Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Trách nhiệm của các tổ chức tham gia quản lý nhà nước về chất lượng
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật (Chắnh phủ, 2015b).
Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc (Chắnh phủ, 2015b).
- Giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng:
Trong quá trình thực hiện các Hợp đồng xây dựng, tranh chấp xảy ra là điều tất yếu và tranh chấp phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các tranh chấp này đã được dự liệu ngay trong hợp đồng thì khi phát sinh các bên sẽ có cơ chế giải quyết, nhưng nếu tranh chấp này chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ được thực hiện theo các trình tự thủ tục như sau:
Thứ nhất: Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp;
Thứ hai: Lựa chọn, thỏa thuận và thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục (Chắnh phủ, 2015b).
Thứ ba: Các bên có tranh chấp có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp hướng dẫn giải quyết tranh chấp (Chắnh phủ, 2015b).
Thứ tư: Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan (Chắnh phủ, 2015b).
2.1.5 Trách nhiệm của các tổ chức tham gia quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng công trình xây dựng
* Ủy ban nhân dân huyện
- Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng theo phân cấp (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm tra công tác nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình, giám định chất lượng công trình, giám định nguyên nhân các sự cố đối với công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố công trình xây dựng theo quy định (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Báo cáo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
* Ủy ban nhân dân cấp xã
- Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình do mình quyết định đầu tư, các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau (bao gồm cả nguồn vốn đóng góp, huy động của nhân dân) trên địa bàn (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Thực hiện báo cáo sự cố công trình và giải quyết sự cố trên địa bàn theo quy định (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Thực hiện việc việc giám sát cộng đồng theo quy định (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).