành phố về việc chỉnh trang đô thị đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị tại khu vực này. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban quản lý các chợ cũng đã thường xuyên họp, đánh giá rút kinh nghiệm để tìm ra biện pháp thích hợp. Quan điểm là phải hợp tình hợp lý, đảm bảo địa điểm cho người dân bán hàng để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, cũng rất cương quyết xử lý khi có các trường hợp cố tình chống đối.

Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ, tổ chức, cá nhân quản lý ở các đơn vị quản lý trực tiếp tại các chợ nắm bắt chủ trương, chính sách phát triển và quản lý chợ cũng còn rất hạn chế. Tại các xã, phường công tác tuyên truyền về VSATTP, PCCC còn chưa chú trọng. Kinh phí dành cho các hoạt động này còn thiếu nhiều, nhận thực của người dân còn chưa thật sự đúng đắn.

Theo kết quả điều tra của tác giả về các hộ kinh doanh, thương nhân buôn bán cố định tại chợ cho thấy, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phát triển và quản lý chợ: Diễn ra thường xuyên 10%, ít thực hiện 35%, không thực hiện 55%; Phổ biến, tuyên truyền các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển

chợ của Thành phố Hòa Bình: Diễn ra thường xuyên 3%, ít thực hiện 27%, không thực hiện 70%.

Bảng 4.6. Kết quảđiều tra các hộ kinh doanh tại chợ về công tác tuyên truyền, giáo dục và quản lý chợ

Nội dung công tác tuyên

truyền, phổ biến giáo dục Tỷ lệ (%)

Phổ biến chương trình, kế hoạch đầu tư phát

triển chợ

Tỷ lệ (%)

Diễn ra thường xuyên 12,00 Diễn ra thường xuyên 5,00

Ít thực hiện 33,00 Ít thực hiện 25,00

Không thực hiện 55,00 Không thực hiện 70,00

Nguồn: Theo số liệu điều tra (2017)

Qua bảng kết quả điều tra cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến các chủ trương chính sách của nhà nước về quản lý, phát triển chợ còn hạn chế, sự am hiểu của cán bộ và nhân dân trong lĩnh vực này chưa cao.

4.1.6. Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm vềhoạt động chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 80)