Thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý chợ về chính sách,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 73 - 78)

Các ban quan lý chợ, doanhn nghiệp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố tăng cường công tác quản lý, điều hành chợ, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó chú trọng các công việc sau:

- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, rà soát cân đối cung-cầu đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn để chủ động tham mưu trình Uỷ ban nhân dân thành phố có phương án kịp thời nhằm bình ổn thị trường; đồng thời, căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính của địa phương để

tham mưu trình Uỷ ban nhân dân xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá tại địa phương.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát doanh nghiệp bán hàng hóa với giá cả và chất lượng theo đúng cam kết; có biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động

kinh doanh, mua bán; kết hợp với tổ chức bán hàng lưu động, các hình thức khuyến mãi để kích thích tiêu dùng, tăng sức mua...

Triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm chủ động tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài và bảo đảm chất lượng; thực hiện các biện pháp thích hợp để khuyến khích doanh nghiệp, các đại lý, của hàng kinh doanh thực hiện cam kết, bảo đảm đúng mục tiêu,

- Phối hợp với các đơn vị liên quan (Quản lý thị trường, Thanh tra, Công an, Thuế...):

+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: y tế, giáo dục, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, phí trông giữ xe đạp, ô tô, xe máy và các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ động, thực vật, thức ăn chăn nuôi....

+ Thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian

lận thương mại, nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu, khoáng sản, thuốc lá, rượu bia, đường; kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm tươi sống nhập khẩu.

+ Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp các sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá, kiểm soát giá như: giá cả các mặt hàng thiết yếu, các loại phí và lệ phí ở chợ…; trường hợp điều chỉnh giá phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá để hạn chế thấp nhất tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế tại địa phương.

- Tăng cường quản lý thu, kiểm soát thu NSNN; kiểm tra thực hiện pháp luật về thuế, kết hợp với kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; kiểm tra, kiểm soát

kê khai thuế, quyết toán thuế của các đơn vị, đặc biệt đối với đơn vị vừa qua được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm, giãn thuế.

- Xây dựng, ban hành các nội quy quản lý, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nội quy; hỗ trợ các hộ kinh doanh tiếp cận giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh; phối hợp với Ban Quản lý thị trường, Chi cục thuế kiểm tra xử lý các vi phạm về kinh doanh; xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm nội quy chợ; quản lý tài sản, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự…theo quy định của pháp luật.

* Đánh giá kết quả đạt được: Đã có sự nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo thành phố trong việc Quản lý Nhà nước về hệ thống chợ; mô hình tổ chức, quản lý chợ đã đạt được nhiều thành công.

Hiện nay công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách đã được nâng

cao. Theo đánh giá của các nhà quản lý và các hộ kinh doanh có 20% đánh giá việc chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý chợ hiện nay là rất hiệu quả; 45% là

hiệu quả; đóng góp về mặt xã hội đã được thể hiện rõ thông qua các hoạt động của chợ, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động; việc thu hút vốn nhằm tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, UBND thành phố giao nhiệm vụ thực hiện công tác QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn cho các phòng, ban của thành phố, đến nay đã đạt được kết quả như sau:

- Phòng Kinh tế: Cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện công tác QLNN về Thương mại - Dịch vụ đã chủ trì phối hợp với các phòng, ban của thành phố và Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình làm các thủ tục để quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020

tầm nhìn đến 2030 trình UBND tỉnh Hòa Bìnhphê duyệt.

+ Ban hành các văn bản QLNN đối với hệ thống chợ thuộc thẩm quyền. + Chủ trì, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ (Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, thông tin báo cáo, giải quyết khiếu nại, giám sát, kiểm tra…).

+ Năm 2016 và 2017 phối hợp với Đội Quản lý thị trường Số 1 của thành phố và các ngành chức năng tổ chức 7 đợt kiểm tra, kiểm soát thị trường. Qua

kiểm tra đã lập biên bản, xử lý 30 trường hợp vi phạm.

- Phòng Tài chính- Kế hoạch: xây dựng kế hoạch đề xuất, huy động các nguồn vốn bố trí triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng để phát triển

thương mại nói chung, hệ thống chợ nói riêng.

- Tổ chức kiểm tra việc thu phí của các đơn vị quản lý chợ;

- Phối hợp với phòng Quản lý đô thị, Kinh tế, Uỷ ban nhân dân các phường xây dựng kế hoạch sửa chữa nâng cấp hệ thống đường, hè và hệ thống thoát nước xung quanh khu vực của chợ.

- Phòng Quản lý đô thị:

+ Có trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiểm tra giám sát việc đầu tư xây

dựng. Hướng dẫn các đơn vịđầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật.

+ Xây dựng các tiêu chí cụ thể về quy hoạch, kiến trúc của từng chợ trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung và định hướng quy hoạch phát triển thương mại, chợ của thành phố.

+ Xác định chỉ giới, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/500 các chợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các chợ chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ kết hợp với đầu tư xây dựng lại.

+ Hướng dẫn UBND phường quy hoạch một số điểm trông giữ xe phục vụ hoạt động kinh doanhcủa các chợ;

+ Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, trật tự đô thị tại các khu vực có chợ hoạt động và tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

- Phòng Tài nguyên - Môi trường:

+ Đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (đến năm 2020) của các xã, phường trên địa bàn thành phố; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất hàng năm; theo dõi và đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn. Tham mưu giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai trong quá trình

đầu tư các dự án phát triển hệ thống chợ trên địa bàntoàn thành phố.

+ Chủ trì và phối hợp với UBND các xã, phường giải quyết tính hợp pháp về đất đai để phục vụ việc đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp quản lý kinh doanh khai thác chợ theo quy định. Giải quyết các nội dung công việc liên quan đến sử dụng đất của các chợ thực hiện chuyển đổi…

- Phòng Y tế: Hướng dẫn UBND phường, Đơn vị quản lý chợ tổ chức tốt công tác đảm bảo VSATTP tại các chợ; cấp Giấy chứng nhận VSATTP theo thẩm quyền.

* Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình được thực hiện theo phân cấp quản lý của Nhà nước, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hòa Bình:

+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành.

+ Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ hạng 2 và 3.

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang

doanh nghiệp hoặc hợp tác xãkinh doanh, quản lý chợ;

+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và

chính sách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn thành phố.

+ Phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình quản lý chợ hạng 1 và chợ đầu mối trên địa bàn…

- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường: Có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phương án chuyển đổi ban quản lý hoặc tổ quản lý các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan của Thành phố Hòa Bình quản lý các chợ trên địa bàn…

Sự phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn Thành

phố Hòa Bình đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, khá rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong công tác QLNN về chợ chưa thật sự chặt chẽ ví dụ: Việc thiết kế xây dựng chợ trong quá trình triển khai thực hiện Chủ đầu tư không thực hiện quy trình lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan chức năng mà trực tiếp là không có sự tham gia của cơ quản QLNN (phòng Kinh tế) vào quá trình giám sát, thi công nên tuy chợ đã xây dựng xong đi vào hoạt động nhưng đã bộc lộ nhiều nhược điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Hay công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chợ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành mới thực hiện được tuy nhiên thực tế có trường hợp đất quy hoạch phát triển chợ lại bị

chồng chéo vào quy hoạch khác; chưa có quy hoạch điện, nước… dẫn đến khó thực hiện…

Đặc biệt trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, buôn bán hàng

giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng diễn ra nhiều mà không bị xử lý; hàng hóa không đảm bảo VSATTP không được kiểm soát. UBND xã, phường thường ủy quyền cho các tổ chức quản lý tại chợ, không thường xuyên chỉ đạo, giám sát hoạt động tại chợ. Tình trạng người bán hàng tràn ra ngoài đường gây mất trật tự an toàn xã hội, gây ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra ở hầu hết tất cả các chợ.

4.1.5. Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong các chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 73 - 78)