Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 65)

* Xây dựng quy hoạch, phương hướng phát triển chợ

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế đầu tư phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP đến nay, số lượng chợ trên địa bàn thành phố được cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ. Thành phố đã có 1 chợ hạng 1; 2 chợ hạng 2; và số chợ được cải tạo

nâng cấp là 6 chợ. Chợ đầu mối quy mô lớn bước đầu hoạt động hiệu quả, điển hình là chợ Nghĩa Phương. Trước khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP, mô hình tổ chức bộ máy quản lý chợ ở địa bàn nông thôn là Ban quản lý đối với các chợ quy mô lớn và vừa, Tổ quản lý đối với các chợ quy mô nhỏ. Từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP, thành phố đã tích cực chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ theo hướng thành lập doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ (sau đây gọi là doanh nghiệp/HTX chợ). Tính đến cuối năm 2016, thành phố có 3 doanh nghiệp và 6 Ban quản lý chợ.

Quá trình phát triển và quản lý chợ của thành phố hiện nay cơ bản sử dụng năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo Quy hoạch chung của tỉnh nhằm phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố hiện nay, có 9 chợ/15 xã

phường, thị trấn, bình quân có gần 0,6 chợ/xã, phường; chia theo diện tích, bình

quân 1.642 Ha có một chợ phục vụ cho mua sắm của nhân dân trong vùng. Trong đó, có 01 chợ hạng 1 chiếm tỷ lệ 11% (chợ Phương Lâm); 02 chợ hạng 2 chiếm tỷ lệ 22% (chợ Nghĩa Phương; chợ Thái Bình); 6 chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ 67%.

Về tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Thành phố hiện nay hầu hết các chợ đều có Ban quản lý hoặc tổ quản lý (nhưng chưa có sự thống nhất quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý). Ở một số chợ chỉ có một,

hai người của phường hoặc xãra làm nhiệm vụ thu vé chợ, trông giữ xe... quản lý nguồn thu này rất lỏng lẻo.

Quy mô các chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Thực tế ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít không đáp ứng nhu yêu cầu họp chợ của dân, nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm các lòng lề đường, vệ đường để họp chợ vừa làm mất mỹ quan, vừa mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, cũng có những chợ có diện tích khá rộng nhưng do công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp chưa hợp lý nên gây ra lãng phí và

sự quá tải “ảo” trong chợ thì bỏ trống, bên ngoài người bánhàng tràn ra mặt đường. Các chợ có xu hướng thiên về chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng cho dân cư trong khu vực. Lực lượng tham gia kinh doanh ở hầu hết ở các chợ trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể; còn DNTN, HTX TM, DNNN chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình

(2016), số hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ là 700 hộ/9 chợ, trung bình có 78

hộ/chợ. Tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên tại các chợ khoảng 315 hộ

/9 chợ, trung bình 35 hộ/chợ.

Đối với thị trường nông thôn của thành phố, trong các năm qua đã tập trung và tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ vùng nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng. Các chợ xã, chợ liên xã (tiểu vùng) trên địa bàn

các xã cũng đã đóng vai trò là nơi mua buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng đã góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương khá tốt. Bên cạnh đó một số chợ vùng xa,

vùng đông đồng bào dân tộc, chợ còn thêm chức năng là nơi sinh hoạt văn hóa,

tạo nên bản sắc riêng rất cần được quan tâm lưu giữ.

Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 23/QĐ-TTg phê

duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập đến nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn. Trong đó, nhấn mạnh việc hình thành mạng lưới chợ dân sinh là loại hình tổ chức thương mại chủ yếu ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao đến năm 2020.

Theo quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh Hòa Bình; Thành phố Hòa Bình cũng đã xây dựng quy hoạch hệ thống chợ và quy hoạch chợ đã cơ bản định hướng theo phát triển của quy hoạch Tỉnh.

Qua bảng số liệu 4.1 có thể thấy rằng, hiện nay trên địa bàn toàn Thành phố

Hòa Bình có 15 xã, phường tuy nhiên vẫn có những xã chưa có chợ. Điều này đã cho thấy hệ thống chợ trên địa bàn thành phố phân bố chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng xuất hiện chợ cóc, chợ tạm ngoài quy hoạch rất khó kiểm soát đặc biệt tại các xã chưa có chợ gây khó khăn cho người dân trong xã vì phải đi chợ bên xã bên. Tuy nhiên theo quy hoạch đến năm 2020, số chợ sẽ được tăng lên là 15

chợ, và chỉ còn có 2 năm nữa để thực hiện theo quy hoạch này, như vậy có thể nói rằng quy hoạch khó có thể khả thi và thực hiện được.

Bảng 4.1. Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình (tính đến hết tháng 12/2016) STT Tên đơn vị hành chính Số chợ hiện tại Số chợ theo quy hoạch Diện tích (km2) Dân số (người) (người/km2)Mật độ

1 PhườngPhương Lâm 2 2 4,5 9.346 2.077

2 Phường §ång TiÕn 1 2 2,56 5.546 2.166 3 Phường T©n ThÞnh 1 3 6,31 2.523 400 4 Phường H÷u NghÞ 1 3 5,94 3.589 604 5 Phường T©n Thµnh 1 3 5,89 2.647 449 6 Xã Hòa Bình 0 2 3,15 7.198 2.285 7 Xã Yªn M«ng 1 2 6,92 5.986 865 8 Phường Chăm Mát 1 1 2,34 8.827 3.772

9 Phường Tân Hòa 1 3 2,08 5.789 2.783

10 Xã Thông Nhất 0 0 4,53 3.587 792 11 Xã Dân Chủ 0 0 3,21 4.583 1.428 12 Xã Thái Thịnh 0 0 4,76 3.217 676 13 Xã Sủ Ngòi 0 0 2,56 3.567 1.393 14 Phường Thịnh Lang 0 1 3,27 4.789 1.465 15 Xã Trung Minh 0 1 5,33 3.475 652 Nguồn: Phòng Kinh tế Thành phố Hòa Bình(2017)

Bên cạnh đó, các chợ chủ yếu là chợ có quy mô nhỏ, việc xây dựng chợ chưa theo tiêu chuẩn thiết kế nên bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu về diện tích mặt bằng của hệ thống chợ cũng chưa hợp lý. Diện tích mặt bằng của các chợ chưa

được sử dụng hiệu quả, còn nhiều chợ chưa được xây dựng hết diện tích.Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, PCCC có tiến bộ so với trước nhưng còn nhiều hạn chế.

Trong 9 chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch thì có chợ Tân Thành,

hoạt động không hiệu quả do quy hoạch không tốt, thiết kế chỗ ngồi, điểm kinh doanh không hợp lý, không thuận tiện đi lại cho người dân. Dẫn đến tình trạng chợ bị bỏ trống, người buôn bán tràn ra vỉa hè, dọc đường làng, xã để bán hàng, gây ô nhiễm vệ sinh môi trường, mất trật tự an toàn xã hội…

Để minh hoạ cho những phân tích, nhận định nêu trên, tác giả cũng đã có sử dụng kết quả điều tra từ các nhà quản lý, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố(Thời gian và cách thức điều tratác giả đã trình bày tại phần phương pháp điều tra).

Theo kết quả phiếu điều tra của tác giả khi hỏi các nhà quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, các hộ kinh doanh và nhân dân để đánh giá về nhận thức tư duy quy hoạch chợ trên địa bàn thành phố và việc quy hoạch Chợ có đáp ứng được nhu cầu của người dân hay không qua tỷ lệ cán bộ và người dân có nhận thức tư duy về quy hoạch chợ trên địa bàn của Thành phố Hòa Bình là tương đối cao (đạt tỷ lệ khá và tốt là 70%); cũng như việc các quy hoạch hiện nay có khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân (45% đạt tỷ lệ khá và 20% đạt tỷ lệ trung bình), điều này phản ánh đúng thực trạng công tác xây dựng và quản lý chợ hiện nay tại địa bàn.

* Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển chợ

Theo kế hoạch của Thành phố, trong giai đoạn từ 2014 - 2017 sẽ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đối với 100% các chợ trên địa bàn Thành phố. Tính đến nay, vẫn còn nhiều các chợ chưa hoàn thành được việc này.

Đối với các chợ được đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn từ năm 2010 -2015

cũng đã được thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác, quản lý chợ trong giai đoạn từ năm 2016-2020 như chợ Phương Lâm, chợ Nghĩa Phương, Thái Bình. Các chợ còn lại đều thuộc các hạng khác.

UBND Thành phố Hòa Bình đã thành lập Ban chuyển đổi chợ của Thành phố (Theo quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2012 ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ

trên địa bàn Thành phố Hòa Bình) để thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn theo kế hoạch. Đến nay, thành phố đã thực hiện xong việc chuyển đổi thí điểm mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ Thái Bình và chợ Phương Lâm, Nghĩa Phương và đang áp dụng cho các chợ còn lại hoàn thành nốt việc này.

Bảng 4.2. Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mô hình trên địa bàn Thành phố Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2017

ĐVT: m2

STT Tên chợ Địa chỉ Hạng Diện tích Số hộ KD tầngSố Thời gian thực hiện

1 Chî Phương

Lâm

Phường Phương

Lâm 1 10.694 400 2 Quý I/2010

2

Chợ Đồng Tiến Phường Đồng Tiến 3 1.200 74 1 Quý II/2015 3

Chợ Tân Thịnh Phường Tân Thịnh 3 1.400 320 1 Quý II/2015 4

Chợ Hữu Nghị Phường Hữu Nghị 3 2.500 380 1

Quý IV/2015 5

Chợ Tân Thành Phường Tân Hòa 3 2.350 122 1 Quý I/2014 6

Chợ Tân Bình Phường Tân Hòa 3 2.100 100 1 III/2016 Quý 7 Chợ Yên Mông Xã Yên Mông 3 1.000 125 1 Quý

IV/2016 8 Chợ Thái Bình Phường Chăm Mát 2 8.000 205 1 Quý II/2013 9 Chî Nghĩa

Phương Phường Phương Lâm 2 10.055 185 1 Quý I/2012

Nguồn: Phòng kinh tế Thành phố Hòa Bình (2017)

Tuy nhiên việc thực hiện chuyển đổi chợ và công tác quản lý, vận hành sau chuyển đổi của các nhà đầu tư (đơn vị trúng thầu nhận chuyển đổi chợ) còn gặp nhiều khó khăn do công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi chợ để cán bộ, nhân dân, các hộ kinh doanh còn hạn chế; sự am hiểu về chuyển đổi chợ của nhân dân còn chưa cao; một số hộ kinh doanh cố tình chống đối, không hợp tác… dẫn đến việc khiếu kiện xảy ra.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, việc nhận chuyển đổi chợ các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán các giá trị tài sản (cơ sở vật chất) còn lại tại các chợ và các khoản thanh toán khác theo quy định với số tiền lớn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực.

Việc đầu tư để xây dựng,phát triển chợ cần phải nhiều vốn ban đầu nhưng lại thu hồi vốn chậm do vậy ít nhà đầu tư quan tâm, thực hiện.

Chủ trương của nhà nước nói chung và Thành phố Hòa Bình nói riêng về chuyển đổi chợ nhằm từng bước hiện đại hóa thương mại, phù hợp với xu thế phát

triển hiện nay. Tuy nhiên, hiện công tác này ở Thành phố Hòa Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ càng trở nên bức thiết, cần có các giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 65)