Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 55 - 57)

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Thành phố Hòa Bình, với 9

chợ trải đều các phường, xã trên địa bàn. Đề tài chọn điểm tại một số chợ bao gồm:

01 Chợ hạng 1 là: Chợ Phương Lâm

02 Chợ hạng 2 là: Chợ Nghĩa Phương; Chợ Thái Bình

06 chợ hạng 3 là: Chợ Đồng Tiến; Chợ Tân Thịnh; Chợ Hữu Nghị; Chợ Tân

Thành; Chợ Tân Bình; Chợ Yên Mông.

3.2.1.2. Chọn đối tượng phỏng vấn, điều tra

- Xác định đối tượng điều tra:

+ Cán bộ, nhân viên làm tại Phòng kinh tế Thành phố Hòa Bình: 05 người + Cán bộ làm công tác quản lý chợ ở xã, phường: Phường Phương Lâm;

phường Đồng Tiến; phường Hữu Nghị, phường Chăm Mát: 30 người + Hộ kinh doanh tại các chợ điển hình của thành phố:27 người

+ Ban quản lý, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý chợ: 03 người

- Thiết kế phiếu điều tra để thu thập dữ liệu sơ cấp về vấn đề quản lý Nhà

nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

Phần thứ nhất là thông tin cá nhân, phần thứ hai là câu hỏi đánh giá quy hoạch chợ, chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh khai thác chợ, đánh giá mô hình tổ chức quản lý chợ, công tác thanh trakiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

- Tổng số mẫu phiếu được sử dụng cho cuộc nghiên cứu là 65 mẫu phiếu điều tra, cụ thể:

Tác giả tiến hành phát ra 65 mẫu phiếu cho các đối tượng như trên trong thời gian từ ngày 01/7/2017 đến ngày 15/8/2017. Tác giả cũng đã sử dụng phần mềm excel để phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được.

Phương pháp phỏng vấn

Để bổ sung dữ liệu phân tích cho phương pháp điều tra, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để thu được các dữ liệu sơ cấp về tình hình QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

- Nội dung phỏng vấn: Liên quan đến thực trạng mô hình quản lý chợ, số lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ; đánh giá về thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợtrên địa bàn…

- Đối tượng phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn 5 đối tượng:

+ Ông (bà) Nguyễn Văn Cường - Trưởng phòng Kinh tế Thành phố Hòa Bình + Ông (bà) Lê Thị Bích - Chuyên viên phòng Kinh tế Hòa Bình

+ Ông (bà) Trần Văn Sáu - Trưởng Ban quản lý chợ NghĩaPhương

+ Ông (bà) Nguyễn Đức Hà - Quản lý chợ Thái Bình

- Kết quả phỏng vấn: Ghi chép và phân tích trong các nội dung sẽ được trình bày trong kết quả nghiên cứu.

Phương pháp khảo sát thực tế

Ngoài phương pháp điều tra và phỏng vấn, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế. Tác giả trực tiếp đến các chợ: Chợ Phương Lâm, chợ Nghĩa Phương, chợ Tân Thịnh, chợ Đồng Tiến …để xem xét hoạt động kinh doanh tại các chợ, cũng như vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất tại các chợ như thế nào. Mục đích: Tác giả muốn đưa ra những nhận định mang tính chất chủ quan của cá nhân liên quan đến vấn đề QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

Như vậy phương pháp thu thập thông tin được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn là phương pháp cơ bản để tiếp cận và nghiên cứu vấn đề một cách khách quan, đầy đủ và logic nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 55 - 57)