Số lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 54)

Thành phố Hoà Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa) và 7 xã (Hòa Bình, Thái Thịnh, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Trung Minh, Yên Mông, Thống Nhất). Dân số thành phố có trên 96.000 người với các dân tộc như Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày….(Cổng TTĐT Thành phố Hòa Bình).

3.1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Hòa Bình, có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Hòa

Bình và các tỉnh Tây Bắc. Thành phố nằm bên dòng sông Đà giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước ngọt, thủy sản, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Hòa Bình cũng là đô thị nằm trên trục giao thông

quan trọng kết nối với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cùng với truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo, những năm qua Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thành phố xứng đáng với vai trò và vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Hòa Bình và đạt được những kết quả đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005 -2015 đạt 13,29%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - TTCN và thương mại dịch vụ. Tính đến năm 2016, ngành dịch vụ đạt 55,2%; công nghiệp - xây dựng đạt 38,8%; ngành nông - lâm - thủy sản đạt 6% (Cổng TTĐT Thành phố hòa Bình).

Hiện nay, TP Hòa Bình có trên 700 doanh nghiệp và 1.800 hộ kinh doanh các thể, cùng với 11 HTX, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên các lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, TM- DV, nông, lâm - thủy sản, đã tạo việc làm cho hơn 24.000 lao động. Nếu như năm 2006 tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hòa Bình đạt 43,6 tỷ đồng, thì đến năm 2015 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đã đạt 252,1 tỷ đồng (tăng 5,8 lần). Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập từng bước được nâng lên, năm

2015 thu nhập bình quân đầu người là 40 triệu đồng/năm (tăng 5,4 lần so với năm 2006).

Chủ động hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư là một trong những yếu tố then chốt trong thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh, kinh tế - xã hội của thành phố Hòa Bình trong những năm qua. Theo đó trong 10 năm, thành phố đã thu hút được 5 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 59 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Hiện nay thành phố tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi các nhà đầu tư tiếp cận với thông tin các dự án và không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, để thu hút, kêu gọi thêm các nhà đầu tư mới trong và ngoài nước phát triển sản xuất, kinh doanh tại thành phố…

Bên cạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh thì TP Hòa Bình đang khẩn trương tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho công tác chỉnh trang và phát triển đô thị. Đối với công tác chỉnh trang đô thị, Thành phố đang triển khai đề án phát triển cây xanh đô thị, quy chế quản lý kiến trúc đô thị; lập quy hoạch phân khu chỉnh trang khu vực nội ô; ban hành quy định về lộ giới, quản lý lý sử dụng lòng lề đường...

Đối với công tác phát triển đô thị, Thành phố đã và đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như: khu hành chính Thành phố, Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, cầu Hòa Bình 3, Quốc lộ 70B, tỉnh lộ 433; Nâng cấp, cải tạo và mở rộng các trục đường nội thị; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố; Khu xử lý rác thải thành phố... Nỗ lực hoàn thành

các công trình, dự án trọng điểm trên cùng với việc đầu tư nâng cấp, xây dựng nhà ở của nhân dân góp phần làm cho Tp.Hòa Bình ngày càng nhộn nhịp và sôi động (Phòng Kinh tế Thành phố Hòa Bình).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu là cách thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu đặt ra. Khi tiến hành nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau đây:

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Thành phố Hòa Bình, với 9

chợ trải đều các phường, xã trên địa bàn. Đề tài chọn điểm tại một số chợ bao gồm:

01 Chợ hạng 1 là: Chợ Phương Lâm

02 Chợ hạng 2 là: Chợ Nghĩa Phương; Chợ Thái Bình

06 chợ hạng 3 là: Chợ Đồng Tiến; Chợ Tân Thịnh; Chợ Hữu Nghị; Chợ Tân

Thành; Chợ Tân Bình; Chợ Yên Mông.

3.2.1.2. Chọn đối tượng phỏng vấn, điều tra

- Xác định đối tượng điều tra:

+ Cán bộ, nhân viên làm tại Phòng kinh tế Thành phố Hòa Bình: 05 người + Cán bộ làm công tác quản lý chợ ở xã, phường: Phường Phương Lâm;

phường Đồng Tiến; phường Hữu Nghị, phường Chăm Mát: 30 người + Hộ kinh doanh tại các chợ điển hình của thành phố:27 người

+ Ban quản lý, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý chợ: 03 người

- Thiết kế phiếu điều tra để thu thập dữ liệu sơ cấp về vấn đề quản lý Nhà

nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

Phần thứ nhất là thông tin cá nhân, phần thứ hai là câu hỏi đánh giá quy hoạch chợ, chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh khai thác chợ, đánh giá mô hình tổ chức quản lý chợ, công tác thanh trakiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

- Tổng số mẫu phiếu được sử dụng cho cuộc nghiên cứu là 65 mẫu phiếu điều tra, cụ thể:

Tác giả tiến hành phát ra 65 mẫu phiếu cho các đối tượng như trên trong thời gian từ ngày 01/7/2017 đến ngày 15/8/2017. Tác giả cũng đã sử dụng phần mềm excel để phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp phỏng vấn

Để bổ sung dữ liệu phân tích cho phương pháp điều tra, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để thu được các dữ liệu sơ cấp về tình hình QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

- Nội dung phỏng vấn: Liên quan đến thực trạng mô hình quản lý chợ, số lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ; đánh giá về thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợtrên địa bàn…

- Đối tượng phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn 5 đối tượng:

+ Ông (bà) Nguyễn Văn Cường - Trưởng phòng Kinh tế Thành phố Hòa Bình + Ông (bà) Lê Thị Bích - Chuyên viên phòng Kinh tế Hòa Bình

+ Ông (bà) Trần Văn Sáu - Trưởng Ban quản lý chợ NghĩaPhương

+ Ông (bà) Nguyễn Đức Hà - Quản lý chợ Thái Bình

- Kết quả phỏng vấn: Ghi chép và phân tích trong các nội dung sẽ được trình bày trong kết quả nghiên cứu.

Phương pháp khảo sát thực tế

Ngoài phương pháp điều tra và phỏng vấn, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế. Tác giả trực tiếp đến các chợ: Chợ Phương Lâm, chợ Nghĩa Phương, chợ Tân Thịnh, chợ Đồng Tiến …để xem xét hoạt động kinh doanh tại các chợ, cũng như vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất tại các chợ như thế nào. Mục đích: Tác giả muốn đưa ra những nhận định mang tính chất chủ quan của cá nhân liên quan đến vấn đề QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

Như vậy phương pháp thu thập thông tin được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn là phương pháp cơ bản để tiếp cận và nghiên cứu vấn đề một cách khách quan, đầy đủ và logic nhất.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

+ Số liệu thống kê tại Trung ương, tỉnh Hòa Bình, Thành phố Hòa Bình,

các phường, xã trên địa bàn.

+ Báo cáo hàng năm của các cơ quan, đơn vị có liên quan + Các công trình khoa học đã nghiên cứu

+ Các chính sách của Trung ương và tỉnh Hòa Bình, Thành phố Hòa Bình

đã ban hành về quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

+ Thu thập số liệu, thông tin, tài liệu về các chợ trên địa bàn Thành phố

Hòa Bình nơi tác giả tiến hành nghiên cứu

+ Thu thập số liệu của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành

phố Hòa Bình.

+ Tổng hợp ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối vợ chợ, một số cán bộ công tác tại chợ. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và cho điểm

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Excel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: các loại chợ theo các hạng, theo mô hình tổ chức, quản lý chợ,... Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...

Phương pháp cho điểm:

Với các đánh giá là Tốt: các điều kiện, cơ sở vật chất, dịch vụ, ưu đãi là đầy đủ.

Với các đánh giá là Khá: các điều kiện, cơ sở vật chất, dịch vụ, ưu đãi là chưa đầy đủ.

Với các đánh giá là Trung bình, Kém: các điều kiện, cơ sở vật chất, dịch vụ, ưu đãi là có nhưng rất ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân lượng hộ kinh doanh trong chợ, số lượng chợ đã qui hoạch, … trên địa bàn thành phố Hòa Bình để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh

Hòa Bình.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh hiện trạng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hòa Bình ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh quy định, cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ giữa chợ này với chợ khác để thấy rõ được sự khác biệt trong quản lý của các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố

Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được cụ thể hóa các chỉ tiêu nghiên cứu như sau:

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh thực trạng tổ chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình: Số lượng, quy mô và phân bổ mạng lưới chợ.

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý chợ trên địa bàn thành

phố Hòa Bình qua: Thống kê mô hình tổ chức, phân cấp quản lý chợ hiện có, xây dựng, chính sách thu hút đầu tư, xây dựng chợ trên địa bàn thành phố.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh thực trạng xử lý vi phạm hành

chính trong công tác đảm bảo hoạt động của chợ: Hình thức chấp hành nội quy của các hộ kinh doanh, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác đảm bảo an toàn, trật tự tại chợ, số vụ vi phạm tại các chợ.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

4.1.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển chợtrên địa bàn thành phố Hòa Bình triển chợtrên địa bàn thành phố Hòa Bình

* Xây dựng quy hoạch, phương hướng phát triển chợ

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế đầu tư phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP đến nay, số lượng chợ trên địa bàn thành phố được cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ. Thành phố đã có 1 chợ hạng 1; 2 chợ hạng 2; và số chợ được cải tạo

nâng cấp là 6 chợ. Chợ đầu mối quy mô lớn bước đầu hoạt động hiệu quả, điển hình là chợ Nghĩa Phương. Trước khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP, mô hình tổ chức bộ máy quản lý chợ ở địa bàn nông thôn là Ban quản lý đối với các chợ quy mô lớn và vừa, Tổ quản lý đối với các chợ quy mô nhỏ. Từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP, thành phố đã tích cực chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ theo hướng thành lập doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ (sau đây gọi là doanh nghiệp/HTX chợ). Tính đến cuối năm 2016, thành phố có 3 doanh nghiệp và 6 Ban quản lý chợ.

Quá trình phát triển và quản lý chợ của thành phố hiện nay cơ bản sử dụng năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo Quy hoạch chung của tỉnh nhằm phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố hiện nay, có 9 chợ/15 xã

phường, thị trấn, bình quân có gần 0,6 chợ/xã, phường; chia theo diện tích, bình

quân 1.642 Ha có một chợ phục vụ cho mua sắm của nhân dân trong vùng. Trong đó, có 01 chợ hạng 1 chiếm tỷ lệ 11% (chợ Phương Lâm); 02 chợ hạng 2 chiếm tỷ lệ 22% (chợ Nghĩa Phương; chợ Thái Bình); 6 chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ 67%.

Về tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Thành phố hiện nay hầu hết các chợ đều có Ban quản lý hoặc tổ quản lý (nhưng chưa có sự thống nhất quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý). Ở một số chợ chỉ có một,

hai người của phường hoặc xãra làm nhiệm vụ thu vé chợ, trông giữ xe... quản lý nguồn thu này rất lỏng lẻo.

Quy mô các chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Thực tế ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít không đáp ứng nhu yêu cầu họp chợ của dân, nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm các lòng lề đường, vệ đường để họp chợ vừa làm mất mỹ quan, vừa mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, cũng có những chợ có diện tích khá rộng nhưng do công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp chưa hợp lý nên gây ra lãng phí và

sự quá tải “ảo” trong chợ thì bỏ trống, bên ngoài người bánhàng tràn ra mặt đường. Các chợ có xu hướng thiên về chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng cho dân cư trong khu vực. Lực lượng tham gia kinh doanh ở hầu hết ở các chợ trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể; còn DNTN, HTX TM, DNNN chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình

(2016), số hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ là 700 hộ/9 chợ, trung bình có 78

hộ/chợ. Tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên tại các chợ khoảng 315 hộ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 54)